Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngất ngưởng sẽ cung cấp những gợi ý chi tiết để các em có thể hoàn thiện đáp án cho câu hỏi tìm hiểu sách giáo khoa, qua đó thấy được phong cách sống “ngất ngưởng”, ngông nghênh đầy cá tính của Nguyễn Công Trứ.
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng, Ngắn 1
Câu1:
“Ngất ngưởng” " được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các câu 4, 8, 12 và câu cuối. Và mỗi lần được nhắc lại đó, từ “ngất ngưởng” đều mang một ý nghĩa khác nhau.
- Từ “ngất ngưởng” thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng quân sự, của Nguyễn Công Trứ.
- Từ “ngất ngưởng” thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi đã về hưu
- Từ “ngất ngưởng” thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ
- Từ “ngất ngưởng” cuối cùng cho thấy sự nổi trội của tác giả so với mọi người trong chiều
=> Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã dùng từ “ngất ngưởng” với một nghĩa rộng hơn, mới mẻ và rất thú vị.
Câu 2:
Mặc dù biết việc làm quan là gò bó, trói buộc theo phép tắc nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn làm bởi ông coi công việc này là điều kiện, là phương tiện giúp ông thực hiện được hoài bão, lí tưởng xã hội vì nước vì dân của mình. Đồng thời đây cũng là cơ hội ông được thể hiện tài năng và cá tính của mình.
Câu 3:
- Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, đánh giá bản thân. Ông biết rõ tài năng của mình đến đâu và như thế nào, cũng như ông biết mình cần phải làm gì để có lợi cho đất nước cũng như nhân dân. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo.
- Ông khẳng định cá tính độc đáo, khác người của mình. Qua đó đề cao một lối sống phóng khoáng, vượt khỏi những khuôn mẫu cứng nhắc cổ hủ.
Câu 4:
Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng người viết vẫn có thể phá cách theo ý muốn của mình để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…
Luyện tập
- Ngôn ngữ của “Bài ca ngất ngưởng” rất phóng khoáng, tự do, ngạo nghễ, mang đậm tính cách của tác giả, chứa đựng nhiều câu kể. Từ đó giúp cho việc truyền tải nội dung cũng như phong cách của Nguyễn Công Trứ được dễ dàng hơn.
- Ngôn ngữ của bài “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” nhẹ nhàng, chứa nhiều từ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên đống thời có những từ ngữ mang đậm dấu ấn của Phật giáo. Từ đó thể hiện rõ niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước cũng như Phật giáo của tác giả.
Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 11 hơn
- Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Soạn bài Lẽ ghét thương
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng, Ngắn 2
I. Về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nguyễn Công Trứ học hành cần cù, say mê. Đến năm 1819, ông thi đỗ Giải Nguyên và được bổ làm quan. Bằng cuộc đời của chính bản thân, ông đã chứng tỏ mình là người có tài năng và nhuyệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. Nhưng con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ lại không bằng phẳng. Ông được thăng chức và giáng chức thất thường.
- Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói. Đây là thể loại khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
2. Bài ca ngất ngưởng là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm được sáng tác năm 1848 và được làm theo thể ca trù. Bài thơ đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong bài thơ, ngoài nhan đề, tác giả có tới bốn lần sử dụng từ ngất ngưởng.
- Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.
- Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.
- Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào, ... và tự đánh giá cao các việc làm ấy.
- Từ ngất ngưởng cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan bởi đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Do đó, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, cách sống tự do, phóng khoáng của chính mình.
Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tư đánh giá về bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính. Con người Nguyễn Công Trứ hiện lên qua hình ảnh ngất ngưởng: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
So với các bài thơ Đường luật gò bó, hát nói có sự linh hoạt hơn rất nhiều. Hát nói quy định về số câu, cách chia khổ nhưng người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, về cách gieo vần, nhịp điệu,... Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.
III. Luyện tập
(trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo anh (chị) ...
Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công trứ và Bài phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:
- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ: phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ...
- Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thẫm đấm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
Câu 3: Những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ
+ Câu hỏi tu từ
+ Nói tránh
⟹ Tăng sức diễn tả trong bài thơ
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng, Ngắn 3
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1: Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” xuất hiện 4 lần:
- Khi làm quan
- Khi từ giã chốn kinh thành về quê nghỉ hưu
- Trong những ngày sống ung dung tự tại ở quê nhà
--> “Ngất ngưởng” khẳng định chính mình trong câu thơ cuối.
⇒ Cái tôi “ngông” của Nguyễn Công Trứ
Câu 2: Vì sao Nguyễn Công trứ biết rằng việc ra làm quan là gò bó, mất tự do nhưng vẫn ra làm quan
Bởi lẽ chỉ có ra làm quan ông mới được thể hiện tài năng của bản thân và nhất là để“trọn nghĩa vua tôi”
Câu 3:
- Thực chất ông à người có tài (thăng quan nhanh, tài thao lược,...) đó là điều đáng tự hào. Nhưng tự hào hơn ở chỗ ông làm quan không vì danh lợi, không nhằm lập công đức để lại tiếng thơm cho đời mà làm quan để giúp vua, giúp dân để thỏa chí nguyện chi làm trai.
- Ông là người có đức độ, “trọn nghĩa vua tôi” khác hẳn đám quan lại tham quyền cố vị, hữu danh vô thực lúc bấy giờ.
- Ông còn cho mình là “ngất ngưởng” bởi vì ông có một quan niệm sống khác với mọi người: ông không quan tâm đến chuyện được mất, khen chê xấu tốt.
⇒ “Ngất ngưởng” là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
Câu 4:
- So với thể thơ Đường luật gò bó về số câu và niêm luật chặt chẽ
- Hát nói là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
---------------------HẾT----------------------
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.
Trong chương trình học Ngữ Văn 11 phần Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-bai-ca-ngat-nguong-37683n.aspx