Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Các em hãy cùng tham khảo nội dung Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội để được hướng dẫn về cách viết một bài nghị luận xã hội cũng như có thêm những ý tưởng hay cho bài viết của mình.

SOẠN BÀI VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ MỘT: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1. Đề 1: Đọc truyện “Tấm Cám”, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Gợi ý làm bài
- Xưa và nay, cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu tùy theo những mức độ khác nhau luôn tồn tại trong xã hội và trong chính bản thân con người. Cần phải luôn cảnh giác và có thái độ quyết liệt với chúng thì cuộc sống con người mới trở nên tốt đẹp hơn.
- Từ xa xưa, câu chuyện về hai chị em Tấm, Cám đã cho chúng ta bài học quý báu về cuộc chiến đầy cam go để giữ gìn phẩm giá, bảo vệ cái thiện và người tốt khỏi sự bức hại và tác oai tác quái của kể xấu.
- Tấm là nhân vật tốt, tượng trưng cho lẽ thiện trên đời. Ngược lại Cám là nhân vật xấu, điển hình cho kẻ ác. Khi còn sống cuộc đời lam lũ của một thôn nữ, Cám với sự trợ giúp của người mẹ độc ác đã bộc lộ những hành vi không thể chấp nhận với Tấm. Cám không chỉ tước đoạt giỏ cá của Tấm mà sau đó còn giết cả bống, người bạn duy nhất của Tấm trên đời.
- Đỉnh điểm của thói đố kị và ganh ghét của kẻ xấu là âm mưu chiếm đọt ngôi vị hoàng hậu của Tấm. Để làm được điều đó, mẹ con Cám tìm cách giết chết Tấm. Cái chết của Tấm vừa tố cáo hành vi đốn mạt của mẹ con Cám vừa cho thấy tâm hồn của Tấm vẫn luôn thánh thiện, tin tưởng vào con người ngay cả khi kẻ đó hành hạ mình không biết đến bao nhiêu lần.
- Cảm động trước con người lương thiện chịu nhiều thua thiệt, Bụt đã hiện lên giúp Tấm. Nhờ có sự giúp đỡ đó, cô gái thảo hiền đã trở thành hoàng hậu. Nhân vật Bụt trong truyện cho thấy ước mơ và khát vọng về lẽ công bằng của những người dân thấp cổ bé miệng. Tấm được làm hoàng hậu đồng nghĩa với việc cải thiện đã chiến thắng cái ác, người tốt đã khuất phục được người xấu.
- Nhưng trong cuộc sống, cái ác đâu dễ bị tiêu trừ. Cái ác luôn ngấm ngầm theo dõi cái thiện chờ cơ hội để thực hiện hành vi đồi bại của mình. Không chỉ giết chết Tấm, Cám còn liên tục hủy hoại Tấm để xóa sổ hoàn toàn hình ảnh | Tấm trên cuộc đời. Từ chim vàng anh đến quả thị là hành trình gian nan mà Tấm phải vượt qua sự giết hại tàn độc của Cám. Qua quá trình hóa thân đó, để khẳng định mình. chúng ta bắt gặp một cô Tấm kiên cường, trực diện đấu tranh với cái xấu, cái ác
- Con đường đi đến chiến thắng của Tấm là con đường tự tranh đấu và không khoan nhượng với cái xấu. Ngày nay cũng vậy, cái xấu cũng đang tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Sự lười biếng lao động, xao nhãng học hành, nói dối và thiếu lễ độ với người trên,... là những điều chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống học đường. Chúng ta không thể trông chờ một ông Bụt nào đó cứu giúp mà phải tự mình nhận thức được vấn đề và tự mình phấn đấu vợt qua như cách Tấm đối đầu với cái ác của mẹ con Cám.
- Cải thiện sẽ chiến thắng cái ác, nhưng điều đó không thể dễ dàng xảy ra mà cần phải có sự vẫn động và nỗ lực của cá nhân. Có như thế thì cuộc sống con người sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

2. Đề 2: Trình bày ý kiến của anh (chị) về phương châm “Học đi đôi với hành”.

Gợi ý làm bài
- Học ở đây có nghĩa là học lý thuyết, học các tri thức nhân loại được đúc kết trong sách vở. Học các lí thuyết về khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Chẳng hạn học cách tính diện tích của một khu đất, học cách sử dụng hải đồ đi biển, học cách chế tạo và sử dụng máy vi tính,... đồng thời cũng học cách đối nhân xử thế, cách hành xử của một người có văn hoá, có giáo dục,...
- Hành có nghĩa là thực hành. Thực hành những gì đã được tiếp thu từ lí. thuyết. Bản thân lí thuyết không thể tạo ra sản phẩm (cả vật chất lẫn tinh thần) cho xã hội. Lí thuyết cần phải qua thực hành, cần phải qua ứng dụng trong cuộc sống thì mới có thể đem lại những giá trị nhất định, thiết thực và cụ thể.
- Giữa việc học và hành có mối quan hệ khăng khít. Không học thì chẳng thế nào hành được. Ngược lại, chính nhờ hành mà việc học mới có thể được. nâng cao, tích luỹ thêm nhiều lí thuyết, kinh nghiệm.
- Vậy nên, trong đời sống cũng như trong lao động, học luôn gắn bó với hành và không thể nào tách rời nhau.

---------------------HẾT----------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Tự tình và cùng với phần Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương để học tốt hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu thêm về nội dung phần Soạn bài Thương vợ và bài Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-lam-van-so-1-nghi-luan-xa-hoi-38485n.aspx

Tác giả: Chipu     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Soan bai Viet bai lam van so 1 Nghi luan xa hoi trang 14 sgk ngu van 11

, viet bai tap lam van so 1 lop 11 nghi luan xa hoi,

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Chào tháng 12, câu nói, hình ảnh hay về tháng cuối năm

    Không khí se lạnh của tháng 12 báo hiệu những khoảnh khắc cuối cùng của năm đang dần khép lại. Đây cũng là thời khắc để nhìn lại, gửi lời chào tháng