Trở gió: tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

Taimienphi.vn đã biên soạn các kiến thức trọng tâm của văn bản Trở gió trang 44, Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I như: tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật,... Em có thể tham khảo để bổ sung vào bài chuẩn bị của mình nhé.

Trở gió: tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

tro gio tac gia the loai phuong thuc bieu dat tom tat bo cuc noi dung nghe thuat

Tìm hiểu tác phẩm Trở gió ngắn nhất


I. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

- Sinh năm: 1976.
- Quê quán: Cà Mau.
- Sáng tác thành công ở nhiều thể loại như: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết,...
- Văn phong: trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và giàu tình yêu thương.


II. Tác phẩm Trở gió

1. Thể loại của tác phẩm Trở gió
- Thể loại: tạp văn.

2. Xuất xứ của tác phẩm Trở gió
- In trong tập "Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư", NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015.

3. Phương thức biểu đạt của tác phẩm Trở gió
- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Tóm tắt tác phẩm Trở gió
"Trở gió" viết về những cảm xúc vui buồn đan xen của nhân vật "tôi" trong khoảnh khắc đợi gió chướng về. Đầu tiên, "tôi" thấy buồn khi nghĩ gió về cũng là lúc một năm sắp hết, bản thân thêm tuổi mới. Sau cùng, "tôi" vẫn mong chờ, trông ngóng gió chướng. Từng cơn gió sẽ báo hiệu Tết đến, mọi người có thể đi mua quần áo đồ mới. Gió về cũng trùng với thời điểm thu hoạch mùa màng. Và khi gió chướng xuất hiện, "tôi" lại thấy nhớ mùi vị quê nhà tha thiết.

5. Bố cục tác phẩm Trở gió
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: từ đầu đến "khi ngày bắt đầu rụng xuống...": Tâm trạng ngổn ngang của nhân vật "tôi" khi gió chướng về.
+ Phần 2: còn lại: Những ngóng trông, mong chờ và tình cảm của "tôi" với cơn gió chướng.

6. Giá trị nội dung của tác phẩm Trở gió
Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về cơn gió chướng cùng tình cảm, cảm xúc ngổn ngang khi chờ gió về. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ nỗi nhớ những kỉ niệm bên gia đình và tình yêu tha thiết với thiên nhiên đất trời, quê hương.

7. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Trở gió
- Sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.
- Xây dựng hình ảnh độc đáo "gió chướng".
- Từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

 Tom tat van ban Tro gio

Trở gió: tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật ngắn gọn


III. Dàn ý chi tiết Trở gió

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Ngọc Tư: là nhà văn nữ nổi bật trong nền văn học Việt Nam hiện nay. 

- Khái quát văn bản “Trở gió”: viết về những cảm xúc ngây ngô, trong sáng của nhân vật “tôi” mỗi khi mùa gió chướng xuất hiện.

2. Hình tượng gió chướng:

- Tác giả ví thời gian đợi gió về giống như một cuộc hẹn nhưng lại không rõ ràng thời gian "mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhau".
- Gió chướng xuất hiện:
+ Thời gian: vào tháng Chín.
+ Hơi thở của gió: "bỗng nghe hơi thở của gió rất gần".
+ m thanh của gió: "Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoáng e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không".
+ Tâm trạng của gió "Rồi nó mừng húm khi nhận ra tôi chẳng quên nó bao giờ".
+ Tính cách của gió: "Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng".
- Gió về cũng là lúc:
+ Tết đến, trẻ con háo hức vì sắp được sắm sửa quần áo mới "Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi".
+ Mùa thu hoạch diễn ra "chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới...".

3. Tình cảm của "tôi" đối với gió chướng:
* Tâm trạng ngổn ngang của nhân vật "tôi" khi gió chướng về
- Vừa mừng lại vừa bực: "Mừng đó rồi bực đó".
- Buồn vì "gió nầy là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay mình vẫn trắng như này".
- Cảm giác bản thân mất một thứ gì đó không rõ ràng, không thể giải thích nổi.
* Những ngóng trông, mong chờ và tình cảm của "tôi" với cơn gió chướng.
- Mặc dù buồn là vậy nhưng "tôi" khẳng định mình "vẫn luôn mong gió chướng về".
- Tình cảm của "tôi" với mùa gió chướng:
+ Gió chướng mang theo những hi vọng về mùa màng bội thu.
+ Gió chướng có sức gợi "khủng khiếp" đối với người "bấp bỏm văn chương" như "tôi".
+ Gió chướng làm "tôi" thêm nhớ quê hương "ngay lập tức tôi sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà".
-> Tình cảm gắn bó, thân thuộc với những cơn gió chướng, đồng thời là hiện hữu của kỉ niệm tuổi thơ bên gia đình "Có ai bán một mùa gió cho tôi?".
-> Tấm lòng yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời và quê hương.

4. Kết bài

- Khái quát lại nghệ thuật của văn bản.

- Nêu cảm nhận của em về văn bản này.

 

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/tro-gio-tac-gia-the-loai-phuong-thuc-bieu-dat-tom-tat-bo-cuc-noi-dung-nghe-thuat-71674n.aspx
Hi vọng, với những kiến thức được tổng kết trên đây, em sẽ nắm vững nội dung quan trọng của văn bản Trở gió - Nguyễn Ngọc Tư. Để có những chuẩn bị tốt nhất cho các bài học sau, em có thể tham khảo bài văn mẫu lớp 7 như:
- Tóm tắt Trở gió
- Phân tích Chiều sông Thương

Tác giả: An Nguy     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Tro gio tac gia the loai phuong thuc bieu dat tom tat bo cuc noi dung nghe thuat

, Tom tat van ban Tro gio, Soan bai Tro gio ngan nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn, Ngữ văn lớp 7 tập 2, trang 139

    Nội dung soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn của Taimienphi sẽ tập trung củng cố kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận, các em hãy tham khảo nhé.

  • Bài văn tả mẹ lớp 7

    Cùng là chủ đề về mẹ nhưng mỗi đề văn lại đề cập đến những yêu cầu khác nhau. Với Bài văn tả mẹ lớp 7, em sẽ cần sử dụng được thành thạo các phương thức biểu đạt, nhuần nhuyễn trong cách hành văn, triển khai ý. Để nắm

  • Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

    Để có những ý tưởng mới mẻ khi giới thiệu sản phẩm từ sách hay trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách, em hãy tham khảo ngay Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, trang 115, Ngữ văn 7, Kết nối

  • Cảm nhận khi đọc Cây bút thần

    Cây bút thần là truyện cổ tích nổi tiếng của Trung Quốc, truyện gửi gắm ước mơ về công lí, niềm tin vào cái thiện của nhân dân. Bài văn cảm nhận khi đọc Cây bút thần dưới đây không chỉ khái quát được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện mà còn thể hiện cảm nhận, quan điểm của người viết. Các em hãy cùng tham khảo nhé.