Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân

Bài ca ngất ngưởng có thể coi là tác phẩm kết tinh tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo, cá tính của Nguyễn Công Trứ. Qua bài văn mẫu Phân tích Bài ca ngất ngưởng và rút ra bài học cho bản thân, các em không chỉ khám phá được những đặc sắc của tác phẩm mà còn có thêm những bài học ý nghĩa cho bản thân.

Đề bài: Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
  1. Mở bài
  2. Thân bài
  3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

phan tich bai ca ngat nguong cua nguyen cong tru va rut ra bai hoc cho ban than

Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân
 

I. Dàn ý Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân (Chuẩn)


1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Công Trứ (đặc điểm con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,...)
- Giới thiệu những nét khái quát về bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" (hoàn cảnh ra đời, cảm hứng chủ đạo, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ,...)
- Giới thiệu khái quát bài học được rút ra từ tác phẩm.


2. Thân bài

a. Phân tích bài thơ "Bài ca ngất ngưởng"

* Cảm hứng chủ đạo của bài thơ - "ngất ngưởng"
- Xuất hiện 4 lần trong toàn bộ tác phẩm
- Là một từ láy giàu ý nghĩa:
+ Xét về nghĩa đen: tả độ cao ở trạng thái không vững, chực đổ nhưng không đổ.
+ Trong bài thơ, là lối sống, là thái độ sống của Nguyễn Công Trứ.

* "Ngất ngưởng" khi ở chốn làm quan
- Câu thơ chữ Hán mở đầu đã khẳng định mạnh mẽ lí tưởng nam nhi mà tác giả tự nguyện hướng theo, đây chính là lí tưởng chung của những người đi theo con đường Nho học: trong vòng trời đất không có việc gì là không phải việc của mình.
- Bằng việc sử dụng hàng loạt từ ngữ Hán Việt cùng biện pháp liệt kê, Nguyễn Công Trứ đã khéo léo điểm lại hàng loạt các chức quan, danh vị mà mình đã từng đảm nhiệm, điều đó cho thấy ông là người văn võ song toàn.
→ Việc khoe tài năng, danh vị ấy của Nguyễn Công Trứ không phải là tự cao, tự đại, khoe khoang hợm hĩnh mà nó dựa trên tài năng và sự nghiệp của chính bản thân ông, là cái vỏ bên ngoài để giấu sâu bên trong là một cái tôi ý thức rõ về tài năng, danh vị của bản thân mình

* "Ngất ngưởng" khi đã cáo quan về hưu
- Lối sống khác đời, khác người và có phần trái khoáy:
+ Con bò vàng đã được nhà thơ "trang sức" cho nó bằng đạc ngựa.
+ Vãn cảnh chùa còn mang theo một cô gái đẹp đến nước bụt cũng phải chào thua.
- Có quan niệm sống rõ ràng, không quan tâm đến chuyện được - mất, khen - chê: Với ông, giữa được và mất, khen và chê không biết cái nào hơn cái nào
- Ông đã lựa chọn cho mình một lối sống tự do, được thỏa chí làm những việc mình muốn: Coi trọng hiện tại, hiện thế và biết thưởng thức những thú vui có trong cuộc đời như thú hát cô đầu, thú uống rượu và đặc biệt là ái tình.
→ Thái độ sống, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ đã vượt ra ngoài vòng cương tỏa nhưng ông vẫn luôn là một bề tôi hết mực trung thành.

b. Những bài học rút ra cho bản thân từ bài thơ "Bài ca ngất ngưởng"
- Cần ý thức được vai trò, vị trí của bản thân trong cuộc sống và ý thức rõ ràng về tài năng của chính mình
- Có một quan niệm sống, lí tưởng sống đúng đắn, phải biết vượt ra khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt để sống một cuộc sống giàu ý nghĩa.
- Không được sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê của mình mà quên đi những người xung quanh.


3. Kết bài

Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, bài học rút ra cho bản thân và nêu cảm nghĩ của bản thân.


