Soạn bài Ngữ Cảnh

Hướng dẫn soạn bài Ngữ cảnh dưới đây sẽ giúp các em hiểu được khái niệm, các nhân tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh. Qua việc giải quyết những vấn đề được đưa ra trong bài học, các em sẽ biết cách vận dụng lí thuyết vào làm những bài tập cụ thể.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Soạn bài Ngữ Cảnh, ngắn 1

A. Kiến thức lý thuyết
Các em học sinh tự đọc phần I, II, III trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 ở trang 102 – 105.

B. Hướng dẫn giải bải tập phần Luyện tập
Câu 1: (trang 106 SGK Ngữ Văn 11)
Trả lời:
* Trước hết, để làm được bài tập này, các em cần hiểu về ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác) bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
- Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ: Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, toàn thể nhân dân đồng lòng quyết tâm đánh giặc.
- Hoàn cảnh cụ thể ra đời bài văn: Nhân sự kiện nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh trong trận đánh tập kích đồn Pháp ngày 16/ 12/ 1861, Nguyễn Đình Chiểu nhận được lệnh của tuần phủ Gia Định – Đỗ Quang viết bài tế để tưởng nhớ 20 nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận phản công của địch.

* Chi tiết miêu tả trong hai câu văn:
- Dân chúng lo sợ khi nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng chim kêu, nhìn thấy cây cỏ thôi cũng tưởng quân giặc đuổi đánh => Tin giặc sắp tới lan truyền khắp nơi, tình thế cấp bách nhưng vẫn chưa nhận được lệnh đánh giặc; cảm nhận được sự nhơ nhuốc, tanh hôi, mọi rợ của thực dân Pháp.
- Nhận thấy “bòng bong” (vỉ buồm trên tàu), “ống khói” của lũ giặc cướp nước đang tới gần, lòng dân càng thêm căm hờn, uất hận thể hiện qua chi tiết “muốn tới ăn gan, cắn cổ”.

Câu 2: (trang 106 SGK Ngữ Văn 11)
Trả lời: Xem lại lý thuyết phần Hiện thực được nói tới (trang 104, SGK Ngữ văn 11, tập 1)
- Hiện thực bên ngoài: Đêm đã về khuya, tiếng trống canh vang lên dồn dập nhưng nhân vật trữ tình vẫn lẻ bóng một mình, cô đơn, lạc lõng.
- Hiện thực tâm trạng: Sự thương xót, tủi thân, ngậm ngùi cho số phận mình của kiếp “hồng nhan” trong thân phận làm lẽ.

Câu 3: (trang 106 SGK Ngữ Văn 11)
Trả lời: Các em đọc lại bài thơ Thương vợ của Tú Xương, trang 29 SGK Ngữ văn 11, tập 1.
- Hình ảnh bà Tú:
+ Công việc hằng ngày “Buôn bán ở mom sông”: Cho biết bà làm nghề buôn bán nhỏ ở ven sông với nhiều sự khó khăn, khổ cực.
+ Hoàn cảnh sống của gia đình tác giả: 5 con nheo nhóc + ông chồng là Tú Xương lận đận trong thi cử, chỉ biết học hành vác lều chõng đi thi tới 8 lần đều chỉ đậu đến bậc tú tài (bậc THPT bây giờ) cũng chẳng giúp được gì, vậy nên việc nhà và tiền sinh hoạt cuộc sống gia đình đều do bàn tay bà Tú đảm đương, gánh vác.
=> Qua đây, ta thấy được sự vất vả của bà Tú và phẩm chất tốt đẹp của bà: Đảm đang, tảo tần, yêu thương, chăm lo và hi sinh hết mình vì chồng con.

Câu 4: (trang 106 SGK Ngữ Văn 11)
Trả lời: Các em đọc kĩ lại lý thuyết phần II. Các nhân tố của ngữ cảnh (trang 103 – 105 SGK Ngữ Văn 11).
Gợi ý phân tích các nhân tố trong ngữ cảnh ở các câu thơ trích trong “Vịnh khoa thi Hương”:
- Nhân vật giao tiếp: Tú Xương – nhà thơ đồng thời là trí thức Nho học cuối thời trải qua nhiều cuộc thi nhưng không đỗ đạt cao, đã chứng kiến nhiều trò lố lăng, kệch cỡm của các khoa thi nói riêng và xã hội nói chung lúc bấy giờ.
- Bối cảnh giao tiếp:
+ Bối cảnh giao tiếp rộng: Khoa thi Hương ở đất Bắc ba năm mở một lần, khi Pháp xâm lược đã thay đổi địa điểm thi: Các sĩ tử ở Hà Nội xuống thi cùng với sĩ tử ở Nam Định.
+ Bối cảnh giao tiếp hẹp: Các câu thơ nhắc tới khoa thi Đinh Dậu năm 1897.
+ Hiện thực được nói tới:

