Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, CTST

Phân tích, đánh giá một bài thơ là dạng đề quen thuộc khi học Ngữ văn 10. Tham khảo Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ ngắn nhất, trang 73, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, học kì I để rèn luyện kĩ năng viết của bản thân.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ, Ngữ văn lớp 10, CTST

soan bai viet van ban nghi luan phan tich danh gia mot bai tho ngu van lop 10 ctst

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, CTST

 

I. Đọc ngữ liệu tham khảo

1. Ngữ liệu trên có phải là một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?
Trả lời:
- Ngữ liệu trên không phải là một bài viết hoàn chỉnh.
- Căn cứ vào nội dung của ngữ liệu để khẳng định điều đó.
2. Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?
Trả lời:
- Nội dung phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được trình bày theo cách kết hợp hai nội dung.
- Cách trình bày như vậy có ưu điểm:
+ Xây dựng và triển khai kết hợp các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự thống nhất, mạch lạc và liên kết với nhau để làm sáng tỏ ý nghĩa, giá trị của bài viết.
+ Giúp người đọc/ người nghe thấy được những nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật của toàn bài thơ theo trình tự từ 2 câu đề đến 2 câu thực và 2 câu luận.
3. Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.
Trả lời:
Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:
- Phân tích, đánh giá hai câu đề qua những nét đặc sắc của hình ảnh trong hai câu thơ.
- Phân tích, đánh giá hai câu thực qua cách miêu tả hình ảnh lấy "động" tả "tĩnh".
- Phân tích và đánh giá 2 câu luận qua các hình ảnh gợi mở không gian cao rộng, thanh vắng.
4. Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ "Thu điếu", tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?
Trả lời:
* Tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ:
- Dẫn chứng: trích các câu thơ và hình ảnh.
- Lí lẽ: "Chiếc thuyền bé tẻo teo làm cho ao trở nên rộng", "Sóng biếc" tương phản (...) nổi bật, mĩ lệ".
5. Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm không?
Trả lời:
- Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm.
Hay viet bai van nghi luan phan tich danh gia chu de

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, CTST


 

II. Thực hành viết theo quy định

Đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).
Bài tham khảo: Phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pác Bó
1. Dàn ý Phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá.
b. Thân bài:
* Xác định chủ đề của bài thơ: phác họa những ngày sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó của Người, đồng thời cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên ở Bác.
* Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ:
- Hoàn cảnh sống của Bác:
+ Nơi ở và làm việc: "hang", "bờ suối" -> điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn.
+ "sáng ra" - "tối vào": cho thấy cảnh sinh hoạt diễn ra giống như vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại.
+ "Cháo bẹ", "rau măng": những bữa cơm đơn giản.
- Tinh thần lạc quan ở Bác:
+ "vẫn sẵn sàng": tư thế chủ động.
+ Trước điều kiện sống và sinh hoạt tạm bợ, thiếu thốn, Người vẫn kiên trì "dịch sử Đảng" - công việc có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp Cách mạng dân tộc ta.
* Phân tích, đánh giá đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
- Bố cục chặt chẽ -> góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
- Xây dựng các hình ảnh đối lập: "sáng ra" - "tối vào", "bàn đá chông chênh" - "dịch sử Đảng" -> khắc họa cuộc sống thiếu thốn, khó khăn của Người.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
2. Bài văn mẫu Phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật Tức cảnh Pác Bó
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. Người không chỉ để lại sự nghiệp cách mạng lớn lao cho dân tộc mà còn để lại một số di sản văn học quý giá. Các tác phẩm thơ ca của Người thường viết về tình yêu cùng niềm tự hào về thiên nhiên, đất nước. Trong đó, "Tức cảnh Pác Bó" được coi là tác phẩm đặc sắc về chủ đề và độc đáo về hình thức nghệ thuật.

Bài thơ không chỉ khắc họa những ngày sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó mà còn gợi được tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Người. Chủ đề ấy được thể hiện ngay trong câu thơ đầu:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang"

Câu thơ đã mở ra cảnh sinh hoạt thường ngày ở hang Pác Bó. Nó giống như vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại "sáng ra" - "tối vào". Và nơi Người ra vào cũng thật đặc biệt. Không phải dinh thự hay biệt phủ cao sang, Người sống và làm việc mỗi ngày nơi núi rừng có "suối", "hang". Tuy điều kiện sinh hoạt có thiếu thốn, bộn bề khó khăn nhưng ta cảm nhận được lối sống quy củ, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên của Người.

