Lỗi dùng từ là lỗi thường gặp trong quá trình viết bài ở học sinh. Trong bài soạn Thực hành tiếng Việt bài 3 trang 80 Ngữ văn 10, Cánh Diều, học kì I do Tamienphi.vn cung cấp dưới đây, em sẽ có thêm gợi ý về cách xác định và sửa lỗi sai.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1 trang 80 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
a) Lỗi: "năng lực".
-> Sửa lỗi: Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất năng nổ.
b) Lỗi: "nhân văn".
-> Sửa lỗi: Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân vật.
c) Lỗi: "hàng ngàn".
-> Sửa lỗi: Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng của đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.
d) Lỗi: "các người phụ nữ".
-> Sửa lỗi: Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.
Câu hỏi 2 trang 80 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
a) Lỗi lặp nghĩa: "tác phẩm", "tuyệt tác".
-> Sửa lỗi:
+ Vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" là một tác phẩm giàu sức hấp dẫn.
+ Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một tuyệt tác.
b) Lỗi lặp từ: "con đường" - "hoạn lộ làm quan", "thế là" - "liệu có".
-> Sửa lỗi:
+ Mắc mưu Thị Hến, con đường làm quan của Huyện Trìa liệu có chấm hết?
+ Mắc mưu Thị Hến, con đường làm quan của Huyện Trìa thế là chấm hết.
Soạn văn Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
c) Lỗi lặp nghĩa: "đại diện", "thay mặt".
-> Sửa lỗi:
+ Bạn ấy đại diện cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.
+ Bạn ấy thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.
d) Lỗi lặp nghĩa: "bức thư", "tối hậu thư", "cuối cùng".
-> Sửa lỗi:
+ Đó là bức tối hậu thư mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang truy nã.
+ Đó là bức thư cuối cùng mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang truy nã.
Câu hỏi 3 trang 80 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Những kết hợp sai hoặc dư thừa:
- còn nhiều vấn đề tồn tại.
- thắng cảnh đẹp.
- đề cập vấn đề.
- công bố công khai.
Câu hỏi 4 trang 80 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp trên đã tạo ra sự trang nghiêm nơi cửa Phật. Đồng thời, tái hiện bầu không khí cổ xưa của xã hội phong kiến giúp người đọc có thể tưởng tượng được không gian, bối cảnh một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc kết hợp các từ có yếu tố Hán Việt vừa uyển chuyển vừa tinh tế góp phần biểu đạt đầy đủ các trạng thái cảm xúc của nhân vật.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-3-ngu-van-lop-10-canh-dieu-71989n.aspx
Để hạn chế lỗi dùng từ, các em cần sắp xếp trật tự từ phù hợp, xác định chính xác hoàn cảnh giao tiếp và hạn chế lỗi lặp từ. Hi vọng qua bài soạn trên, em đã có thêm cho mình định hướng khi làm bài. Mời các em xem thêm bài soạn, văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau