Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hay nhất chọn lọc

Khi tìm hiểu một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 đòi hỏi mỗi người cần đi sâu vào việc phân tích, đánh giá cả về nội dung và nghệ thuật. Để viết tốt kiểu bài này, các em có thể tham khảo bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện, Ngữ Văn 11, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)

viet van ban nghi luan ve mot tac pham truyen hay nhat chon loc

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

 

I. Dàn ý nghị luận về một tác phẩm truyện ngắn gọn

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm truyện.

2. Thân bài:
- Có thể lựa chọn vấn đề để phân tích như:
+ Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật.
+ Phân tích đặc điểm, vai trò và chức năng của người kể chuyện.
+ Phân tích cách xây dựng truyện kể: Cách tổ chức hệ thống sự kiện, điểm nhìn, lời văn,...

3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện.

van mau nghi luan ve tac pham truyen hoac doan trich lop 11

văn mẫu nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hay nhất

 

II. Bài văn mẫu tham khảo nghị luận về một tác phẩm truyện Chiếc lược ngà hay nhất

"Chiếc lược ngà" là tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng. Bằng tình cảm chân thành và sâu sắc, nhà văn đã kể về tình cha con cảm động trong chiến tranh. Không chỉ có giá trị về mặt nội dung, truyện ngắn còn mang những giá trị nghệ thuật đặc sắc.

Nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Ông Sáu tham gia kháng chiến từ khi đứa con gái đầu lòng của anh chưa được một tuổi. Ở nơi chiến trường anh luôn nhớ về con. Ngày được nghỉ phép, ông Sáu háo hức về nhà để gặp con. Nhưng ngược lại với mong chờ của ông, đứa con không chịu nhận cha. Điều này gây ra nhiều đau đớn cho người cha hết mực yêu thương con. Những ngày ở nhà, ông Sáu luôn cố gắng vỗ về, yêu thương để mong con hiểu được tình cảm của mình. Nhưng ông càng gần gũi thì lại càng bị bé Thu đẩy ra xa. Chỉ đến khi thấy cuộc trò chuyện của bé Thu với bà, độc giả mới hiểu ra mọi chuyện. Thu không nhận cha bởi ông có một vết thẹo dài trên mặt, khác hẳn với hình ảnh người cha trẻ đẹp trong bức ảnh chụp với má. Đây cũng là chi tiết phù hợp với tâm lí ngây thơ của trẻ nhỏ. Tận lúc đó, bé Thu mới cảm thấy hối hận, tiếc nuối. May mắn sao, hai cha con đã được nhận nhau trước khi ông Sáu lên đường ra đi. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng tình huống éo le, ngang trái để minh chứng cho tình cảm cha con sâu nặng trong chiến tranh.Đồng thời, thu hút sự chú ý của độc giả. Đây chính là nét độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm.

Bên cạnh đó, nhà văn còn rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tác giả miêu tả tâm trạng háo hức, mong chờ được gặp con của ông Sáu qua hành động "Không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra. Anh bước vội vàng với những bước dài". Chỉ bằng từng ấy chi tiết, độc giả đã cảm nhận rất rõ tâm trạng nôn nao, khó diễn tả của ông Sáu khi sắp được nhìn thấy con. Hay cái khoảnh khắc không ai ngờ nhất, bé Thu lại chạy lại cất vang tiếng gọi "Ba...a...a...ba". Rồi "Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba". Trong tác phẩm, còn rất nhiều đoạn nhà văn diễn tả tâm lí nhân vật một cách rất chân thực. Điều đó đã phần nào thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với nhân vật của mình.

Không chỉ vậy, truyện ngắn "Chiếc lược ngà" còn có cách lựa chọn ngôi kể hết sức phù hợp. Tác phẩm được kể lại theo lời của bác Ba - người bạn cùng chiến đấu của ông Sáu, cũng là người trực tiếp chứng kiến toàn bộ sự việc. Vậy nên câu chuyện được kể rất tự nhiên và chân thực và khách quan. Điều đó khiến cho những hành động, cử chỉ, tâm trạng của nhân vật được bộc lộ rõ nét. Đoạn cuối của câu chuyện, hình ảnh ông Sáu trao lại chiếc lược ngà cho đồng đội được kể thật cảm động. Trong truyện, tác giả còn sử dụng ngôn ngữ truyện mang đậm màu sắc Nam Bộ. Điều đó khiến cho tác phẩm mang màu sắc riêng và hấp dẫn người đọc.

"Chiếc lược ngà" là truyện ngắn mang giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhà văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình. Tất cả những điều đó đã góp phần thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết trong chiến tranh. Qua đó, nhà văn muốn phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến cho bao gia đình phải xa cách. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa con người vẫn luôn yêu thương nhau. Đó chính là sức mạnh to lớn để mỗi người vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-van-ban-nghi-luan-ve-mot-tac-pham-truyen-hay-nhat-chon-loc-76181n.aspx
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện, các em chú ý lựa chọn những giá trị nghệ thuật tiêu biểu để bình luận. Mời em tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 11 khác trên Taimienphi.vn như: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện, Đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông điệp rút ra từ "Vợ nhặt".

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

Viet van ban nghi luan ve mot tac pham truyen

, van mau nghi luan ve tac pham truyen hoac doan trich, van mau nghi luan ve tac pham truyen hoac doan trich lop 11,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 21/11/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành