Các em hãy cùng đến với bài soạn Thần Trụ trời, Ngữ văn 10, Cánh Diều để tìm hiểu văn bản và đặc trưng của hệ thống thần thoại Việt Nam. Hi vọng qua bài soạn mẫu, các em sẽ có thể chuẩn bị phần đọc của mình một cách đầy đủ nhất.
Bài viết liên quan
- Soạn bài Nữ Oa (Trích thần thoại Trung Quốc), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, 3 bài văn mẫu hay nhất
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng ngắn gọn (Trích thần thoại Hy Lạp), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn (Thần thoại Việt Nam), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam), Ngữ văn lớp 10 - Cánh Diều
Soạn bài thần trụ trời cánh diều lớp 10
I. Chuẩn bị
1. Tìm hiểu thêm thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam.
Trả lời:
- Một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam:
+ Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa,... phản ánh nhận thức, cách lý giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.
+ Căn cứ vào chủ đề có thể chia thần thoại thành hai nhóm: thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài (thần thoại suy nguyên) và thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên, sáng tạo văn hóa (thần thoại sáng tạo).
+ Cốt truyện: cốt truyện đơn tuyến.
+ Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ hoặc với sức mạnh phi thường.
+ Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lý giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.
+ Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ.
+ Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ.
2. Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.
Trả lời:
- Em đã đọc truyện thần thoại "Sự tích Mười hai bà mụ" của Việt Nam.
- Nội dung: Trong truyện, mười hai bà mụ là những vị thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi họ được lệnh đầu thai. Mười hai bà mụ mỗi người đều đảm nhận một công việc riêng. Người nặn chân, người nặn tay, người dạy nói cười, người dạy về sinh thực khí, v.v. Các bà dạy cho nói cười khi còn đỏ hỏn.
II. Đọc hiểu
1. Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện.
- Thời gian: phiếm chỉ, không rõ ràng.
- Không gian: Trời chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.
2. Thần là làm những gì?
- Hành động của Thần Trụ trời:
+ Đứng dậy, dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời.
+ Phá cột đá đi, ném vung đá và đất khắp nơi mọi chỗ.
3. Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?
- Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết:
+ "Khi trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi".
+ "Thần ném vung đá và đất khắp nơi mọi chỗ".
=> Mục đích: giải thích cho sự phân chia đất trời và sự hình thành các bề mặt địa hình khác nhau bao gồm: núi, đồi, cao nguyên, sông, biển.
Soạn bài Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
III. Trả lời câu hỏi
1. Nêu các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ trời?
- Các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm:
+ Dùng đầu đội trời, lấy tay đào đất đá đắp thành cột cao.
+ Phá cột, ném đất đá đi khắp nơi.
- Sự kiện liên quan đến ý nghĩa nhan đề là: thần Trụ trời dùng đầu đội trời, lấy tay đào đất đá đắp thành cột cao.
2. Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.
- Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân được thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:
+ "Một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia".
+ "Thần ở trong đám mờ tịt, hỗn độn đó không biết đã từ bao giờ, rồi một lần bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành cái cột vừa to, vừa cao để chống trời".
+ "Khi trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất khắp nơi mọi chỗ".
=> Nhân dân sử dụng trí tưởng tượng phong phú của mình để giải thích tự nhiên.
3. Truyện "Thần Trụ trời" nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như "Thánh Gióng", "Sự tích Hồ Gươm",...?
- Truyện "Thần Trụ trời" nhằm giải thích sự hình thành của trời, đất và lý do tại sao lại xuất hiện nhiều bề mặt địa hình khác nhau như: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển cả, di tích Cột chống trời hay núi Không Lộ (núi Khổng Lồ).
- So sánh với các truyền thuyết đã học ở lớp 6:
+ Giống nhau: đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
=> Thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian
+ Khác nhau:
4. Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.
Học sinh miêu tả dựa trên tưởng tượng của bản thân.
Gợi ý:
Theo hình dung và trí tưởng tượng của em, thần Trụ Trời là người có ngoại hình vô cùng to lớn với sức mạnh phi thường. Trong buổi hỗn mang của loài người, với thân thể to lớn cùng sức mạnh của mình, thần đã dùng đầu đội trời và lấy tay đắp đất thành cột vừa cao vừa to để chống trời. Sau khi đất, trời đã được phân chia rõ ràng, thần phá cột và ném đất, đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt địa hình khác nhau trên Trái Đất mà sau này người ta gọi là núi, đồi, cao nguyên và sông, biển.
5. Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?
Trả lời:
- Theo tưởng tượng của em còn có ông thần khác ngoài những ông thần trong phần kết truyện là thần Sét, thần Gió, thần Mưa, thần Mặt trời, thần Lửa, thần Biển cả.
Thần Trụ trời thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Qua quá trình đọc hiểu, điều gì khiến các em yêu thích và ấn tượng với tác phẩm? Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao!
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-than-tru-troi-than-thoai-viet-nam-ngu-van-lop-10-canh-dieu-70942n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na, Van-mi-ki), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều