Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Nguyễn Huy Tưởng

Các em cùng soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để thấy được tài năng của Nguyễn Huy Tưởng trong việc xây dựng những mâu thuẫn, xung đột kịch gay gắt, kịch tính giữa lợi ích của quần chúng nhân dân với quan điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô – người nghệ sĩ tài hoa nhưng mải mê đắm chìm trong sáng tác nghệ thuật cao siêu mà quên mất đi cuộc sống thực tế xung quanh.

SOẠN BÀI VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI, ngắn 1

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Nguyễn Huy Tưởng sinh 6 – 5 – 1912 trong một gia đình nhà nho ở Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).
- Sớm tham gia cách mạng và phong trào văn hoá cứu quốc.
- Nguyễn Huy Tưởng còn là đại biểu quốc hội khoá I.
2. Sự nghiệp thé:
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn thành công với nhiều thể loại văn học, cụ thể:
- Kịch: Vũ Như Tổ (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948).
- Kịch bản phim Luỹ hoa (1960).
- Tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với thủ đô (1961).
- Kí: Kí sự Cao Lạng (1951)...
3. Phong cách
- Ông nổi tiếng với các tác phẩm viết về đề tài lịch sử.
- Ông có đóng góp lớn ở thể loại tiểu thuyết và kịch.
- Lối viết giản dị mà sâu sắc, trong sáng mà thâm trầm đã làm nên văn phong Nguyễn Huy Tưởng.
II. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng đài"
1. Xuất xứ
- Vĩnh biệt Cửu Trùng đài nằm trong hồi V (Một cung cấm) của vở bi kịch lịch sử Vũ Như Tô, viết xong vào mùa hè năm 1941.
2. Nội dung chính của tác phẩm Vũ Như Tô
– Kiến trúc sư tài ba Vũ Như Tô bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc với các cung nữ.
– Là nghệ sĩ chân chính, bất chấp lời đe dọa tính mạng của Lê Tương Dực nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu xây dựng Cửu Trùng Đài cho y.
- Cung nữ Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô nên lợi dụng quyền thế và tiền bạc của tên hôn quân để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài kì vĩ khiến nghìn năm sau người đời còn ngưỡng mộ.
- Vũ Như Tô chấp nhận xây đài. Ông dồn hết tâm trí để dựng lên tòa đại thật uy nghi, tráng lệ. Việc xây đài của ông vô tình đã gây nên biết bao tai họa cho dân.
- Để có kinh phí xây dựng, triều đình đã tăng sưu thuế, bắt thợ giỏi, trừng trị nặng nề những người chống lệnh. Dân chúng căm phẫn vua vì làm cho dân cùng, nước kiệt. Thợ căm thù Vũ Như Tô vì ông cho chém những người bỏ trốn và vì có nhiều người chết do tai nạn..
- Đài gần xây xong thì cũng là lúc mâu thuẫn giữa các bên trở nên sâu sắc, không thể điều tiết..
- Lợi dụng tình hình đó, quận công Trịnh Duy Sản cầm đầu phe đối lập trong triều dấy binh nổi loạn, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng Đài.
3. Kịch lịch sử hay bi kịch?
- Vở kịch lấy cốt truyện từ lịch sử, dưới thời phong kiến trong khoảng 1516 - 1517.
- Nhưng mục đích của nó không tái hiện lịch sử và đề cao tinh thần, đạo đức của dân tộc,... như loại kịch lịch sử thường làm mà hướng vào bi kịch của nghệ sĩ Vũ Như Tô, người dựng xây cái đẹp và tận mắt chứng kiến sự hủy diệt cái đẹp đó. Do vậy, đây đích thực là một vở bi kịch.
3. Ý nghĩa nhan đề của đoạn trích
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cũng là vĩnh biệt vẻ đẹp cao siêu, lí tưởng mà con người (trong những hoàn cảnh nhất định) khó lòng đạt tới. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cũng nhằm kết thúc mọi oán thán, hận thù của con người do nó mà trở nên lao khổ hay độc ác.
- Nhan đề tác phẩm chứa đựng nhiều ẩn ý nhưng cũng là một lời chào vĩnh biệt trực tiếp sự huỷ diệt của đài Cửu Trùng.
