Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Tham khảo soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu các em sẽ có thêm những gợi ý hay để hoàn thiện những bài tập trang 157 – 159 SGK Ngữ văn 11, tập 1, qua đó hiểu được trật tự trong câu đơn, trật tự trong câu ghép.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI SỐ 1: THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU

A. TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN

1. Trong các câu sau, câu nào có cách diễn đạt tối ưu nhất, vì sao?
A. Chiếc áo này cũ nhưng còn rất tốt, nên mua.
B. Chiếc áo này còn rất tốt nhưng cũ, nên mua.
C. Chiếc áo này cũ, nên mua, nhưng còn rất tốt.
D. Chiếc áo này còn rất tốt, nên mua, nhưng cũ.
- Câu A là câu có cách diễn đạt tối ưu nhất. Đặc điểm rất tốt đặt sau đặc điểm cũ với mục đích nhấn mạnh, phù hợp với mục đích mua áo.
- Vì người viết nêu lên đặc điểm của chiếc áo nhưng nhấn mạnh nó còn rất tốt, và khuyên nên mua.

2. Một học sinh trung học cơ sở còn lưỡng lự trong việc lựa chọn giữa hai cách viết sau đây. Anh (chị) hãy giúp em đó lựa chọn cách viết tối ưu và giải thích lí do của sự lựa chọn đó.
A. Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.
B. Bạn em rất thông minh, nhưng nhỏ người. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.
- Chọn cách viết A là tối ưu.
- Vì câu đầu là câu nêu lí do trong lập luận, câu sau là câu kết luận.
- Câu nêu lí do có hai luận cứ: thông minh và nhỏ người, luận cứ thông minh là quan trọng hơn, vì vậy nó phải đứng ở cuối câu với mục đích nhấn mạnh.
- Cách viết B không phải tối ưu vì không nhấn mạnh được luận cứ thông minh vốn là trọng tâm của lập luận.

3. Phân tích tác dụng của cách sắp xếp các cụm từ chỉ thời gian trong đoạn trích sau:
Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách [...]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra... (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ).
- Các cụm trạng ngữ chỉ thời gian có thể đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu. Chúng tùy vào mạch liên kết và dụng ý nhấn mạnh của người viết mà chúng chỉ có một vị trí tối ưu trong văn bản.
- Các cụm từ chỉ thời gian trên được đặt ở những vị trí thích hợp: cầu đầu kể lại một sự việc (bắt Mị) vậy nên người viết đưa ra một mốc thời gian (đêm khuya) sau đó mới liệt kê diễn biến của sự việc. Cụm từ chỉ thời gian tiếp theo (sắng hôm sau) do liên kết với các cầu trên nên phải được đặt ở đầu câu.

B. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP

1. Đọc bài tập 1a trong SGK Ngữ văn 11, tập một, trang 158 và trả lời các câu hỏi được đưa ra:
- Vẽ chỉ nguyên nhân (là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi) phải đặt sau về chính (Hắn lại nao nao buồn) vì vế chính kể chuyện hắn đang suy nghĩ về diễn biến nội tâm hắn, sau đó mạch suy nghĩ tiếp trục bằng sự kiện cụ thể hóa cái sự nao nao buồn: một cái gì rất xa xôi.
- Nếu đảo vệ thì sự mạch lạc và độ liên kết của câu văn không còn chặt chẽ như trước, dẫn đến câu tối nghĩa và khiến người đọc không hiểu nội dung.

2. Đọc bài tập 1b trong SGK Ngữ văn 11, tập một, trang 158 và trả lời các câu hỏi được đưa ra:
- Về chỉ sự nhượng bộ (tuy đối với chị cháu...) là vế phụ, đặt sau để bổ nghĩa chỉ vế chính ở trước.
- Có thể đảo trật tự lên trước, nhưng như thế câu văn sẽ không có độ liên kết chặt chẽ với cầu trước và những câu sau nó.

3. Đọc bài tập 2 trong SGK Ngữ văn 11, tập một, trang 159 và cho biết câu văn nào thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống:
- Câu C: “Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ”.
- Cách chọn: dựa vào mối quan hệ hình thức, nội dung với câu còn lại.
+ Về nội dung: các câu còn lại đều thể hiện ý: trong các thời kì khác nhau trước đây, nhiều người nổi tiếng đã nắm vững và phát triển nó. Nội dung của những câu sau cụ thể hóa một ý chính trong vế đi đầu: phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới mẻ.
+ Về hình thức: trạng ngữ “Trong những năm gần đây” được đặt ở đầu câu để đối lập với trạng ngữ “Trong các thời kì khác nhau trước đây” của câu thứ hai. Mạch liên kết ở đây được đặt ở sự dồng dạng về phương diện cấu trúc cú pháp.

