Trong Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 trang 97, 98 Ngữ văn 6, Cánh Diều, học kì II do Tamienphi.vn cung cấp dưới đây, em sẽ được thực hành để lựa chọn các từ ngữ phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của bài viết. Ngoài ra, em cũng sẽ được ôn tập lại các kiến thức về trạng ngữ.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1 trang 97 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc được sử dụng trong bài viết "Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng" là: "nhạc phẩm", "bài hát", "hợp xướng", "thu thanh", "ca từ", "giai điệu", "nhạc sĩ".
=> Các từ ngữ này đều thuộc lĩnh vực âm nhạc, phù hợp với bài viết thuộc đề tài âm nhạc. Ngoài ra, các từ đều có tính chất phổ thông, tất cả mọi người khi nghe đều hiểu rõ những từ này.
Câu hỏi 2 trang 97 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá được sử dụng trong bài báo "Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng" là: "bóng đá", "vô địch", "đăng quang", "thi đấu", "đội tuyển", "cầu thủ", "giải đấu", "giải vô địch quốc gia", "cầu thủ trẻ", "huấn luyện viên", "phòng ngự", "tấn công", "sơ đồ chiến thuật".
=> Các từ ngữ này đều thuộc lĩnh vực bóng đá, phù hợp với bài viết thuộc đề tài bóng đá, có tính chất phổ thông, tất cả mọi người khi nghe đều hiểu rõ nghĩa.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Câu hỏi 3 trang 97, 98 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
a)
- Trạng ngữ: "Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát".
- Tác giả không nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản "Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập", "Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ" vì: hai văn bản nêu trên là văn bản kể lại các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, là dấu mốc cần phải ghi nhớ kỉ niệm nên cần ghi ngày tháng rõ ràng. Còn đoạn văn trên chỉ kể lại thời gian một bài hát ra đời, không mang tính trọng đại nên không cần ghi rõ ràng
b)
- Trạng ngữ: "Trong hai tiếng cộng cả cuộc đời".
- Nội dung trạng ngữ được giải thích ở những câu tiếp theo, khẳng định rằng bài hát được viết ra trong hai tiếng. Nhưng để có được 2 tiếng đó, tác giả phải trải qua cả một đời, chứng kiến biết bao nhiêu máu và mồ hôi rơi xuống, bao nhiêu người đã mãi mãi nằm lại chiến trường. Phải trải qua những điều đó thì mới có đủ trải nghiệm và cảm xúc để viết một bài hát nhanh đến vậy.
- Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản vì trạng ngữ hai chính là nguyên nhân, các câu sau là kết quả. Nó được diễn ra theo lối viết nguyên nhân - kết quả thường thấy.
Câu hỏi 4 trang 98 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Vài hôm trước, em cùng bố xem một trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan. Trận đấu rất kịch tính, hai bên đều có những màn rượt đuổi tỉ số quyết liệt. Mỗi khi có cầu thủ đến gần khung thành, em lại cực kì hồi hộp, nín thở chờ đợi xem có bàn thắng nào được ghi không. Khoảng 20 phút cuối cùng, trận đấu trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết vì Thái Lan đã gỡ hòa. Em cùng bố đều tập trung theo dõi cuộc đối đầu này, không dám lơ là phút nào. Đến phút thứ 85, chúng ta đã có một bàn thắng bất ngờ nhờ sự kết hợp khéo léo của các cầu thủ. Em vui mừng phấn khích hò hét cùng bố, trong lòng dấy lên cảm giác kiêu hãnh, tự hào khó tả.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-10-ngu-van-6-canh-dieu-75357n.aspx
Bên cạnh yêu cầu sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, việc dùng từ còn phải phù hợp với đề tài, tính chất của văn bản. Mời em xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 như: Soạn bài Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng, Ngữ văn 6, Soạn bài Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất.