Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Qua nội dung soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích, các em sẽ được luyện tập với nhiều dạng bài tập khác nhau, qua đó củng cố kiến thức về thao tác lập luận phân tích và có khả năng sử dụng thành tạo thao tác lập luận này khi viết bài.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
3. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

soan bai luyen tap thao tac lap luan phan tich

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1

 

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích, Ngắn 1

Câu 1:

a. Thái độ tự ti
- Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn
- Những biểu hiện của thái độ tự ti:
+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình
+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người, có thể biểu hiện thêm về vẻ lầm lì, ít nói, ít chia sẻ
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao cũng như nêu ý kiến của bản thân

- Tác hại của thái độ tự ti:
+ Sống thụ động, không phát huy hết năng lực, sở trường vốn có.
+ Ít có sự giao lưu, học hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng.
+ Không hoà đồng, ít có đóng góp cho tập thể
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thái độ sống hợp lí: Nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người và đám đông
- Thái độ tự phụ
- Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân
+ Luôn tự cho mình là đúng, bác bỏ ý kiến cũng như sự góp ý của người khác. Sẽ có quan điểm bảo thủ, không biết lắng nghe.
+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác,
- Tác hại của thái độ tự phụ:
+ Không đánh giá đúng năng lực cũng như nhận thức của chính bản thân mình
+ Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại.
+ Không được lòng bạn bè, đồng nghiệp

c. Xác định thái độ sống hợp lí:
- Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu.
- Tiếp thu, học học những ý kiến đóng góp, những lời khuyên của mọi người xung quanh.

Câu 2:
- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình => hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh
- nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường
=> Quy cách, dáng vẻ của họ không đúng với những gì người ta tưởng tượng, mất đi vẻ quy chuẩn vốn có.
=> Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.

 

Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 11 hơn

- Soạn bài Bài ca ngất ngưởng
- Soạn bài Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên)
- Soạn bài Chạy giặc


Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích, Ngắn 2

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.

Gợi ý
a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
- Giải thích khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.
- Những biểu hiện của tự ti:
+ Không dám tin tưởng và năng lực, sở trường, sự hiểu biết,... của mình.
+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao.
- Tác hại của thái độ tự ti

b, Những biểu hiện của thái độ tự phụ
- Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân.
+ Luôn tự cho mình là đúng.
+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao còn tỏ thái độ coi thường người khác.
- Tác hại của tự phụ.

c, Xác định thái độ sống hợp lí: cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy được hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục được những điểm yếu.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Phân tích hình ảnh sĩ từ và quan trường qua hai câu thơ:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét la
(Trần Tế Xương – Vịnh khoa thi Hương)

Gợi ý:
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm ọe.
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.
- Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường.
- Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trường ốc ngày xưa.

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích, Ngắn 3

Câu 1: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên.

Phân tích hai căn bệnh: tự ti và tự phụ

a. Tự ti

- Giải thích: Tự ti là gì ?
Tự ti là không tự tin vào nhưng gì mình làm, đánh giá thấp bản thân. Tự ti hoàn toàn đối lập với tự tin

- Những biểu hiện thái độ tự ti: 

  • Không tin tưởng vào khả năng của chính bản thân
  • Không chủ động trước chỗ đông người
  • Không mạnh dạn đứng lên nhận trách nhiệm được giao phó

- Tác hại:
+ Khiến bản thân sẽ trở thành con người hèn nhát, yếu đuối
+ Trong mọi việc, người tự ti sẽ luôn là người thất bại

b. Tự phụ

- Giải thích: Tự phụ là gì ?
Tự phụ là tự đề cao bản thân, coi thường người khác

- Biểu hiện:

  • Quá coi trọng bản thân, đề cao quá mức năng lực của bản thân
  • Luôn cho mình đúng ở mọi công việc, mọi hoàn cảnh
  • Xem thường người khác

- Tác hại: 

  • Có cái nhìn sai lệch về năng lực của bản thân
  • Chính vì quá đề cao bản thân mà đôi khi rất dễ gặp phải thất bại.

c. Xác định một thái độ sống hợp lí: 

  • Luôn khiêm tốn và có tinh thần học hỏi những người xung quanh
  • Đánh giá đúng năng lực của bản thân để phát huy những điểm mạnh 

Câu 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ: 

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

Các ý cần triển khai:

  • Từ ngữ giàu sức biểu cảm: lôi thôi, ậm ọe
  • Nghệ thuật đảo ngữ: “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường” ⇒ Nhấn mạnh sự nhốn nháo của khoa thi
  • Sự đối lập giữa sĩ tử “vai đeo lọ” và quan trường “miệng thét loa” ⇒ bộc lộ sự hài hước. 

--------------------HẾT------------------------

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước để học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-tap-thao-tac-lap-luan-phan-tich-37705n.aspx

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.3★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, soạn văn lớp 11
Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp, Ngữ văn lớp 9
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Soạn bài Các thao tác nghị luận, soạn văn lớp 10
Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp
Từ khoá liên quan:

soan bai luyen tap thao tac lap luan phan tich

, Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích lsoan bai luyen tap thao tac lap luan phan tich chi tiet, bai soan sieu ngan luyen tap thao tac lap luan phan tich,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Code Thiên Vấn 3D mới nhất nhận KNB, Thánh Thương Phạt

    Thiên Vấn 3D là game nhập vai trực tuyến nơi người chơi sẽ trở thành cường giả khám phá thế giới khổng lồ đầy bí ẩn, nhằm nâng cao sức mạnh phép