. 4. Mâu thuẫn cơ bản của đoạn trích
- Mâu thuẫn giữa người dân lầm than và tầng lớp vua chúa sống xa hoa phè phỡn. Do yêu cầu xây dựng Cửu Trùng Đài của hôn quân Lê Tương Dực mà cuộc sống dân nghèo và thợ thuyền càng trở nên cùng cực.
- Bao trùm và phát sinh từ mâu thuẫn trên là mâu thuẫn lớn hơn, mâu thuẫn chính của vở kịch là mâu thuẫn giữa quan niệm, ước vọng nghệ thuật duy mĩ, lí tưởng với lợi ích thiết thân đời thường của nhân dân. Cửu Trùng Đài nguy nga tráng lệ có thể “khiến dân ta ngàn thu còn hãnh diện” nhưng ngay trước mắt cũng lại khiến dân ta đói rét lầm than.
- Vở kịch kết thúc khi mâu thuẫn chưa được giải quyết.
- Đan Thiềm và Vũ Như Tô, người sáng tạo cái đẹp và người trân trọng tài năng đều bị hại chết. Toà thành xây bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân bị đốt cháy. Như vậy ước vọng của người nghệ sĩ còn đang dở dang đã tan thành mây khói nhưng cũng không vì thế mà người dân thoát khỏi cảnh lầm than.
- Đây cũng là điều mà bản thân tác giả không lí giải, giải quyết được khi bộc lộ băn khoăn “Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô?”.
- Có lẽ chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, nửa kia lại thuộc về phía quần chúng nhân dân.
5. Lập bảng xác định vai của các nhân vật.
soan bai vinh biet cuu trung dai nguyen huy tuong
6. Đặc điểm nhân vật
a. Vũ Như Tô
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài hoa, khát khao sáng tạo và cống hiến,
- Gắn bó với nhân dân, không ham hố quyền lợi, Vũ Như Tô thực sự là một nghệ sĩ chân chính.
- Nhưng ông cũng là con người bi kịch khi song hành trong mình khát khao lí tưởng với những lầm lạc trong suy nghĩ, sự thoát li khỏi hoàn cảnh thực tế. Không dung hoà được cả hai điều trong cùng một hoàn cảnh chính là bi kịch của Vũ Như Tô.
b. Đan Thiềm
- Đó là người phụ nữ trọng tài. Bà cũng là người phụ nữ hiểu biết, sống tiết nghĩa, giàu cảm xúc. Đan Thiềm sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình để bảo vệ người tài. Bà yêu và trọng cái đẹp đến đau đớn tâm can khi “Đài lớn tan tành!”.
- Trong lời đề tựa vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Vậy “bệnh Đan Thiềm” là gì? Đó là bệnh đam mê nghệ thuật, tôn thờ cái đẹp và kính phục "tài trời”.
c. Có thể nói Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những tâm hồn đồng điệu không gặp đúng thời thế.
- Bi kịch lớn nhất của đời họ là
+ Một là người đam mê sáng tạo cái đẹp, một là kẻ trọng tài nhưng tại thời điểm của vở kịch, Vũ Như Tô và Đan Thiềm cùng gặp chung một bi kịch..
+ Đó là sự bất lực trước những mâu thuẫn không thể giải quyết được của ước vọng bản thân và hiện thực xã hội.
7. Trong hồi V, thời điểm nào đánh dấu xung đột kịch đã lên tới đỉnh điểm?
- Xung đột lên tới cao trào trong ba lớp cuối của đoạn trích:
+ Lớp VII: Đan Thiềm bị bắt.
+ Lớp VIII: Vũ Như Tô bị bắt đưa ra pháp trường.
+ Lớp IX: Cửu Trùng Đài cháy trong sự đau khổ đến điên loạn của Vũ Như Tô.
8. Nhịp điệu của đoạn trích
- Nhịp điệu văn bản rất nhanh, dồn dập. Điều này được tạo ra do một số yếu tố sau đây:
+ Hồi V, cũng là hồi cuối của vở kịch nên xung đột kịch được đẩy đến cao trào.
+ Câu cầu khiến và câu mệnh lệnh được sử dụng với số lượng lớn nên hơi văn rất gấp gáp.
+ Phụ để miêu tả ngoài lời thoại kịch tập trung nhấn mạnh sự nguy biến của tình hình (thở hổn hển, lật đật, tiếng quân ầm ầm, nóng ruột giậm chân gắt...).
9. Bài học người nghệ sĩ rút ra từ bi kịch của Vũ Như Tô
- Nghệ thuật không được thoát li khỏi hiện thực, phải gắn liền nghệ thuật với cuộc sống.
- Những ước vọng nghệ thuật cao đẹp của người nghệ sĩ phải gắn liền với và thích hợp với lợi ích thiết thực của nhân dân.