4. Cho đoạn văn sau:
“Điều băn khoăn của con cụ, ông Văn Minh, chỉ là mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi. Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Ông chỉ phiền một nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải,... Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của một ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to...” (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ).
Có thể sắp xếp câu văn in nghiêng trong đoạn văn trên theo trật tự: “Xuân tình cờ đã gây ra cái chết của một ông cụ già đáng chết, nhưng hắn phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông” được không? Vì sao?
- Không được, vì thay đổi như vậy câu văn không phù hợp với mục đích nói và thái độ của người nói, thậm chí gây nên sự tối nghĩa.

5. Việc sắp xếp câu in nghiêng trong đoạn văn trên có ý nghĩa như thế nào với mục đích nói và thái độ của người nói?
- Cách sắp xếp như tác giả Vũ Trọng Phụng đã làm trong câu văn trên là nhằm mục đích thể hiện sự tha thứ và thái độ biết ơn của Văn Minh dành cho Xuân Tóc Đỏ.
– Đằng sau thái độ ấy của Văn Minh là thái độ mỉa mai phê phán cả Xuân Tóc Đỏ lẫn Văn Minh của người kể.

6. Trong câu ghép ở đoạn trích sau, vì sao vế in nghiêng lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại?
“Thị thấy hắn đường uống rượu, và vừa uống vừa chửi thị về nhà lâu. Hắn không quen đợi; bởi phải đợi, hắn lại lôi rượu, và uống cho đỡ buồn. Uống vào thì phải chửi, quen mồm rồi!” (Nam Cao, Chí Phèo).
- Vì đó là vế phụ, chỉ nguyên nhân. Nó đứng sau về chính để làm rõ nghĩa cho vế chính.
- Thêm nữa, vế chính (in đứng) đứng trước để tiếp tục nói về “hắn”, còn vế in nghiêng đứng sau để tạo sự liên kết nội dung với câu sau “Uống vào thì phải chửi,...”.

7. Trong câu ghép ở đoạn trích sau, vì sao vế in nghiêng lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vế đó ở vị trí trước thì nội dung của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi?
“Thưa cụ, việc đó là việc riêng của chị cháu. Tùy ý chị cháu cư xử. Cháu không có quyền lạm bàn tới, tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn” (Khái Hưng, Nửa chừng xuân).
- Trong câu này, phần in đậm nghiêng là phần phụ nhằm bày tỏ ý quyền quyết định là ở người chị, phần này được thêm vào để làm rõ thêm ý của phần trước.
- Không thể đảo vị trí đoạn này lên trước vì vế đầu liên kết rất chặt với câu trước đó và phần này không phải là phần chính của câu.

8. Câu văn thích hợp nhất để điền vào vị trí bỏ trống ở đầu đoạn văn sau, cho biết lí do?
“... Tôi nhớ chuyện vua Thuấn, vì muốn đích thân tai nghe, mắt thấy dân có bằng lòng mình hay không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. Lại nhớ chuyện vua Pie nước Nga đi làm thợ và đến làm việc ở các công trường nước Anh. Bên những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay, còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy” (Nguyễn Ái Quốc, Vi hành).
A. Tôi như còn trông thấy cái ngày mà cô với tôi, đôi chúng ta, như đôi chim ấy thôi, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu, nghe bác kể chuyện cổ tích.
B. Tôi như còn trông thấy cái ngày mà cô với tôi, như đôi chim ấy thôi, đôi chúng ta, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu, nghe bác kể chuyện cổ tích.
C. Tôi như còn trông thấy cái ngày mà cô với tôi, như đôi chim ấy thôi, đôi chúng ta, nghe bác kể chuyện cổ tích, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu.
D. Như đôi chim ấy thôi, đôi chúng ta, nghe bác kể chuyện cổ tích, tôi như còn trông thấy cái ngày mà cô với tôi, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu.
- Câu A là thích hợp nhất.
- Bởi trật tự lô-gíc của nó: bao gồm cô và tôi, được ví như đôi chim, đậu trên đầu gối ông bác để nghe kể chuyện. Nếu đảo trật tự này thì hoặc là câu văn không chặt chẽ (câu B,C), hoặc là tối nghĩa (câu D).
 

