Xúy Vân giả dại là một trong những vở chèo xuất sắc và tiêu biểu của nghệ thuật chèo cổ Việt Nam. Để có thể chuẩn bị bài và có thêm cho mình những hiểu biết về loại hình nghệ thuật này, các em hãy tham khảo bài soạn Xúy Vân giả dại trang 64 sách Ngữ văn 10, Cánh Diều, học kì I.
Soạn bài Xúy Vân giả dại ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Soạn bài Xúy Vân giả dại ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
I. Chuẩn bị:
* Gợi ý trả lời phần chuẩn bị:
1. Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?
- Văn bản kể lại sự việc Xúy Vân giả dại theo lời của Trần Phương để Kim Nham đồng ý trả nàng về nhà.
- Diễn biến của sự việc:
+ Giãi bày tình cảnh cô đơn của bản thân.
+ Giới thiệu bản thân và giãi bày tình cảm đối với Trần Phương.
2. Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng,... như thế nào?
- Nhân vật chính: Xúy Vân.
- Nhân vật được thể hiện qua:
+ Ngôn ngữ: nửa điên nửa tỉnh.
+ Hành động: múa, hát.
+ Tâm trạng: đau khổ, bẽ bàng.
3. Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,... nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,... đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng,... của nhân vật ra sao?
- Các chỉ dẫn sân khấu:
+ Lời nói: nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, hát điệu con gà rừng, hát ngược.
+ Hành động: múa, hát.
+ Hoạt động trên sân khấu: âm thanh.
- Hình ảnh: gần gũi, gắn liền với đời sống thôn quê, chứa nhiều ẩn ý.
- Từ ngữ: giàu sức gợi hình, gợi cảm.
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ.
=> Các chỉ dẫn, biện pháp,... đó giúp em hình dung ra bối cảnh làng quê, hành động điên dại và tâm trạng buồn tủi, đau khổ của nhân vật.
4. Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gợi cho em ấn tượng ban đầu như thế nào về nhân vật Xúy Vân?
Nhan đề và hình ảnh vai diễn gợi cho em ấn tượng về người phụ nữ có nhiều bất thường trong hành động và mang nhiều đắng cay.
II. Đọc hiểu:
* Gợi ý phần trả lời đọc hiểu:
1. Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.
- Các chỉ dẫn sân khấu:
+ Lời thoại: vỉa, hát quá giang, hát con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
+ Không gian: sân khấu.
+ Hoạt động trên sân khấu: "tiếng trống nhịp nổi lên".
- Ngôn ngữ: nửa tỉnh nửa điên.
=> Hình dung nhân vật:
- Hành động: múa, hát, bất bình thường "vừa đi vừa cười điên dại".
- Cảm xúc, tâm trạng: đau khổ, tủi hờn, uất ức.
2. Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?
- Sự độc đáo trong cách dùng từ ngữ ở lời hát của Xúy Vân:
+ Sử dụng nhiều động từ mạnh "đánh", "bắt".
+ Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "chắp tay", "lụy", "chê", "cười".
+ Hình ảnh ẩn dụ, hàm chứa nhiều ý nghĩa: "trăng gió", "gió trăng", "đò".
Soạn văn bài Xúy Vân giả dại ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
3. Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?
Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về bản thân:
- Tên tuổi: Xúy Vân.
- Đặc điểm: dại dột, có tài hát hay.
- Hoàn cảnh: bỏ chồng theo tình nhân đến nỗi điên cuồng rồ dại.
4. Chú ý các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân.
Hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước, tâm trạng của Xúy Vân:
- Tình cảnh: "con gà rừng", "con công".
- Mơ ước: bông lúa chín vàng, chồng cấy lúa, vợ mang cơm.
- Tâm trạng: "Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.".
5. Hình dung điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu.
- Điệu múa:
+ Bắt nhện: mắt ngước nhìn lên không trung, dùng hai đầu ngón tay bắt lấy con nhện đang giăng tơ.
+ Xe tơ, dệt cửi: Ngồi bên khung cửi nhịp nhàng kéo sợi.
- Lời hát: da diết, thanh âm trầm bổng khác nhau.
6. Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.
- Xúy Vân than về việc nàng thương nhớ người tình, lưu luyến tình xưa, nghĩa cũ.
- Biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp: "Con cá rô nằm vũng chân trâu,/ Để cho năm bảy cần câu châu vào!".
7. Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân.
Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân:
- "đàn cô con gái" - "lội sông tè bèo"
- "chuột đậu" - "muỗi ấp"
- "ông Bụt bẻ cổ con nai"
- "trứng gà tha con quạ lên ngồi trên cây"
- "trong đình có cái khua, cái nhôi"
- "trong nón có cái kèo, cái cột"
- "dưới sông có cái phố bán bát"
- "trên biển ta đốn gỗ làm nhà"
- "con vâm kia ấp trứng ba ba"
- "cưỡi con gà mà đi đánh giặc"
III. Sau khi đọc:
* Gợi ý trả lời phần sau khi đọc:
Câu hỏi số 1 trang 68 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Để kể lại sự việc "Xúy Vân giả dại", tác giả dân gian đã sử dụng:
- Lối nói theo giọng điệu đặc trưng của chèo như: nói lệch, vỉa, điệu sử rầu, nói.
- Các làn điệu hát chèo như: quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
- Vũ điệu: múa bắt nhện, xe tơ dệt cửi.
- Chỉ dẫn sân khấu: âm thanh tiếng trống, hành động múa, hát, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật.
Câu hỏi số 2 trang 68 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
a) Sự "nhập vai" là người bị điên dại của Xúy Vân:
- Câu hát: "Tuy dại dột tài cao vô giá,
Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,
Ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân.
Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,
Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.".
- Câu hát ngược: "Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,
Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.
Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh dơi.
Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,
Cái trứng gà ma tha con quạ lên ngồi trên cây.
Ở trong đình có cái khua, cái nhôi,
Ở trong cái nón có cái kèo, cái cột,
Ở dưới sông có cái phố bán bát,
Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà,
Con câm kia ấp trứng ba ba,
Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!".
- Chỉ dẫn sân khấu:
+ "Tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt con nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch...".
+ "Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại".
b) Ước mơ về cuộc sống gia đình:
- Câu hát điệu con gà rừng: "Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm".
c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng:
- Câu hát điệu con gà rừng:
+ "Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với con công,
Đắng cay chẳng có chịu được, ức!".
+ "Bông bông dắt, bông bông díu,
Xa xa lắc, xa xa líu,
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.".
Câu hỏi số 3 trang 68 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Tâm trạng của Xúy Vân được thể hiện:
- Qua tiếng gọi chờ đò:
+ Những mâu thuẫn, giằng xé trong nội tâm nhân vật.
+ Trực tiếp bày tỏ tâm trạng đau đớn, tủi hổ.
- Trong lời hát điệu con gà rừng:
+ Cô đơn, lẻ loi vì chồng ở xa.
+ Tủi hổ, bẽ bàng vì bị người đời cười chê.
+ Khát khao về cuộc sống gia đình giản đơn, hạnh phúc.
- Trong lời than, lời hát ngược:
+ Đau đớn cho số phận bất hạnh của bản thân đến nỗi không đủ tỉnh táo.
Câu hỏi số 4 trang 68 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
- Một yếu tố nghệ thuật trong văn bản: đối thoại, thể hiện qua các câu nói đế của khán giả hoặc các diễn viên đứng sau sân khấu.
- Tác dụng:
+ Tạo điều kiện để nhân vật tự bộc lộ tính cách.
+ Khán giả hoặc diễn viên đứng sau sân khấu đại diện cho tập thể chất vấn nhân vật.
Câu hỏi số 5 trang 68 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Theo em, nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo "Kim Nham" sống ở thời hiện đại, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân bằng cách:
- Nói chuyện rõ ràng với Kim Nham và chia sẻ nỗi buồn, nỗi đắng cay của mình đối với chồng để cùng nhau tìm cách giải quyết.
- Tìm hiểu kĩ càng về con người của Trần Phương trước khi đưa ra quyết định có nên từ bỏ cuộc hôn nhân để tiến tới người mà mình thực sự yêu hay không.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-xuy-van-gia-dai-ngan-nhat-ngu-van-lop-10-canh-dieu-71986n.aspx
Đọc văn bản Xúy Vân giả dại, ta thấy Xúy Vân vừa đáng thương vừa đáng trách. Các em nghĩ sao về nhân vật này? Để chuẩn bị cho giờ học tới, em có thể xem thêm các bài soạn, văn mẫu lớp 10 khác:
- Xúy Vân giả dại: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thị Mầu lên chùa