Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, 3 bài văn mẫu hay nhất

Truyện Thần Trụ trời đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn liền với văn hóa dân gian Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tác phẩm, các em học sinh có thể tham khảo những bài văn mẫu phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời dưới đây.

Đề bài: Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

phan tich danh gia chu de va nhung net dac sac ve hinh thuc nghe thuat cua truyen than tru troi

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện thần thoại đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích nguồn gốc vũ trụ và con người. Một trong những tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại này là truyện Thần Trụ trời, phản ánh tư duy và quan niệm của người xưa về sự hình thành trời đất. Để hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa, nội dung và ý nghĩa của câu chuyện này, chúng ta hãy đi vào viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá dưới đây.
 

Mục lục:
A. Dàn ý.
B. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.
3. Bài mẫu số 3.


A. Dàn ý phân tích truyện thần thoại Thần Trụ trời

I. Mở bài:
- Giới thiệu về truyện kể: Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.
- Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện "Thần Trụ trời".
II. Thân bài:
1. Xác định chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề:
- Truyện "Thần Trụ trời" đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,... một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.
2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:
* Phân tích
- Giải thích quá trình tạo lập thế giới:
+ Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.
+ Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi...".
* Đánh giá:
Truyện "Thần Trụ trời" đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.
3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:
- Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.
- Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Qua cau chuyen Than Tru troi em rut ra duoc bai hoc gi doi voi ban than

Bài văn mẫu lớp 10: Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

 


📌 Một số bài viết hay về truyện Thần Trụ trời
📝Phân tích Thần Trụ trời - Ngữ Văn lớp 10 - Cánh Diều


B. Đoạn văn mẫu Phân tích, đánh giá Thần Trụ trời

1. Đoạn văn phân tích những chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ trời

Truyện "Thần Trụ trời" nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm truyện thần thoại suy vi, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Tác phẩm không chỉ thu hút người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi những tình tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Cột dùng đầu đội trời rồi dùng tay bới đất dựng lên một cây cột vừa cao vừa to chống trời. Sau một thời gian, thấy cột khô cứng, thần phá cột ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia của trời đất, nguyên nhân hình thành nhiều bề mặt địa hình như sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột Trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết đó cũng đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

2. Viết đoạn văn 200 chữ phân tích Thần Trụ trời

Từ trước đến nay, tôi đã học được rất nhiều câu chuyện thần thoại hay và thú vị. Nhưng câu chuyện tôi thích nhất vẫn là "Thần Trụ trời". Đọc tác phẩm, tôi không khỏi suy nghĩ và không khỏi xúc động. Truyện kể rằng vào thời trời đất còn hỗn loạn, tăm tối, có một vị thần khổng lồ. Thần dựng trời cao, rồi đào đất, nặn đá, dựng cột chống trời, khi trời đất phân tranh thì thần phá trụ. Sau khi hoàn thành công việc, xác bay lên trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Ồ! Tôi thích thân hình to lớn của thần rất nhiều vì tôi thấp và gầy. Tôi đã nhìn thấy những người to cao, nhưng không ai giống như thần. Tôi cứ ước, giá như mình có một thân hình và đôi tay như thần thánh, tôi sẽ là một cầu thủ xuất sắc, chỉ cần một bước chân là tôi có thể sút bóng vào khung thành đối phương. Thật thú vị! Không những thế, tôi còn ngưỡng mộ Chúa vô cùng. Chúa có rất nhiều đức tính tốt mà tôi không có. Trước hết, tôi yêu tất cả các loài động vật. Nếu không có tình yêu, tôi đã không nhọc công ngẩng đầu lên trời, kiên nhẫn đào đất, dựng cột chống trời. Làm công việc đó, thần vừa thể hiện tình yêu thương muôn loài, vừa thể hiện sự quyết tâm, cần cù, chịu khó. Khi xong việc, thần không đợi muôn loài báo đáp, lặng lẽ bay về trời, để lại những công việc còn lại cho các vị thần khác tiếp tục xây dựng cho thế giới, cho muôn loài có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ không có ai trên thế giới này có những đức tính tốt như Chúa. Câu chuyện về "Thần Trụ trời" là câu chuyện thần thoại giúp tôi hiểu được quan niệm cổ xưa về sự hình thành của trời và đất.

 

C. Bài văn mẫu Phân tích, đánh giá Thần Trụ trời

Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc..

- - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
 

Bài Phân tích Thần Trụ trời trên đây là một trong những bài viết cung cấp đầy đủ kiến thức giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các em cảm thấy môn Ngữ văn là một môn học rất thú vị và bổ ích.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-danh-gia-truyen-than-tru-troi-70791n.aspx
Để học tốt Văn, các em đừng bỏ qua tham khảo nhiều bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Phân tích, đánh giá truyện Prô-mê-tê và loài người
- Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích, đánh giá truyện Prô-mê-tê và loài người
Tuyển tập Văn mẫu lớp 10
Phân tích, đánh giá một bài thơ Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, CTST
Phân tích, đánh giá Thơ duyên
Từ khoá liên quan:

phan tich danh gia truyen than tru troi

, bai van phan tich danh gia truyen than tru troi hay nhat, bai van phan tich danh gia truyen than tru troi ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 10

    Những bài văn mẫu hay lớp 10

    Bài văn mẫu lớp 10 được Taimienphi.vn tổng hợp và sưu tầm những bài văn hay nhất, đạt chất lượng cũng như được đánh giá cao về văn phong, vốn từ. Đây là những tư liệu hay, cần thiết giúp các bạn học tốt môn văn hơn. Mời ...

Tin Mới