SOẠN BÀI SỐ 2: THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU

I. Trật tự trong câu đơn 

Câu 1: 
a. Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” và câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn. Nhưng nó không phù hợp với mục đích của hành động trong đoạn văn.
b. Tác dụng của việc sắp xếp theo trật tự nhỏ, nhưng rất sắc → Nhấn mạnh độ sắc nhọn của dao
 c. “Hắn có một con dao rất sắc, nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này?”. 
Sự sắp xếp trật tự từ trong đoạn văn trên lại phù hợp với mục đích của hành động. Dao nhỏ ⟶ không chặt được cành cây to.
 
Câu 2. 
- Cách viết thứ nhất: Nhấn mạnh ý rất thông minh ⟶ vào đội tuyển học sinh giỏi
⟶ Cách viết tối ưu
- Cách viết thứ hai: Nhấn mạnh ý nhỏ người, không khớp với mục đích của hành động vào đội tuyển học sinh giỏi
 
Câu 3. Tác dụng của mỗi cách sắp xếp: 
a. Một đêm khuya: Được đặt ở đầu câu để đảm nhận chức năng nêu hoàn cảnh thời gian cho các sự kiện xảy ra sau đó (Mị bị bắt rồi đưa đi). 
- Sáng hôm sau: Phần trạng ngữ vừa có tác dụng nêu thời gian, lại vừa có tác dụng liên kết câu. 
b. Một buổi sớm tinh sương: Trạng ngữ chỉ thời gian, liên kết câu với mục đích sáng tỏ Chí được phát hiện như thế nào?.
- Đã mấy năm: Thông báo khoảng thời gian. Nhấn mạnh thời gian Mị về làm dâu nên nó đặt ở cuối câu (vị trí dành cho những tin quan trọng). 
 
II. Trật tự trong câu ghép 
 
Câu 1: 
a. Hắn nao nao buồn đặt trước vế in đậm để liên kết với câu trước một cách logic và phù hợp với mục đích diễn tả mạch cảm xúc. Vế in đậm đặt sau để liên kết dễ dàng hơn với những câu sau đó. 
b. Vế in đậm được đặt sau nhằm nhấn mạnh nội dung muốn nói đến trong câu.
 
Câu 2: 
- Nội dung chính của đoạn văn là: phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ và được nhấn mạnh.
- Câu thêm vào không nên để trạng ngữ chỉ thời gian ở cuối câu, vì câu tiếp theo trạng ngữ chỉ thời gian ở ngay đầu câu. 
Vậy chọn C là phù hợp nhất.
 
---------------------HẾT------------------------

Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu là một nội dung, bài học hay trong SGK Ngữ Văn lớp 11. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Bản tin cùng với phần Soạn bài Đọc thêm: Đời thừa để học tốt Ngữ Văn lớp 11 hơn.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả để nâng cao kiến thức Ngữ Văn 11.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-ve-lua-chon-trat-tu-cac-bo-phan-trong-cau-38370n.aspx

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn Tiếng Việt lớp 5 - Mở rộng vốn từ Trật tự An ninh, Luyện từ và câu
Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo) trang 138 SGK Ngữ văn 8
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ, Cộng đồng
Quan sát các bộ phận của con vật và miêu tả đặc điểm các bộ phận đó
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai thuc hanh ve lua chon trat tu cac bo phan trong cau

, soan van bai thuc hanh ve lua chon trat tu cac bo phan trong cau, soan bai thuc hanh ve lua chon trat tu cac bo phan trong cau lop 11,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài tập trật tự tính từ trong Tiếng Anh

    Các dạng bài tập về tính từ trong tiếng Anh

    Tính từ là một từ loại không chỉ quan trọng trong tiếng Việt mà còn quan trọng trong tiếng Anh, vì vậy, bài tập trật tự tính từ trong Tiếng Anh sẽ giúp bạn có thể hiểu hết được cách sử dụng tính từ trong tiếng Anh, vị tr ...

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em

    Buổi chào cờ được diễn ra vào mỗi thứ hai hàng tuần, em có ấn tượng gì đặc biệt với không khí, cảnh quan của buổi chào cờ ấy. Dựa vào những trải nghiệm của bản thân cùng với việc tham khảo Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, các em hãy hoàn thành bài văn tả buổi lễ chào cờ ở trường em cho các bạn cùng lớp được biết.