  • Hiện thực bên ngoài: Hình thức thi cũ của triều đình đã được Pháp thay đổi, trong khoa thi này Đu-me – toàn quyền Pháp ở Đông Dương cùng vợ đến dự.
  • Hiện thực tâm trạng: Qua những hình ảnh “lọng cắm rợp trời, váy lê quét đất”, tác giả bộc lộ thái độ châm biếm, mỉa mai thói hợm hĩnh, khoa trương, lố lăng của bộ máy quan lại chính quyền Pháp ở trường thi; ẩn sau đó là sự chua xót của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan.

Câu 5: (trang 106 SGK Ngữ Văn 11)
Trả lời:
- Câu đó phải được hiểu theo nghĩa: “Bác có biết bây giờ là mấy giờ không?” hoặc “Bác cho hỏi bây giờ là mấy giờ rồi?”.
- Mục đích: Hỏi giờ.

 

Soạn bài Ngữ Cảnh, ngắn 2

I. KHÁI NIỆM NGỮ CẢNH

Ngữ cảnh là tiền đề, cơ sở cho việc vận dụng các từ ngữ vào trong việc tạo lập và lĩnh hội lời nói.
 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
- Nhân vật giao tiếp 
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Văn cảnh
 
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH 
Ngữ cảnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập lời nói. Đó chính là môi trường để sản sinh lời nói, câu văn.
 
IV. LUYỆN TẬP 
Câu 1: Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có câu viết: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, … muốn ra cắn cổ”. 
Những chi tiết được miêu tả trong đoạn văn mở ra cho chúng ta thấy hoàn cảnh tin tức giặc xâm lược kéo đến hơn mười tháng nay mà lệnh đánh giặc của quan vẫn chưa thấy đâu “trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Nhân dân đã nhận ra rõ bộ mặt tàn bạo, bất nhân, độc ác, ngang ngược của kẻ thù xâm lược đồng thời bày tỏ thái độ căm ghét quân giặc tàn bạo.
 
Câu 2: Hiện thực trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn 
Trơ cái hồng nhan với nước non. 
Hai câu thơ nói đến hình ảnh người phụ nữ cô đơn, lẻ loi mang tâm trạng xót xa, bẽ bàng cho chính mình giữa đêm khuya
 
Câu 3: 
Bà Tú là người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó, luôn yêu thương chồng con
“Một nắng hai sương” không chỉ nói lên nỗi vất vả cơ cực của bà Tú mà thông qua đó ta còn thấy được hình ảnh một người phụ nữ giàu đức hi sinh lo cho chồng, cho con
 
Câu 4: 
Nhà nước ba năm mở một khoa 
Trường Nam thi lẫn với trường Hà. 
Kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần. Chính quyền Pháp yêu cầu bắt các sĩ 
tử từ Hà Nội xuống thi chung với Nam Định → Đây là ngữ cảnh của hai câu thơ 
trên
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến 
Váy lê quét đất mụ đầm ra. 
Toàn quyền Pháp và vợ đến dự tại khoa thi → Đây là ngữ cảnh của hai câu trên
 
Câu 5: 
Ngữ cảnh của câu đó là dùng để hỏi thời gian: hiện tại là mấy giờ
Mục đích: biết chính xác thời gian để sắp xếp và chuẩn bị cho công việc.
 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 11

Soạn bài Chữ người tử tù
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-ngu-canh-38069n.aspx

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7 - KNTT
Soạn bài Trao duyên trích Truyện Kiều, Ngữ văn lớp 10
Soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Ngàn sao làm việc (Võ Quảng) ngắn nhất, Ngữ Văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Mưa xuân II, Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

soan bai ngu canh

, soan bai ngu canh ngan nhat, soan bai ngu canh ngu van 11,
SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án bài Khởi ngữ

    Giáo án ngữ văn 9 dành cho giáo viên

    Thiết kế giáo án trước khi lên lớp là một khâu quan trọng và cần thiết mà mỗi người giáo viên cần đầu tư thời gian và công sức lớn để có thể lập kế hoạch giảng dạy cho đúng đắn, thuyết phục, vậy nên nhằm giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức trong việc soạn giáo án bài Khởi ngữ, chúng tôi giới thiệu bài mẫu dưới đây để các thầy cô tham khảo.

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Câu nói hay về tháng 12, STT và Caoption ý nghĩa nhất

    Tháng cuối cùng của năm đã đến, mang theo những dư âm của niềm vui, sự tiếc nuối và cả những khát khao. Hãy để những câu nói hay về tháng 12 truyền