Cuộc sống sinh hoạt của Người càng thêm giản dị với những hình ảnh dung dị, đời thường:

"Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng"

Những bữa cơm đơn giản chỉ có "cháo bẹ", "rau măng" nhưng Người vẫn luôn mang trong mình tinh thần "vẫn sẵn sàng". Đối lập với sự khó khăn trong cuộc sống là tư thế chủ động, tinh thần lạc quan.

Chủ đề của bài thơ càng thêm nổi bật với những hình ảnh miêu tả công việc thường ngày:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"

Từ láy tượng hình "chông chênh" gợi cảm giác bấp bênh, không bằng phẳng kết hợp với danh từ "bàn đá" đã khắc họa nơi làm việc tạm bợ của Bác. Thế nhưng, dù gặp bao nhiêu, Người vẫn ngồi đó và kiên trì với công việc "dịch sử Đảng" - công việc có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp Cách mạng của dân tộc ta.

Và khi đối mặt với những kho khăn, thiếu thốn trong điều kiện sinh hoạt và làm việc, Người vẫn thể hiện tinh thần lạc quan của mình:

"Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Dù phải trải qua bao gian nan, vất vả, Người vẫn luôn khao khát và mong muốn đem lại niềm hạnh phúc, ấm no, độc lập cho toàn nước nhà. Chính bởi vậy, với Người, được làm Cách mạng thì cuộc đời ấy trở nên "sang" biết bao. Từ "sang" như nhãn tự của bài thơ, làm nổi bật chủ đề bài thơ và làm sáng lên phong thái ung dung, tinh thần lạc quan yêu đời, sự vững vàng của Người vào Cách mạng Việt Nam. Qua đó, ta cũng cảm nhận được niềm vui khi được thực hiện công việc lí tưởng ở Người.

Để làm nổi bật chủ đề của bài thơ, chúng ta không thể nào phủ nhận những đóng góp về đặc sắc nghệ thuật. Giống như các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt khác, "Tức cảnh Pác Bó" được triển khai theo bố cục chặt chẽ: khai, thừa, chuyển, hợp. Câu thơ đầu đã mở ra không gian sống và làm việc của Người. Đến với câu thơ hai và ba, nhà thơ khắc họa chi tiết cuộc sống sinh hoạt và công việc thường ngày. Cuối cùng, câu thơ cuối là những cảm nhận của Người về cuộc đời Cách mạng. Như vậy, nhờ có sự kết hợp hài hòa và chặt chẽ trong bố cục, bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích đã thể hiện rõ toàn bộ chủ đề của bài thơ.

Bên cạnh đó, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm còn được thể hiện qua các hình ảnh đối lập. Đó là sự đối lập trong thời gian sinh hoạt, hoạt động của Người ở Pác Bó "sáng - tối", "ra - vào". Nhà thơ đã rất tinh tế khi sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong một câu thơ để diễn tả lối sống đều đặn cùng sự hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên núi rừng. Những hình ảnh thơ đối lập cũng được gợi tả qua công việc "bàn đá chông chênh" - "dịch sử Đảng". Công việc vĩ đại, mang ý nghĩa quan trọng như vậy lại được thực hiện trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Nhưng vượt lên trên hoàn cảnh ấy là tinh thần lạc quan, làm chủ cuộc sống và tình yêu công việc của Người.

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã giúp chúng ta hiểu thêm về con người của Bác - một vị lãnh tụ suốt đời vì nước, vì dân, vì sự nghiệp Cách mạng của đất nước. Qua đây, ta cũng cảm nhận được thái độ và quan điểm sống tích cực của Người mà mỗi người cần học hỏi, noi theo.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Mong rằng, qua bài soạn này, em sẽ nắm chắc các kĩ năng viết văn nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Em có thể tham khảo các văn mẫu lớp 10 trong chủ điểm Giao cảm với thiên nhiên, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo như:
- Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
- Soạn bài Ôn tập bài 3

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-mot-bai-tho-ngu-van-lop-10-ctst-71995n.aspx

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Ngữ văn 10 Cánh Diều
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học Ngữ văn 10 KNTT
Nghị luận về cách nhìn nhận đánh giá người khác hay nhất, ngắn gọn
Từ khoá liên quan:

viet van ban nghi luan phan tich danh gia mot bai tho ngu van lop 10 ctst

, van ban nghi luan phan tich danh gia mot bai tho ngu van lop 10 ctst, bai van nghi luan phan tich danh gia mot bai tho,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Những bài mẫu lớp 10 hay

    Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình trình Ngữ văn lớp 10 được rất nhiều các giáo viên và các em học sinh lớp 10 quan tâm tìm hiểu. Để hoàn thành tốt bài ...

Tin Mới