Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Với những hướng dẫn chi tiết, soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng dưới đây sẽ giúp các em mở rộng kiến thức tiếng Việt qua việc thực hành trả lời những câu hỏi định hướng trong SGK.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, Ngắn 1

Câu 1:
a. Từ lá được sử dụng theo nghĩa gốc: Lá chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, thường có màu xanh, thường có dáng mỏng
b. Các trường chuyển nghĩa của từ “lá”:
- Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá ở đây được dùng với các từ để chỉ bộ phận cơ thể người, động vật có hình dáng giống lá cây.
- Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: những từ lá ở đây được dùng với các thừ chỉ vật bằng giấy.
- Lá cờ, lá buồm: từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.
- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: từ lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…có bề mặt mỏng như lá cây.
- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng kim loại, vó bề mặt dát mỏng.
=> Từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung: Các vật này có điểm giống nhau: hình dạng mỏng, dẹt, có bề mặt hoặc có cuống (như lá cây) – mang nét nghĩa tương đồng.

Câu 2:
Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ cơ thể người, nhưng có thể được chuyển nghĩa để chỉ cả con người như: tay, chân, đầu, mặt, miệng, lưỡi…- Anh ấy là một tay súng cừ khôi.
- Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường.
- Nó có chân trong đội tuyển của trường.
- Nhà ông ấy có năm miệng ăn.
- Đó là gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam.
- Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra.
- Nó cứng đầu lắm.
- Bác Hồ có một trái tim rất nhân hậu.
Nhận xét: Đều lấy bộ phận cơ thể để chỉ con người sử dụng với nghĩa chuyển (hoán dụ).

Câu 3:
Các từ chỉ vị giác: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi… các từ này chuyển nghĩa để chỉ
- Đặc điểm của âm thanh lời nói:
+ Nói ngọt lọt đến xương.
+ Một câu nói chua chát.
+ Những lời mời mặn nồng, thắm thiết.
+ Ông ấy nói nghe cũng bùi tai quá.
+ Nó kể chuyện nghe rất nhạt
- Mức độ của tình cảm, cảm xúc:
+ Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.
+ Chuyện tình cảm của tôi đã trải qua bao đắng cay, ngọt bùi.
+ Lời cô ấy nói nghe thật bùi tai.

Câu 4:
- Từ “cậy” và “nhờ” là từ đồng nghĩa, giống nhau về nghĩa: mong muốn người khác giúp mình một việc gì đó. Nhưng “cậy” khác “nhờ” ở nét nghĩa, “cậy” thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ của người khác.
- Từ chịu đồng nghĩa với nhận, nghe, vâng, đều chỉ sự đồng ý, chấp thuận với lời người khác.
+ Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường. Vẫn còn có thể từ chối từ.
+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
+ Chịu lời: thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý.

Câu 5:
a. Chọn “canh cánh”, vì:
- Các từ khác nếu dùng chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm.
- Từ canh cánh: khắc hoạ rõ nét tâm trạng day dứt triền miên, nhớ nhung trong tâm hồn Bác.
b. Dùng từ “liên can”
c. Các từ: bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn nhưng khác nhau ở chỗ:
- Bầu bạn có nghĩa khái quát.
- Bạn hữu: nghĩa cụ thể, bạn thân thiết không phù hợp để nói về mối quan hệ giữa các quốc gia.
- Bạn bè: nghĩa khái quát, sắc thái thân mật.

 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 11

- Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, Ngắn 2

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, Trong câu thơ lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến – Thu điếu), từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt.
b, Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau:
- lá gan, lá phổi, lá lách, ... từ lá được dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
- lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài, ... từ lá được dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
- lá cờ, lá buồm, ... từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.
- lá cót, lá chiếu, lá thuyền... từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ, ...
- lá tôn, lá đồng, lá vàng, ... từ lá dùng với các từ chỉ kim loại.
Trong các trường hợp trên, từ lá tuy được dùng với các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung:
- Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm tương đồng: đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt, có bề mặt như cái lá cây.
- Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Đặt câu với các từ chỉ bộ phận cơ thể người (tay, chân, mặt, miệng...) mang nghĩa chỉ cả con người:
- Nhờ sự chăm chỉ và cống hiến hết mình trong học tập cũng như trong các hoạt động Đoàn thể, anh ấy đã trở thành gương mặt tiêu biểu của trường.
- Một mình bác ấy làm việc để nuôi bốn miệng ăn.
- Anh ấy là một chân trụ vững chắc của cả đội bóng.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Các từ chỉ vị giác có khả năng chuyển sang chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc: mặn, ngọt, chua, cay, đắng...
Đặt câu:
- Chị ấy còn trẻ mà phải gặp những cơ cực, cay đắng của cuộc đời.
- Cô ấy có một giọng nói ngọt như mía lùi.
- Anh ấy nói chuyện một cách khinh bỉ, chua chát.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
- Từ đồng nghĩa với từ cậy là từ nhờ, giúp... các từ này đều có sự giống nhau về nghĩa. Nhưng từ cậy khác từ nhờ, giúp ở nét nghĩa: dùng từ cậy thể hiện được niềm tin và hiệu quả giúp đỡ từ người khác.
- Từ đồng nghĩa với từ chịu là từ nhận, nghe.... Các từ này đều mang nghĩa chung đó là sự đồng ý, sự chấp nhận với người khác. Tuy vậy:
+ Từ chịu thuận theo người khác theo một lẽ nào đó mà mình không thể không từ chối được.
+ Từ nhận là sự tiếp nhận đồng ý một cách bình thường.
+ Nghe: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, Chọn từ canh cánh vì: từ này khắc họa tâm trạng triền miên của Bác. Khi kết hợp với từ canh cánh thì cụm từ làm chủ ngữ “Nhật kí trong tù” được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người Bác Hồ.
Các từ khác, chỉ nối đến một tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của tập thơ Nhật kí trong tù.
b, Trong các từ đã cho, chỉ có thể dùng từ dính dấp hoặc liên can vào trong trường hợp này. Các từ còn lại không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.
c, Trong trường hợp này cần dùng từ bạn. các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ở chỗ:
- bầu bạn: mang nghĩa khái quát, chỉ tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi, mang tính khẩu ngữ. Với câu đã nêu chủ ngữ “Việt Nam” (số ít, trang trọng) nên không thể dùng từ bầu bạn.
- bạn hữu: mang nghĩa cụ thể, gần gũi nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
- bạn bè: vừa có nét khái quát vừa có sắc thái thân mật, suồng sã nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.