Chi tiết nội dung phần Soạn bài Thương vợ đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm ôn luyện môn Ngữ Văn 11 tốt hơn.

B. TỰ LUẬN
1. Bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài”.
Gợi ý làm bài
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba: “tài kia không nên để uổng. ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai điểm tô nữa”, “đừng để phí tài trời”.
- Nhưng Vũ Như Tô vì quá khao khát đam mê chìm đắm trong cái đẹp mà trở nên mơ mộng, ảo vọng. Ngay cả khi sự thật phũ phàng của cơn biến loạn dội đến, Đan Thiềm cố gắng kéo ông ra khỏi giấc mơ bằng thông tin “loạn đến nơi rồi”, bằng thái độ của dân chúng khốn khổ điêu linh đối với ông “ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khí hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông” Vũ Như Tô vẫn không “tỉnh”, ông cho là “họ hiểu nhầm”.
- Tận mắt chứng kiến Nguyễn Vũ tự sát, tên nội giám thông báo kẻ phá, người đốt Cửu Trùng Đài, họ Vũ vẫn cho là điều “Vô lí”.
- Nghe tiếng quân reo tìm mình để phanh thây, Vũ Như Tô đấu lí với số phận và cuộc đời: có lí gì để họ giết tôi. Đứng trước quân khởi loạn gươm giáo sáng loè, nhìn Đan Thiềm tuyệt vọng “Đài lớn tan tành. Xin cùng ông vĩnh biệt”, “mơ mộng” lại làm cho Vũ Như Tô trấn tĩnh: “Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một toà đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ”.
- Bị ra lệnh dẫn về trình chủ tướng, Vũ Như Tô đầy hi vọng sẽ có thể phân trần giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ông dường như không hề nghe thấy tiếng cười ầm và lời quát của quân lính “mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó? Người ta oán mày hơn oán quỷ”. Ông vẫn say sưa giấc mơ Cửu Trùng Đài: “Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai...”
- Chỉ đến khi kinh thành phát hoả, quân lính cho hay đó là lệnh của An Hoà Hầu, tận mắt chứng kiến “ánh lửa, sáng rực cả tàn than, bụi khói bay vào”, Vũ Như Tô mới rú lên kinh hoàng, tuyệt vọng: Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Rơi xuống từ một Cửu Trùng Đài vời vợi độ cao của mơ mộng ảo vọng, nỗi đau vỡ mộng trong Vũ Như Tô hoá thành tiếng kêu bị thiết, não nùng, khắc khoải.
- Đài Cửu Trùng đã biến thành một đài lửa rừng rực trong kinh thành Thăng Long đầy biến động. Vũ Như Tô đã chết trước khi ra pháp trường. Mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài tất cả nối tiếp nhau dội xuống những thanh âm của đau thương, tang tóc. Nỗi đau mất mát đã hoà vào làm một, trở nên tột cùng. Thanh âm ấy trở thành chủ âm dội ngược vào toàn bộ phần trước của vở kịch.
- Bi kịch Vũ Như Tô đã thức tỉnh ý thức của chúng ta về vấn đề muôn thuở. mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
2. Phân tích các mâu thuẫn cơ bản trong đoạn trích
Gợi ý làm bài
a. Mâu thuẫn thứ nhất
– Nhân dân lao động khốn khổ lầm than>+ Quá trình phát triển của mâu thuẫn này đã chỉ ra tính chất tất yếu của hồi thứ năm. Vua cho xây Cửu Trùng đài tráng lệ là để mình cùng Kim Phượng và lũ cung nữ ăn chơi hưởng lạc. Trong những hồi trước, giữa tiếng đá đổ ghê người trên công trường xây dựng, nhiều người thợ không thể lấy được xác, mùi xú uế bốc lên, thế mà vẳng từ xa lại vẫn là tiếng đàn địch, tiếng vua và lũ cung nữ đánh trận giả trên hồ Tây. Như vậy hỏi làm sao lại không loạn, không biến? Đây là lúc tức nước vỡ bờ, dân nổi can qua, các phe cánh nổi lên như ong, trong triều, ngoài nội, đâu đâu cũng loạn. Mâu thuẫn đã phát triển thành xung đột, thành cao trào. Kết quả: hôn quân Lê Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết. Nguyễn Vũ tự sát trong trò hề ngu trung, hoàng hậu nhảy vào lửa, Kim Phượng và đám cung nữ bị bắt bớ, nhục mạ. Cửu trùng đài, hiện thân cho tham vọng ăn chơi của Lê Tương Dực bị đốt thành tro.
b. Mâu thuẫn thứ hai.
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này âm ỉ, nhưng không kém phần khốc liệt, căng thẳng. Nhất là khi nó kết hợp với mâu thuẫn thứ nhất đẩy tình huống kịch lên đến cao trào. Cái chết của Đan Thiềm, Vũ Như Tô, đài Cửu Trùng trở thành hoả đài đã cho thấy tính căng thẳng, khốc liệt của mâu thuẫn đó.
- Quân khởi loạn đã kéo Vũ Như Tô ra pháp trường, thiêu rụi Cửu Trùng đài như là một chiến thắng lớn. Dân chúng vui mừng, hò reo, họ cười nhạo những điều cao siêu mà họ Vũ theo đuổi. Nhận thức của nhân dân về Vũ Như Tô vẫn không có gì thay đổi. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều lần Đan Thiềm nhấn đi nhấn lại câu nói: họ nông nổi, họ không phân biệt phải trái, họ không hiểu công việc của ông. Và chính Vũ Như Tô cũng nói “Các người không hiểu được ta”. Ông giục giã quân phản loạn đưa mình ra pháp trường vì quá đau đớn trước sự thực nghiệt ngã.
- Có lẽ đứng trước pháp trường, Vũ Như Tô cũng không bao giờ trả lời được câu hỏi “ta tội gì” khác với câu trả lời trước đó của ông "Ta không có tội”. Bởi lẽ ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, hết mình phụng sự cái đẹp. Vũ không đứng về phía Lê Tương Dực nhưng lại muốn mượn uy quyền tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình.
- Lợi ích nghệ thuật mà Vũ theo đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân. Kết thúc trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hoà của mâu thuẫn. Trên thực tế, đó là mâu thuẫn muôn thuở. Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải? Chính tác giả cũng băn khoăn vì điều đó. Chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, nửa kia lại thuộc về phía quần chúng nhân dân.

 

SOẠN BÀI VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI, ngắn 2

Câu 1: 

- Mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây và tên bạo chúa Lê Tương Dực.
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu với sự lầm than của nhân dân
⟹ Hai mâu thuẫn trực tiếp, tác động lớn đến diễn biến chương V của vở kịch.
 
Câu 2: 
- Vũ Như Tô: Say sưa với nghệ thuật, quên đi thực tế xung quanh. Khi kinh thành bị cháy ông vẫn chưa thức tỉnh, chỉ khi công trình bị thiêu rụi ông mới kêu lên thảm thiết.
- Đan Thiềm: Yêu cái đẹp , quý trọng người tài
 
Câu 3: 
Mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và cuộc sống lầm than của nhân dân được giải quyết khi dân chúng nổi dậy giết chết Vũ Như Tô, phá tan Cửu Trùng Đài. Thế nhưng, đến phút cuối Vũ Như Tô vẫn không nhận ra sai lầm của chính bản thân.
⟶ Người nghệ sĩ thực thụ không chỉ là người có những lí tưởng cao đẹp mà lí tưởng ấy phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
 
Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích 
Xây dựng mâu thuẫn đầy kịch tính
Ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù, chân thực, sinh động
Xây dựng hệ thống nhân vật đặc sắc, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật
Lớp kịch liền mạch, logic.
 

--------------------HẾT----------------------

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là một nội dung, bài học hay trong SGK . Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản cùng với phần Soạn bài Tình yêu và thù hận để học tốt hơn

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Phân tích nhân vật Chí Phèo qua truyện ngắn Chí Phèo nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-vinh-biet-cuu-trung-dai-nguyen-huy-tuong-39078n.aspx

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài
Dàn ý phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Sơ đồ tư duy Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn
Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai vinh biet cuu trung dai

, soan van bai vinh biet cuu trung dai, soan van vinh biet cuu trung dai,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11

    Đối với tổ chức chương trình 20/11 thì kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11 là việc làm không thể thiếu được. Không chỉ giúp bạn chủ động tổ chức mọi thứ mà kịch bản này góp phần không nhỏ vào sự thành công của chương trình, từ đó giúp chương trình tôn vinh các thầy cô giáo diễn ra suôn sẻ, thành công hơn.