II. Bài văn mẫu Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân (Chuẩn)

Nguyễn Công Trứ là một người thông minh, tài hoa, có cá tính nhưng cuộc đời làm quan nhiều thăng trầm. Ông đã để lại cho lớp thế hệ sau nhiều sáng tác độc đáo bằng chữ nôm và có thể nói hát nói là thể loại ông ghi dấu nhiều thành công nhất. Trong thể loại hát nói, "Bài ca ngất ngưởng" có thể xem là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Tác phẩm đã thể hiện rõ bản lĩnh cá nhân của nhà thơ đồng thời gợi lên trong mỗi người những bài học có giá trị sâu sắc.

Có thể thấy, "ngất ngưởng" chính là cảm hứng chủ đạo bao trùm và xuyên suốt bài thơ. Với bốn lần xuất hiện trong tác phẩm, từ láy "ngất ngưởng" mang nhiều ý nghĩa độc đáo. Xét về nghĩa đen, có thể thấy đó là một từ láy dùng để diễn tả độ cao ở trạng thái không vững, chực đổ nhưng không đổ. Song, ở bài thơ, "ngất ngưởng" còn mang một ý nghĩa khác, đó chính là lối sống, là thái độ sống của Nguyễn Công Trứ. Để rồi, toàn bộ tác phẩm "Bài ca ngất ngưởng" sẽ đi sâu làm rõ phong thái ngất ngưởng ấy của nhà thơ.

Đoạn thơ mở đầu tác phẩm "Bài ca ngất ngưởng" đã cho thấy sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi ở chốn triều quan.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Ngay trong câu thơ mở đầu, việc sử dụng những câu thơ chữ Hán đã gợi ra sự trang trọng, rắn rỏi, qua đó khẳng định được lí tưởng cao đẹp của nhà thơ: Thân làm trai đứng giữa trời đất, không có việc gì nằm ngoài vòng trách nhiệm của bản thân.

Có thể thấy đây chính là lí tưởng chung của những người đi theo con đường Nho học và Nguyễn Công Trứ cũng không phải là ngoại lệ. Nhắc đến lí tưởng đó chính là cách để nhà thơ tái hiện lại nhiệt huyết của mình khi quyết định bước "vào lồng". Và để rồi, từ lí tưởng, từ sự khẳng định vai trò của mình, Nguyễn Công Trứ đã không ngại ngần khoe tài năng, khoe danh vị của mình.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên...

Có thể thấy, Nguyễn Công Trứ là người văn võ song toàn, điều đó thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các cụm từ "Thủ khoa", "thao lược". Thêm vào đó, bằng việc sử dụng hàng loạt từ ngữ Hán Việt cùng biện pháp liệt kê, Nguyễn Công Trứ đã khéo léo điểm lại hàng loạt các chức quan, danh vị mà mình đã từng đảm nhiệm: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng, Phủ doãn,... Điệp từ "khi" đã tạo nên nhịp điệu dồn dập cho các câu thơ, làm cho cả đoạn thơ như một thước phim quay lại những mốc son trong sự nghiệp của tác giả. Đặc biệt, tác giả đã nói về tài năng, danh vị của mình bằng tất cả những gì trang trọng và tự hào nhất. Tuy nhiên, sự khoe tài năng, danh vị ấy của Nguyễn Công Trứ không phải là tự cao, tự đại, khoe khoang hợm hĩnh mà nó dựa trên tài năng và sự nghiệp của chính bản thân ông. Xét đến cùng, sự khoe tài, khoe danh vị ấy chỉ là cái vỏ bên ngoài để giấu sâu bên trong là một cái tôi ý thức rõ về tài năng, danh vị của bản thân mình.

Không chỉ "ngất ngưởng" khi làm quan, Nguyễn Công Trứ còn thể hiện rõ phong thái ngất ngưởng của mình khi về hưu, sống ở chốn hành lạc.

Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Hai câu thơ dường như đã vẽ lên trước mắt người đọc dàng ngồi ngất nghểu, khật khưởng của Nguyễn Công Trứ trên lưng con bò vàng được "trang sức" bằng đạc ngựa - một dáng ngồi đầy vẻ trêu ngươi nhưng với tác giả ông lấy làm thú vị với việc làm trái khoáy nhiều phần khinh bạc của mình. Và để rồi, sự "ngất ngưởng" của ông được làm rõ hơn ở cảnh ông đi vãn cảnh chùa.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Có lẽ trước Nguyễn Công Trứ, người ta chưa bao giờ thấy ai đi vãn cảnh chùa mà có phong thái giống như ông - vãn cảnh chùa còn mang theo một cô gái đẹp đến nước bụt cũng phải chào thua. Không kể đến văn học dân gian, có lẽ đây chính là lần đầu tiên trong văn học viết xuất hiện hình ảnh một ông bụt bình dân đến như vậy. Và một lần nữa có thể thấy, những câu thơ trên đây đã thể hiện lối sống khác đời, khác người và có phần trái khoáy của Nguyễn Công Trứ.

