Đề bài Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích rất rộng, các em có thể lựa chọn thơ hoặc truyện trong Ngữ văn lớp 10 để phân tích đều được như Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện Chữ người tử tù; Phân tích, đánh giá Mùa xuân chín..... Các em cùng tham khảo bài văn mẫu và dàn ý dưới đây để hoàn thành được bài văn của mình nhé.
Đề bài: Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích
Viết dàn ý, bài văn mẫu Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10
>> Xem thêm Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ngắn nhất tại đây.
Đề 1: Phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của Chữ người tử tù
I. Dàn Ý Phân Tích, Đánh Giá Chủ Đề, Nét Đặc Sắc Về Hình Thức Nghệ Thuật Của Chữ Người Tử Tù
1.Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm và nêu lí do lựa chọn tác phẩm để phân tích, đánh giá:
+ Tác giả Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là người suốt đời đi tìm cái đẹp cái đẹp. Phong cách sáng tác của ông tài hoa và uyên bác.
+ "Chữ người tử tù" được in trong tập truyện "Vang bóng một thời", tác phẩm được đánh giá là "một văn phẩm đạt tới sự toàn diện, toàn mĩ".
+ Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện tấm lòng yêu nước thầm kín và khẳng định cái tài, cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
2. Thân bài:
a. Tóm tắt nội dung chính của truyện:
- Huấn Cao là một người có tài viết chữ rất đẹp nhưng do ông chống lại triều đình nên đã bị kết án tử hình.
- Khi bị giam tại nhà giam, Huấn Cao đã gặp viên quản ngục - một người rất mê tài viết chữ của Huấn Cao và muốn xin chữ của ông Huấn Cao để treo trong nhà.
- Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi nhưng ông vẫn tỏ ra dửng dưng. Sau khi ông hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục đã quyết định cho chữ và khuyên người như viên quản ngục nên về quê sống để giữ "thiên lương cho lành vững".
b. Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện:
- Chủ đề: Quan niệm về cái đẹp và cái thiện của nhà văn Nguyễn Tuân: Cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác.
- Chủ đề được thể hiện rõ qua cuộc gặp gỡ éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục.
c. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
- Tình huống truyện độc đáo.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ấn tượng.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
3. Kết bài: Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm.
Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích mẫu hay nhất
II. Bài Tham Khảo Phân Tích, Đánh Giá Chủ Đề, Nét Đặc Sắc Về Hình Thức Nghệ Thuật Của Chữ Người Tử Tù
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là người "suốt đời đi tìm cái đẹp", ông có phong cách sáng tác độc đáo tài hoa và uyên bác. "Chữ người tử tù" được biết đến là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. "Chữ người tử tù" in trong tập truyện "Vang bóng một thời" được đánh giá là "một văn phẩm đạt tới sự toàn diện, toàn mĩ".
Truyện kể về cuộc gặp gỡ đầy éo le của Huấn Cao và viên quản ngục. Huấn Cao là một người có tài viết chữ rất đẹp nhưng do chống lại triều đình nên đã bị kết án tử hình. Tại nhà giam, Huấn Cao đã gặp viên quản ngục - một người thích "chơi chữ" và muốn xin chữ của ông để treo trong nhà. Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi nhưng vẫn dửng dưng. Tuy nhiên, sau khi hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ và khuyên viên quản ngục nên về quê sống để giữ "thiên lương cho lành vững".
Chủ đề của tác phẩm "Chữ người tử tù" là quan niệm về cái đẹp và cái thiện. Với Nguyễn Tuân, "cái tài", "cái tâm" vốn không thể tách rời, cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác. Chủ đề được thể hiện qua cuộc gặp gỡ trong cảnh ngộ đặc biệt giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Thời gian và không gian gặp gỡ của Huấn Cao và viên quản ngục rất đặc biệt, đó là vào những ngày cuối cùng trong cuộc đời Huấn Cao ở chốn ngục tù. Về quan hệ xã hội, họ là những kẻ đối nghịch với nhau, một người là tử tù - chống lại triều đình, một người là viên quản ngục - đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Thế nhưng trên phương diện trên phương diện nghệ thuật, họ đều là những người say mê cái đẹp.... (Còn nữa)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của Chữ người tử tù
Đề 2: Phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
I. Dàn Ý Phân Tích, Đánh Giá Chủ Đề, Nét Đặc Sắc Về Hình Thức Nghệ Thuật Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên
a. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nêu cảm nhận của em.
+ Tác giả Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI.
+ "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên" trích trong "Truyền kì mạn lục" chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, chúng ta học hỏi được những bài học đạo đức quý báu.
b. Thân bài:
1. Tóm tắt nội dung chính của truyện
Tác phẩm kể về chàng Ngô Tử Văn đã dũng cảm đấu tranh giành lại bình yên cho dân làng trước hồn ma tên bại tướng phương Bắc. Sau này, nhờ sự tiến cử của Thổ công, chàng đã nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên.
2. Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm:
- Tác phẩm ca ngợi con người có sự cương trực, thẳng thắn, dám đứng lên bảo vệ công lí.
