Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

Nam Bộ là mảnh đất có sông ngòi chằng chịt, con người chủ yếu đi lại bằng ghe xuồng. Mời em cùng khám phá bài soạn Ghe xuồng Nam Bộ ngắn nhất, trang 76, Ngữ văn 7 Cánh Diều, học kì II dưới đây để có thêm hiểu biết về các loại ghe, xuồng, thuyền được sử dụng phổ biến ở nơi đây.

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ ngắn nhất Ngữ văn 7 - Cánh Diều

soan bai ghe xuong nam bo ngan nhat ngu van 7 canh dieu

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ ngắn gọn, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
 

I. Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:

1. Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

Văn bản triển khai thông tin theo nhóm đối tượng được phân loại. Văn bản đã chia ghe xuồng Nam Bộ thành ghe và xuồng, kể tên và nêu đặc điểm của từng loại ghe và xuồng trong 2 nhóm đó.

2. Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Văn bản gồm có bố cục 3 phần:

- Phần 1: Đoạn 1 => giới thiệu chung về ghe xuồng Nam Bộ.

- Phần 2: Đoạn 2 và 3 => giới thiệu cụ thể về các loại xuồng và các loại ghe.

- Phần 3: Đoạn 4 => khái quát giá trị ghe xuồng Nam Bộ.

3. Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?

Đối tượng được giới thiệu trong văn bản là ghe và xuồng - phương tiện đi lại thông dụng của người dân Nam Bộ.

4. Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?

Người viết chia đối tượng thành 2 loại:

- Xuồng: xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng gắn máy.

- Ghe: ghe bầu, ghe lồng, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu thêm một vài loại ghe ở các địa phương khác như: ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rùng Phước Hải, ghe Cửa Đại.

5. Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về đối tượng được giới thiệu?

Qua văn bản, em đã biết được tên và đặc điểm của các loại ghe, xuồng thông dụng của người dân Nam Bộ.

6. Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân mỗi vùng miền trên đất nước ta? Trong số đó, em thích phương tiện nào nhất? Vì sao?

Những phương tiện đi lại mang tính đặc trưng mà em viết:

- Ghe, xuồng ở miền Tây Nam Bộ.

- Voi ở Tây Nguyên.

- Ngựa ở Tây Bắc.

=> Em thích ngựa nhất vì cảm giác cưỡi ngựa rất oai hùng, giống như những võ tướng ngày xưa.

Soan bai Ghe xuong Nam Bo

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
 

II. Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:

1. Phần 1 cho biết bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

Ý tưởng và thông tin sẽ được triển khai theo đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động của ghe và xuồng.

2. Trong phần 2 có mấy đối tượng được nhắc đến?

Phần 2 có năm đối tượng được nhắc đến là: xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng gắn máy.

3. Chú ý các cước chú (i) và (ii) của văn bản

Cước chú (i) và cước chú (ii) là của tác giả văn bản viết chứ không phải do nhóm biên soạn sách giáo khoa.

4. Phần 3 giới thiệu về loại phương tiện gì? Chú ý các loại nhỏ trong đó.

Phần 3 giới thiệu về các loại ghe: ghe bầu, ghe lồng, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu thêm một vài loại ghe ở các địa phương khác như: ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rùng Phước Hải, ghe Cửa Đại.

5. Ở đoạn này, người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại không?

Người viết không triển khai thông tin theo cách phân loại nữa mà liệt kê một vài loại ghe các ở các địa phương khác.

6. Nội dung chính của phần 4 là gì?

Nội dung chính của phần 4 là khái quát giá trị ghe xuồng Nam Bộ

7. Các tài liệu tham khảo được tác giả sắp xếp theo thứ tự nào?

Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự chữ cái đầu tiên của tên tác giả
 

III. Sau khi đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu hỏi 1 trang 79 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:

Văn bản gồm có bố cục 3 phần:

- Phần 1: Đoạn 1: giới thiệu chung về ghe xuồng Nam Bộ.

- Phần 2: Đoạn 2 và 3: trình bày cụ thể về các loại xuồng và các loại ghe.

- Phần 3: Đoạn 4: khái quát lại các giá trị của ghe xuồng Nam Bộ.

Câu hỏi 2 trang 79 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:

- Mục đích của văn bản là giới thiệu cho người đọc biết về các loại ghe và xuồng của vùng Nam Bộ: phân loại; đặc điểm chức năng và phạm vi sử dụng của từng loại và tiểu loại; giá trị.

- Các nội dung trình bày trong văn bản được chia theo từng loại và từng tiểu loại, nêu rõ đặc điểm của từng tiểu loại.

Câu hỏi 3 trang 79 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:

- Người viết chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo hướng phân loại đối tượng. Cụ thể là: tác giả đã lần lượt thuyết minh về xuồng ở đoạn 2 và ghe ở đoạn 3.

- Cách trình bày này giúp người đọc có được thông tin đầy đủ về từng đối tượng được thuyết minh, đồng thời, làm cho bài viết được rõ ràng, mạch lạc.

Câu hỏi 4 trang 79 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:

- Hai cước chú này giúp cho người đọc hiểu được xuất xứ và ý nghĩa của các từ ngữ này.

- Em cảm thấy không cần chú thích thêm kí hiệu, từ ngữ khác vì trong văn bản, các chú thích đều đầy đủ, đồng thời, cũng không có từ nào gây khó hiểu.

Câu hỏi 5 trang 79 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:

- Qua văn bản, em biết được ghe xuồng có rất nhiều loại và mỗi loại lại có một đặc điểm, một công dụng riêng, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

- Em cảm thấy ghe xuồng nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung còn đa dạng, phong phú hơn các phương tiện đường bộ.

Câu hỏi 6 trang 79 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:

- Theo em biết, ngày nay, mọi người đã dùng một vài loại xuồng gắn máy có thể chạy nhanh trên sông lớn hoặc ca nô để chở khách du lịch,...

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-ghe-xuong-nam-bo-ngan-nhat-ngu-van-7-canh-dieu-75376n.aspx
Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã cung cấp cho chúng ta lượng kiến thức rất lớn về cấu tạo, công dụng, đặc điểm của các phương tiện đi lại trên sông thường thấy ở vùng Nam Bộ. Ngoài bài soạn văn mẫu lớp 7 trên, em có thể xem thêm Soạn bài Ôn tập học kì II để củng cố kiến thức hoặc xem Soạn bài Tổng kiểm soát phương tiện giao thông để chuẩn bị bài học sắp tới.

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Tự đánh giá bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Tự đánh giá bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Tự đánh giá bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai Ghe xuong Nam Bo ngan nhat Ngu van 7 Canh Dieu

, Soan bai Ghe xuong Nam Bo ngan gon, Soan Bai mo dau van 7 Canh dieu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới