Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng

Các em hãy cùng Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng để thấy được con người tài hoa, cá tính cùng phong cách sống "ngông nghênh" và sự tự ý thức sâu sắc về tài năng và nhân cách của nhà thơ Nguyễn Công Trứ.

Đề bài: Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich 6 cau tho dau bai ca ngat nguong

Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng


I. Dàn ý Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ Bài ca ngất ngưởng và nội dung 6 câu thơ đầu

2. Thân bài

- Tuyên ngôn về chí làm trai":
+ Phận sự, trách nhiệm của kẻ làm trai, đó là gánh vác những công việc trọng đại trong trời đất, phàm là "những việc trong vũ trụ đều thuộc phận sự của ta".
+ Quan niệm sống đầy trách nhiệm: Thân nam nhi trong trời đất cần phải biết mang tài đức của mình để "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
→ Nêu ra tuyên ngôn về chí làm trai một cách tự tin, có phần ngông nghênh của một con người bản lĩnh, tài năng và đầy trách nhiệm với cuộc đời.

- Nêu ra lí tưởng sống phóng khoáng, không bị ràng buộc bởi danh lợi và sự tự hào về tài năng, phẩm chất của bản thân:
+ Ông Hi Văn là tên hiệu của Nguyễn Công Trứ.
+ "Vào lồng" là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời làm quan và thái độ coi thường danh lợi, phú quý.
→ Với Nguyễn Công Trứ, làm quan là là công việc gò bó, mất tự do thế nhưng làm quan cũng là hành động nhập thế, thể hiện trách nhiệm với đất nước.
=> Quan niệm sống mới mẻ mang đậm cá tính, phong cách sống phóng khoáng, trách nhiệm của Nguyễn Công Trứ, điều này hoàn toàn khác lạ so với những nhà Nho đương thời.
+ Cá tính mạnh mẽ và phong cách "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ còn thể hiện qua sự tự ý thức về tài năng và giá trị của bản thân.
+ Điệp từ "khi" kết hợp với phép liệt kê chỉ ra những chức vụ mà nhà thơ đã từng đảm nhiệm chốn quan trường à Con người tài giỏi, văn võ toàn tài.
+ Nguyễn Công Trứ tự ý thức được tài năng lỗi lạc, xuất chúng của bản thân.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật được thể hiện qua 6 câu thơ.


II. Bài văn mẫu Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng (Chuẩn)

Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà thơ tài năng và có cá tính độc đáo bậc nhất trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Qua những trang thơ, ông không chỉ thể hiện được cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, về nhân tình thế thái mà còn bộc lộ cái tôi tài hoa, cá tính khi ý thức được tài năng và giá trị của bản thân. Đó cũng là cái độc đáo, chất "ngông" riêng biệt làm nên phong cách và con người Nguyễn Công Trứ. "Bài ca ngất ngưởng" được coi là tác phẩm thể hiện rõ nét nhất cá tính và phong cách tài hoa, ngông nghênh của nhà thơ Đặc biệt, trong 6 câu thơ đầu tiên của bài, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện sống động chí làm trai và quan niệm sống "ngất ngưởng" của bản thân.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã nêu ra tuyên ngôn về chí làm trai một cách tự tin, có phần ngông nghênh của một con người bản lĩnh, tài năng và đầy trách nhiệm với cuộc đời:

"Vũ trụ nội mạc phi phận sự"

Chỉ với một câu thơ bảy chữ nhưng Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được phận sự, trách nhiệm của kẻ làm trai, đó là gánh vác những công việc trọng đại trong trời đất, phàm là "những việc trong vũ trụ đều thuộc phận sự của ta". Lời khẳng định dõng dạc, có phần ngông nghênh này cũng đã bộc lộ được quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ. Thân nam nhi trong trời đất cần phải biết mang tài đức của mình để "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", đó cũng là lí tưởng anh hùng mà nhà thơ theo đuổi bằng tất cả sự lạc quan, nhiệt huyết trong cuộc đời mình. Đọc thơ Nguyễn Công Trứ, ta cũng đã nhiều lần bắt gặp chí nam nhi và cái tôi trách nhiệm với cuộc đời như:

"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"

hay

"Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi".

Sau khi khẳng định quan niệm sống và trách nhiệm của bản thân với cuộc đời, Nguyễn Công Trứ tiếp tục làm sáng tỏ lí tưởng sống phóng khoáng, không bị ràng buộc bởi danh lợi và sự tự hào về tài năng, phẩm chất của bản thân trong 5 câu thơ tiếp theo:

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Ông Hi Văn ở đây là Nguyễn Công Trứ (tên hiệu của nhà thơ). "Vào lồng" là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời làm quan và thái độ coi thường danh lợi, phú quý. Với Nguyễn Công Trứ, làm quan là một chức vụ, công việc gò bó, mất tự do thế nhưng việc nhập thế làm quan không thể không làm, đây là trách nhiệm của bậc bề tôi với triều đại, đất nước, làm quan cũng là điều kiện để nhà thơ cống hiến tài, đức cho đất nước. Qua đây chúng ta có thể thấy quan niệm sống mới mẻ mang đậm cá tính, phong cách sống phóng khoáng, trách nhiệm của Nguyễn Công Trứ, điều này hoàn toàn khác lạ so với những nhà Nho đương thời.

"Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên."

Cá tính mạnh mẽ và phong cách "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ còn thể hiện qua sự tự ý thức về tài năng và giá trị của bản thân. Điệp từ "khi" kết hợp với phép liệt kê "Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông" đã chỉ ra những chức vụ mà nhà thơ đã từng đảm nhiệm chốn quan trường. Ông không chỉ là người giỏi văn chương "Khi thu khoa" còn là người giỏi thao lược "lúc bình tây cờ đại tướng" Tài năng xuất chúng ấy được thể hiện qua những chức vị cao mà ông từng làm. Nguyễn Công Trứ tự ý thức được tài năng lỗi lạc, xuất chúng của bản thân. Có thể thấy đưa cái tôi cá nhân vào thơ ca là điều chưa từng thấy trong những áng thơ văn trước đó, sự tự ý thức về tài năng, nhân cách của bản thân cũng chưa từng bắt gặp ở những nhà Nho cùng thời. Thế mới thaáy cá tính mạnh mẽ, chất ngông nghênh đầy riêng biệt của một con người tài hoa, bản lĩnh.

Qua 6 câu thơ đầu tiên của bài như một lời tự thuật của Nguyễn Công Trứ về chí làm trai và quan niệm sống của bản thân khi làm quan. Qua lời tự thuật đó ta thấy được chân dung một con người tài năng, cá tính, giàu trách nhiệm với cuộc đời, môt có con người có phong cách sống ngạo nghễ, ngất ngưởng.

----------------HẾT-------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-6-cau-tho-dau-bai-ca-ngat-nguong-66214n.aspx
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em bài Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng, để củng cố kiến thức về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng, Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng, Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Tìm hiểu tác phẩm Bài ca ngất ngưởng.

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân
Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng
Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Từ khoá liên quan:

phan tich 6 cau tho dau bai ca ngat nguong

, cam nhan 6 cau dau bai ca ngat nguong, noi dung chinh cua 6 cau dau bai ca ngat nguong,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Tuyển tập những bài thơ hay về mưa bão, lũ lụt

    Taimienphi sẽ chia sẻ những bài thơ hay về mưa bão, lũ lụt, mang lại những cảm xúc sâu lắng, gợi nhớ đến sức mạnh và tình người trong khó khăn.