Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích ngắn gọn, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật), Ngữ văn 10, Kết nối tri thức là cơ sở để hình thành các kĩ năng viết bài văn phân tích, đánh giá tác phẩm văn học. Các em tham khảo bài soạn mẫu mà Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để có thể chuẩn bị bài thật tốt nhé.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật) Ngữ Văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai viet van ban nghi luan phan tich danh gia mot tac pham truyen chu de nhung net dac sac ve hinh thuc nghe thuat

Soạn ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống


I. Trả lời câu hỏi

1. Vấn đề chính được bàn luận là gì?
* Trả lời:
Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản là: Sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn "Quà giáng sinh" của O. Hen-ry.
2. Bài nghị luận trên giúp người đọc có được hiểu biết gì về truyện ngắn "Quà giáng sinh"?
* Trả lời:
Bài nghị luận trên giúp người đọc có được hiểu biết về nội dung chính, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, ngôi kể,... của truyện ngắn
3. Tác giả bài viết đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
* Trả lời:
Tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự từ phân tích giá trị nghệ thuật đến khái quát, phân tích chủ đề của tác phẩm.


II. Thực hành viết

Bài làm tham khảo
Đề bài: Phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
1. Dàn ý chi tiết
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn "Chữ người tử từ".
- Đánh giá khái quát về chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật.
b) Thân bài:
* Tóm tắt nội dung chính của truyện.
Câu chuyện kể về nhân vật Huấn Cao là tên tử tù do làm phản chống lại triều đình. Ông có tài viết chữ đẹp và bẻ khóa vượt ngục. Trước khi bị giải về Kinh chịu tội, ông được đưa vào nhà lao nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại canh giữ. Cả hai người đều rất yêu mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày ở tù, Huấn Cao được viên quản ngục đối đãi đặc biệt với mong muốn được Huấn Cao cho chữ. Cảm động trước tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ và khuyên viên quản ngục nên đổi nghề để giữ được tấm lòng thiên lương.
* Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
- Tình huống truyện độc đáo.
+ Cuộc gặp gỡ éo le giữa nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục trong đề lao.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.
+ Đối lập về địa vị xã hội: Huấn Cao - viên quản ngục.
+ Đối lập giữa vị thế xã hội và bản tính: viên quản ngục, thầy thơ lại với bọn lĩnh và nhà nước thống trị phong kiến.
+ Đối lập giữa cái đẹp với cái dơ bẩn: chữ viết với không gian cho chữ.
+ Đối lập giữa ánh sáng với bóng tối: bức bạch lụa với cái tối tắm phòng giam.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao hội tụ nhiều vẻ đẹp.
+ Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, không chịu khuất phục.
+ Vẻ đẹp của người tài hoa, nghệ sĩ.
+ Vẻ đẹp của tấm lòng thiên lương, trong sáng.
- Ngôn ngữ cổ kính, trang trọng, giàu sức gợi hình gợi cảm.
* Phân tích, đánh giá về chủ đề của tác phẩm
- Ca ngợi cái đẹp và phẩm chất thiên lương, trong sáng của con người.
c) Kết bài:
- Kết luận và mở rộng, nâng cao vấn đề cần bàn luận.

Soan bai Truyen ve cac vi than sang tao the gioi

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)