 

Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, Ngắn 3

Câu 1: 

a. Trong câu thơ :
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
(Nguyễn Khuyến – Thu điếu)
Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc: Chỉ một bộ phận của cây, ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có gân trên bề mặt.
b. Từ “lá” trong tiếng Việt con được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau trong những trường hợp:
Lá gan, lá phổi, lá lách,…→ Chỉ bộ phận trên cơ thể con người
Lá thư, lá đơn, lá thiếp,…→ Chỉ vật mỏng bằng giấy dùng để truyền thông tin.
Lá cờ, lá buồm,…→ Chỉ các vật mỏng làm bằng vải, theo mảnh.
Lá cót, lá chiếu, lá thuyền,… → Chỉ vật được làm bằng tre, nứa
Lá tôn, lá đồng, lá vàng,…→ Chỉ vật làm bằng kim loại

Câu 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, óc, tim,..) có thể chuyển nghĩa  để chỉ cả người.
Đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.
Ví dụ:
- Cậu ấy là kẻ cứng đầu
- Anh ta là một chân sút nổi tiếng của đội bóng
 
Câu 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa để chỉ đặc điểm âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển. 
- Các từ chỉ vị giác: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, bùi,…
- Đặt câu với mỗi từ theo nghĩa chuyển:
+ Chua ⟶ Giọng của cậu ấy nghe thật chua chát
+ Ngọt ⟶ Anh ấy có chất giọng rất ngọt ngào 
+ Bùi ⟶ Bạn ấy nói nghe bùi tai quá. 
+ Cay đắng ⟶ Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình.
 
 Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ “cậy”, “chịu” trong câu thơ:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Từ đồng nghĩa với từ “cậy” là từ “nhờ”.
- Từ đồng nghĩa với từ “chịu” là từ “nhận”. 
Giải thích lí do tại sao tác giả chọn dùng từ “cậy”, từ “chịu” mà không dùng các từ đồng nghĩa  với mỗi từ đó.
- Nếu thay các từ gốc bằng các từ đồng nghĩa thì sắc thái ý nghĩa của câu thơ sẽ hoàn toàn thay đổi. 
- “Cậy” không chỉ đơn thuần là nhờ mà còn cho thấy sự khẩn cầu, sự gửi gắm cả tấm lòng của Thúy Kiều đối với Thúy Vân. 
- “Chịu” không chỉ là nhận mà còn hàm ý không còn sự lựa chọn nào khác.
⟶ Từ “chịu, cậy” thể hiện được sự tinh tế của Kiều, đồng thời là sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du. 
 
Câu 5: 
a.  Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.
⟶ Từ “canh cánh” khắc họa một tâm trạng triền miên của nỗi nhớ
b. Anh ý không dính dấp gì đến việc này
⟶ Từ “dính dấp” là phù hợp nhất cả về nghĩa và sự kết hợp ngữ pháp.
c. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
⟶ Từ “bạn” chỉ người bạn thân thiết
 
------------------------HẾT-------------------------

Bài học nổi bật tuần 4, cùng học và Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-ve-nghia-cua-tu-trong-su-dung-lop-11-37920n.aspx

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - KNTT
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 ngắn gọn - Ngữ văn 7 - KNTT
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực, tự trọng
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Từ khoá liên quan:

soan bai thuc hanh ve nghia cua tu trong su dung

, soan van bai thuc hanh ve nghia cua tu trong su dung lop 11, bai soan sieu ngan thuc hanh nghia cua tu trong su dung,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài tập các dạng thức của động từ Tiếng Anh

    Bài tập về động từ tiếng Anh

    Động từ chính là một từ loại quan trọng giúp cấu thành một câu trong tiếng Anh, vì vậy, các bạn cần phải học tốt nội dung này để có được nền tảng học tốt phần ngữ pháp về sau, trong đó, bài tập các dạng thức của động từ ...

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Quay thử thần tài KQXS 3 miền, dự đoán con số may mắn

    Quay thử thần tài đang được nhiều người chơi xổ số lựa chọn để thử vận may. Bài viết này, Tải Miễn Phí sẽ hướng dẫn cách quay thử XSMB, XSMN và XSMT,