Không dừng lại ở đó, Nguyễn Công Trứ còn là người có quan niệm sống rõ ràng, không quan tâm đến chuyện được - mất, khen - chê.

Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Với tác giả, chuyện được mất, khen chê trong cuộc sống không phải là mối quan tâm hàng đầu và vì thế ông không quan tâm nhiều đến chuyện đó. Với ông, giữa được và mất, khen và chê không biết cái nào hơn cái nào nên mọi sự được mất ông đều phóng tâm mình coi nhẹ, không "bặm môi bặm miệng" quan trọng hóa vấn đề. Và có lẽ, xuất phát từ quan niệm này nên ông đã lựa chọn cho mình một lối sống tự do, được thỏa chí làm những việc mình muốn.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Có thể thấy, Nguyễn Công Trứ đã lựa chọn cho mình với lối sống thỏa chí với ước muốn của bản thân, coi trọng hiện tại, hiện thế và biết thưởng thức những thú vui có trong cuộc đời như thú hát cô đầu, thú uống rượu và đặc biệt là ái tình. Và có lẽ vì thế, ông tự nhận mình là "không Phật, không Tiên, không vướng tục". Dường như, thái độ sống, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ đã vượt ra ngoài vòng cương tỏa nhưng không thể nghĩ rằng ông đã hoàn toàn khác với mình trước đó. Bởi lẽ, trong Nguyễn Công Trứ vẫn luôn nhất quán.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,
Trong triều ai ngất ngưởng được như ông!

Sự phóng túng, "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ mặt dù được biểu hiện ở mức độ cao nhưng trước sau ông vẫn là một nhà nho có tinh thần nhập thế và luôn luôn quan niệm "Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung", vẫn luôn là một bề tôi trung thành.

Như vậy, có thể thấy, "Bài ca ngất ngưởng" đã cho thấy bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ nhưng đồng thời cũng gợi lên trong mỗi người những bài học có giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, mỗi người cần ý thức được vai trò, vị trí của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cần có sự ý thức rõ ràng về tài năng của chính mình. Thêm vào đó, phải có một quan niệm sống, lí tưởng sống đúng đắn, phải biết vượt ra khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt để sống một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đặc biệt, không được sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê của mình mà quên đi những người xung quanh.

Tóm lại, với những đặc sắc của thể loại hát nói cùng lối nói đậm tính khẩu ngữ, "Bài ca ngất ngưởng" đã giúp người đọc hình dung về Nguyễn Công Trứ với một phong cách sống, một lối sống đầy cá tính và bản lĩnh. Đồng thời, qua đó đã để lại trong mỗi người nhiều suy ngẫm, nhiều bài học quý giá.

-----------------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-ca-ngat-nguong-cua-nguyen-cong-tru-va-rut-ra-bai-hoc-cho-ban-than-56769n.aspx
Bài ca ngất ngưởng là một trong những bài thơ thể hiện rõ nét cái tài hoa cùng chất "ngông" độc nhất vô nhị của Nguyễn Công Trứ trong nền văn học Việt Nam. Khám phá tài năng cùng cá tính của nhà thơ, các em cùng tìm đọc thêm Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng, Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng, Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng .

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng
Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Bình luận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng
Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Từ khoá liên quan:

Phan tich Bai ca ngat nguong cua Nguyen Cong Tru va rut ra bai hoc cho ban than

, phan tich bai ca ngat nguong, bai hoc rut ra tu bai ca ngat nguong,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Những câu hỏi về đoàn thanh niên 26/3 có đáp án

    Những câu hỏi về đoàn thanh niên 26/3 có đáp án dưới đây không chỉ giúp cho mọi người hiểu hơn về ngày thành lập Đoàn mà còn mang đến không khí chào