2. Viết bài
Khi nhận xét về Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi đã nói rằng: "Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật, tự nhận mình là người sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa". Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm "Chữ người tử tù" được in lần đầu năm 1939 và được in lại trong tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân. Một trong những điểm làm nên thành công của tác phẩm chính là nét nghệ thuật đặc sắc cùng quan niệm của nhà văn về sáng tạo nghệ thuật.
"Chữ người tử tù" là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân. Câu chuyện kể về nhân vật Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nhưng phải chịu án tử hình do chống lại triều đình. Trước khi bị giải về kinh chịu tội, ông được đưa vào nhà lao nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại canh giữ. Cả hai người đều rất yêu mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày ở tù, Huấn Cao được viên quản ngục đối đãi đặc biệt với mong muốn được Huấn Cao cho chữ. Cảm động trước tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ và khuyên viên quản ngục nên đổi nghề để giữ được tấm lòng thiên lương.
Nguyễn Tuân đã xây dựng một cốt truyện đơn giản. Nhân vật của truyện chỉ có ba người là viên quản ngục, thầy thơ lại và Huấn Cao. Trong đó, Huấn Cao và viên quản ngục là hai nhân vật chính. Viên quản ngục là nhân vật được tác giả miêu tả kĩ nhất về ngoại hình với "khuôn mặt nghĩ ngợi, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu, những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự đã biến mất, thay vào đó là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và nhẹ nhàng". Nhân vật Huấn Cao xuất hiện ở phần sau nhưng độc giả hoàn toàn có thể hình dung nhân vật thông qua cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại ở phần trước đó. Dường như tác giả muốn tập trung vào tình huống truyện đặc biệt, éo le giữa viên quản ngục và người tử tù Huấn Cao. Đây là cuộc gặp gỡ giữa một người là tên cầm đầu phiến loạn còn một người là viên quan coi ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Nguyễn Tuân đã dựng lên tình huống truyện độc đáo làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao cũng như làm sáng tỏ tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục.
"Chữ người tử tù" được tác giả sử dụng và vận dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập. Ông xây dựng nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trong thế đối lập nhau. Một người đại diện cho chế độ cầm quyền còn người kia lại ra sức chống lại ách thống trị của nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, cả hai người đều say mê với cái đẹp, cảm động trước tấm lòng thiên lương, cao cả của người khác. Đặc biệt, Nguyễn Tuân còn xây dựng tình huống "xưa nay chưa từng có" khi thú viết chữ đại diện cho cái đẹp lại được sản sinh ngay giữa chốn ngục tù, nhơ nhuốc. Ánh sáng của ngọn đuốc và tấm lụa bạch đối lập hoàn toàn với "buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián". Cái đẹp có thể tỏa sáng giữa chốn đêm đen nhưng không thể chung sống cùng với xấu xa, hiểm ác.
Nhân vật Huấn Cao được Nguyễn Tuân tập trung bút lực với những nét phẩm chất đặc biệt, trước hết là người nghệ sĩ tài hoa, có tài viết chữ đẹp. Mặc dù chưa biết mặt nhưng tiếng tăm của Huấn Cao đã được lan truyền khắp vùng tỉnh Sơn về tài "viết chữ rất nhanh và rất đẹp". Viên quản ngục lẫn thầy thơ lại đều đem lòng ngưỡng mộ tài năng của Huấn Cao ngay cả khi chưa từng biết mặt hay được chính mắt chiêm ngưỡng con chữ của ông. Viên quản ngục còn nghe đồn rằng "ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục", chứng tỏ Huấn Cao là người văn võ song toàn, có mưu trí lớn. Cái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao khiến viên quản ngục khao khát có được chữ của ông treo trong nhà. Ông nói với thơ lại rằng: "Chữ của Huấn đẹp lắm, vuông lắm... có chữ Huấn Cao treo trong nhà như có báu vật, không có ân hận suốt đời". Nguyễn Tuân đã vô cùng khéo léo trong việc khắc họa tài năng, khí phách của nhân vật Huấn Cao chỉ bằng đoạn hội thoại nhỏ. Dù không miêu tả trực tiếp nhưng người đọc vẫn có được những hình dung ban đầu và ấn tượng về tài viết chữ của Huấn Cao cùng niềm si mê cái đẹp, tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục. Ngoài ra, hành động cho chữ của Huấn Cao trong trạng thái "cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván" cho thấy sự khoan thai của người sáng tạo nghệ thuật. Nhà lao, gông xiềng có thể trói buộc người nghệ sĩ về mặt thân thể nhưng không thể nào ngăn cản họ sáng tạo ra cái đẹp và say mê với hai chữ nghệ thuật. Có thể nói, cảnh cho chữ trong tác phẩm tạo nên "cảnh chưa nay chưa từng có".
Bên cạnh đó, tác giả cũng xây dựng nhân vật Huấn Cao là nhân vật có khí phách hiên ngang, bất khuất. Hành động "lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành công xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái" mặc tên lính áp giải thị uy cho thấy khí phách ngang tàng, không hề thay đổi. Huấn Cao tỏ ra khinh bỉ, không thèm đếm xỉa tới, ông vẫn "thản nhiên nhận rượu và ăn thịt, coi như đó là một việc làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm". Đáp trả lại lời hỏi han, cùng điệu bộ khép nép của viên quản ngục, Huấn Cao vẫn giữ nguyên thái độ lạnh lùng, không hề bận tâm đến cảm xúc của viên quản ngục. Ở Huấn Cao toát lên vẻ ung dung, tự tại của một người nghệ sĩ đang thưởng thức thú vui cuộc đời thay vì thái độ sợ sệt, lo âu của một người sắp sửa đối mặt với cái chết. Đó là khí phách của một trang anh hùng đầy dũng khí, vẫn bình tĩnh sống những ngày cuối đời đầy oanh liệt.
Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp không bao giờ vì tiền bạc, quyền lực mà cho chữ "ta nhất sinh không bao giờ vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ". Cảm kích trước tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quan coi ngục và quyết định cho chữ ở ngay chốn ngục tù "nào đâu ta có biết....tấm lòng trong thiên hạ" và coi viên quản ngục là tri âm, tri kỉ với mình.
Vẻ đẹp ngôn ngữ cũng là yếu tố làm nên tính đặc sắc về mặt nghệ thuật cho tác phẩm. Nguyễn Tuân sử dụng hệ thống từ Hán Việt đã tạo ra không khí nghiêm trang, cổ kính của quá khứ xa xôi.
Tác phẩm được kể từ ngôi thứ ba khiến câu chuyện diễn ra một cách khách quan trước mắt độc giả. Có thể thấy chủ đề của tác phẩm đã được thể hiện một cách rõ ràng: ca ngợi cái đẹp, phẩm chất đạo đức của con người và chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời tác giả cũng thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ tình yêu quê hương đất nước.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện không chỉ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ mà còn rèn luyện năng lực văn học cho học sinh. Chúc các em có những giây phút học tập ý nghĩa dưới mái trường mến yêu!

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-mot-tac-pham-truyen-chu-de-nhung-net-dac-sac-ve-hinh-thuc-nghe-thuat-71022n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 1, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Viet van ban nghi luan phan tich danh gia mot tac pham truyen Chu de nhung net dac sac ve hinh thuc nghe thuat

, Soan bai Viet van ban nghi luan phan tich danh gia mot tac pham truyen ngan gon, Soan ngu van 10 ket noi tri thuc voi cuoc song,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

    Thần Trụ trời là một trong những thần thoại suy nguyên được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Để nắm vững kiến thức khi học về tác phẩm Thần Trụ trời cũng như có thể làm bài Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, em có

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Trong cuộc sống, có những tình huống em phải viết một bài luận. Nếu còn khó khăn trong việc Viết bài luận về bản thân trang 113, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II, em hãy theo dõi dàn ý và bài văn mẫu do đội ngũ

  • Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Mở đầu bài 9 với chủ đề Hành trang cuộc sống, các em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất trang 100, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II trên Taimienphi.vn để có những ý tưởng, định hướng

  • Mã lệnh GTA 5, cheat code GTA V đầy đủ cho PC, PS, Xbox

    Tận dụng sức mạnh của mã lệnh trong GTA 5 để thay đổi hoàn toàn cách bạn chơi. Với hàng trăm mã lệnh khác nhau, bạn có thể có được tất cả các loại vũ khí, phương tiện và nguyên liệu cần thiết để thành công trong thế giới tội phạm này. Khám phá và trải nghiệm sự mạnh mẽ của các mã lệnh trong GTA 5 ngay hôm nay.