Tài liệu soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho các em học sinh cách làm một số đề văn nghị luận văn học giúp em bổ sung cho mình các kĩ năng cũng như kiến thức cần thiết, chuẩn bị cho giờ học Tập làm văn trên lớp sắp tới.
Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học, lớp 11
1. So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích:
Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
...
Êm đềm tướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Gợi ý:
- So sánh tài sắc Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả Thúy Vân bằng những câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời,
...
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
→ Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.
- Vân đã đẹp, Kiều càng được tả đẹp hơn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
...
Sắc đành đòi một tài đành đòi hai.
→ Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Cầm, kỳ, thi họa. Không chỉ vậy, Kiều là con người đa sầu đa cảm:
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
- Tả Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan trắc trở sau này.
2. Giữa Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình.
Gợi ý:
- Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai người cùng thời. Họ sống trong buổi đầu của thời đại thực dân nửa phong kiến ở nước ta với bao nhieu điều nhố nhăng, bất công, tàn ác,...
- Cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương có chung nỗi niềm, đó là sự đau xót và căm ghét thực tại xã hội đương thời. Thế nhưng hoàn cảnh sống và thân thế của hai người khác nhâu, khiến cho giọng thơ của họ có những điểm khác nhau khá rõ:
+ Nguyễn Khuyến đỗ đạt cao, có khoa danh, từng làm quan,... bởi thế mà nụ cười châm biếng trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính chất nhẹ nhàng, thâm thúy.
+ Trong khi đó, Tú Xương thì đi thi tới tám lần mà chỉ đỗ tú tài, không được bổ dụng, cảnh nhà thì nheo nhóc, túng thiếu khiến cho giọng thơ châm biếm của Tú xương mạnh mẽ, cay độc.
3. Viết một bài văn về vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyến Đình Chiểu.
- Hình ảnh người nghĩa binh nông dân hiện lên với những nét chất phác, giản dị, đúng là những người không quen chiến đấu.
- Họ vùng lên một cách hồn nhiên bởi lòng yêu quê hương đất nước nhưng rất mực nghĩa khí và với một tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm.
- Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.
4. Viết một vài điều anh chị thấm thía nhất qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu: Đây là một tấm gương sang về ý chí và nghị lực sống, lòng yêu thương, thương dân và tinh thần bất khất trước kẻ thù.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Lòng yêu nước thương dân được thể hiện rõ trong thơ văn của ông, nó mang một màu sắc rất riêng, giản dị mà khiêm tốn, chân thực mà sâu sắc.
Thực hành thành ngữ, điển cố là bài học nổi bật trong Tuần 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 11, học sinh cần Soạn bài Thực hành thành ngữ, điển cố, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK
Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 11
- Soạn bài Hai đứa trẻ
- Soạn bài Ngữ Cảnh
Những bài văn mẫu lớp 11 hay được tổng hợp nhằm mục đích là hỗ trợ, giúp các em học sinh biết cách làm văn, hiểu rõ đề bài cũng như có ý tưởng phát triển ý và sắp xếp ý hợp lý. Hi vọng những bài
Văn mẫu lớp 11 được Taimienphi.vn tổng hợp sẽ giúp các em học tốt môn Văn hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-lam-van-so-3-nghi-luan-van-hoc-38157n.aspx