- Truyện đã lên án, tố cáo những kẻ gian manh và tham lam.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội.
3. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
- Cốt truyện đặc sắc, hấp dẫn.
- Nhân vật khắc họa theo hai tuyến đối lập.
- Sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố ảo.
c. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung, nét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích mẫu đạt điểm cao
II. Bài Tham Khảo Phân Tích, Đánh Giá Chủ Đề, Nét Đặc Sắc Về Hình Thức Nghệ Thuật Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên
"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" trích "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ đã để lại trong em những ấn tượng khó quên. Không chỉ là một câu chuyện đơn thuần, tác phẩm còn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, truyện mang đến cho ta bài học về đạo đức thông qua nhân vật Ngô Tử Văn.
Ngô Tử văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng có tính cách ngay thẳng, thật thà "thấy sự tà gian thì không thể chịu được". Mọi người vùng Bắc đều ngợi khen chàng là người cương trực. Trong làng Ngô Tử Văn sinh sống có một ngôi đền thiêng. Tuy nhiên, cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, bộ tướng Mộc Thạnh có "viên Bách hộ họ Thôi tử trận gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian". Điều này khiến Ngô Tử Văn rất tức giận và chàng đã đốt đền. Sau khi đốt đền về nhà, chàng đã lên cơn sốt rét, trong cơn sốt chàng đã thấy một người tự xưng là cư sĩ nhưng thật ra lại là một viên tướng bại trận ở Bắc triều lên đe dọa nếu không trả lại ngôi đền thì sẽ gặp phiền phức. Ngô Tử Văn được Thổ công mách bảo về những việc làm sai trái của tên hung thần và cách để trị tên hắn nên khi xuống âm phủ Ngô Tử Văn đã thẳng thắn tố cáo tội các của tên viên tướng bại trận với Diêm Vương. Diêm Vương sinh nghi nên đã cho người đến đền Tản Viên gặp Thổ công để chứng thực. Sau khi Tử Văn được minh oan, chàng được Diêm Vương cho sống lại.... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
Đề 3: Phân tích, đánh giá Thu hứng
I. Dàn Ý Phân Tích, Đánh Giá Thu Hứng:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
2. Thân bài
a. Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Nhan đề bài thơ: "Cảm xúc mùa thu "gợi ra cho người đọc những suy nghĩ về tâm trạng của nhà thơ trong mùa thu.
- Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ cảm xúc trước bức tranh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc trước khung cảnh sinh hoạt của con người trong thu .
b. Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ đã được sử dụng
* Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên mùa thu:
- Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: "sương móc trắng xóa", "rừng phong", "hơi thu hiu hắt", "sóng tung vọt trùm bầu trời", "gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u".
- Khung cảnh mùa thu ở trên cao: "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm. Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm".
+ "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm": diễn tả được làn sương dày tạo thành màu trắng xóa làm tiêu điều cả rừng phong.
+ "Núi Vu, kẽm Vu": hai địa danh thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi có vách núi dựng đứng, hiểm trờ. Về mùa thu, khí trời u ám, mù mịt kết hợp với "hơi thu" hiu hắt càng nhấn mạnh với không khí lạnh lẽo bao trùm khắp không gian.
- Khung cảnh mùa thu ở dưới thấp: "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng"/"Tái thượng phong vân tiếp địa âm"
+ "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng": động từ mạnh "tung vọt", "trùm" diễn tả được chuyển động nhanh, mạnh, dữ dội của dòng sông.
+ "Tái thượng phong vân tiếp địa âm": hình ảnh gió mây sà xuống thấp khiến cho mặt đất trở nên âm u.
- Phép đối: "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng"/"Tái thượng phong vân tiếp địa âm".
- Tính từ miêu tả: "trắng xóa", "hiu hắt", âm u" => bức tranh thiên nhiên mùa thu nơi núi rừng hiu hắt.
- Gieo vần: "lâm" - "sâm", "âm" => Không gian rộng tiêu điều, u ám.
=>Bốn câu thơ đầu khắc họa thiên nhiên mùa thu ảm đạm, huy hắt diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn của tác giả.
* Tâm trạng của nhân vật trữ tình trước cảnh vật và khung cảnh sinh hoạt của con người:
- Hình ảnh thơ: "khóm cúc nở hoa" và con thuyền lẻ loi" gợi cảm giác trôi nổi, vô định => diễn tả cảm giác nhớ thương quê nhà của tác giả.
+ Phép đối: "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ/ Cô chu nhất hệ cố viên tâm."
- Hoạt động của con người trong mùa thu: "Hàn y xứ xứ thôi đao xích,/ Bạch Đế thành cao cấp mộ châm."
+ Từ láy "rộn ràng", "dồn dập" => diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
=> Bốn câu thơ cuối bày tỏ nỗi lòng của tác giả trước cảnh vật.
* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- So sánh với bài thơ "Thu hứng" bài 2 của Đỗ Phủ để thấy được nét độc đáo, hấp dẫn.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích mẫu của học sinh giỏi
II. Bài Văn Mẫu Tham Khảo Phân Tích, Đánh Giá Thu Hứng:
Đỗ Phủ là nhà thơ tiêu biểu của nền Thi Đường Trung hoa và được người đời sau tôn vinh làm Thi thánh (Thánh thơ). Cuộc đời Đỗ Phủ sống trong thời kì loạn An - Sử với những biến cố dữ dội của thời đại. Ông phải chịu cảnh li tán, ốm đau, bệnh tật và khốn khó tại Quỳ Châu. Trong những tháng ngày phiêu bạt nơi đất khách quê người, ông đã sáng tác bài thơ "Thu hứng" (bài 1) nằm trong chùm tám bài thơ cùng nhan đề. Tác phẩm khắc họa bức tranh thiên nhiên, con người trong mùa thu từ đó bày tỏ nỗi nhớ quê hương của tác giả Đỗ Phủ.
Ngay từ nhan đề đã gợi cho người đọc tâm trạng của thi nhân trước cảnh mùa thu. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình vận động từ cảm xúc trước bức tranh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc trước cảnh vật và khung cảnh sinh hoạt của con người.
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Phân tích, đánh giá Thu hứng
Đề 4: Phân tích, đánh giá Mùa xuân chín
I. Dàn Ý Phân Tích, Đánh Giá Mùa Xuân Chín
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
2. Thân bài:
a. Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Nhan đề bài thơ: gợi ra sự căng tràn, tròn đầy của mùa xuân.
- Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh.
b. Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ đã được sử dụng
* Khung cảnh mùa xuân:
- Thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống:
+ Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: "làn nắng ửng", "khói mơ tan", "bóng xuân sang", "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời".
+ Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "bóng xuân sang". Đảo ngữ "Sột soạt gió trêu tà áo biếc" với từ láy "sột soạt" để miêu tả âm thanh của gió thổi tình tứ, trêu đùa tà áo biếc.
+ Nhịp thơ: có sự thay đổi linh hoạt. => Gợi mở không gian.
+ Gieo vần: "vàng" - "sang", "trời" - "chơi" => Không gian rộng lớn.
=> Ngôn từ của bài thơ gợi lên khung cảnh của một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ và căng tràn sức sống.
- Con người đang độ tuổi xuân rực rỡ:
+ Hình ảnh thơ giàu sức gợi: "đám xuân xanh", "tiếng ca vắt vẻo", "khách xa", "chị ấy".
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa "tiếng ca" - "vắt vẻo", "hổn hển"
So sánh "tiếng ca" - "lời của nước mây"
+ Nhịp thơ cũng có sự thay đổi để phù hợp với tâm trạng nuối tiếc của nhân vật trữ tình.
=> Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện lên với tiếng ca trong trẻo, ngây thơ.
* Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Câu hỏi tu từ: "- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?"
- Gieo vần "làng" - "chang chang" bày tỏ sự vang vọng trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.
- Hệ thống từ láy: "Hổn hển", "thầm thĩ", "chang chang", "bâng khuâng".
=> Thể hiện nỗi nhớ quê, khát khao giao cảm với người, với đời.
c. Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- So sánh với bài thơ "Mùa xuân xanh" của Nguyễn Bính để thấy được nét độc đáo, hấp dẫn .
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích mẫu hay, đạt điểm cao
II. Bài Văn Mẫu Tham Khảo Phân Tích, Đánh Giá Mùa Xuân Chín:
Khi nhắc đến Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên từng nói rằng: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình". Ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa. Hồn thơ Hàn Mặc Tử được coi là hồn thơ "điên" cất lên từ số phận bất hạnh với những ám ảnh về "trăng" và "máu". Nhưng trong tác phẩm "Mùa xuân chín", thi nhân đã đem đến cho người đọc những cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống. Từ đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát khao giao cảm với đời, với người mãnh liệt của ông.
Ngay từ nhan đề bài thơ đã gợi ra vẻ đẹp mùa xuân rực rỡ, tròn đầy. Động từ trạng thái "chín" kết hợp với danh từ "mùa xuân" gợi cho ta liên tưởng về một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất. Đồng thời, bộc lộ sự tiếc nuối của thi nhân trước cái đẹp không thể níu giữ, kéo dài vĩnh viễn. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh.
Mạch thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh, các biện pháp tu từ, sự phối hợp nhịp và vần trong toàn bộ bài thơ. Có thể thấy, nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn, ưu tư. Vì thế, giọng điệu bài thơ cũng được biến chuyển liên tục để phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khi thì tha thiết, say sưa khi thì bị ngưng lại, tạo sự lắng đọng trong cảm xúc...... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Phân tích, đánh giá Mùa xuân chín
----------------------------------HẾT------------------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-van-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-mot-tac-pham-van-hoc-ma-ban-yeu-thich-73942n.aspx
Với các dàn ý và bài văn mẫu trên đây, các em đã có thể viết được bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích hay, đạt được điểm cao. Cùng xem thêm nhiều bài văn khác để trau dồi kỹ năng làm bài nhé. Ngoài ra, em cũng có thể tham khảo thêm những dạng đề khác trong chương trình lớp 10 như Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội; Cảm nhận ngày đầu vào trường Trung học phổ thông; Viết đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.