Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

Chắc hẳn, hình ảnh cây tre không còn quá đỗi xa lạ với mỗi người. Cây tre là một biểu tượng của đất nước Việt Nam. Mời em tham khảo soạn bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn 7, trang 54, Cánh Diều, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây.

Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

soan bai cay tre viet nam ngan nhat ngu van 7 canh dieu

Soạn bài cây tre việt nam tác giả - tác phẩm lớp 6 ngắn gọn
 

I. Chuẩn bị

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
1. Đề tài của tùy bút (Ghi chép về ai, về sự việc gì?).
- Ghi chép về cây tre và sự gắn bó sâu sắc giữa loài cây này với cuộc sống con người Việt Nam.
2. Những cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của tác giả.
- Tác giả muốn thể hiện sự trân trọng, tự hào với cây tre Việt Nam.
3. Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút.
- Qua bài tùy bút, tác giả:
+ Khẳng định sự gắn bó mật thiết giữa cây tre và người dân Việt Nam.
+ Khéo léo ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt từ hình ảnh cây tre: anh dũng, bất khuất, chung thủy, cần cù,...
4. Ngôn ngữ, hình ảnh trong bài tùy bút
- Ngôn ngữ trong bài tùy bút sâu sắc, nhiều từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh và nhịp điệp.
- Chất thơ: thể hiện qua những tình cảm, cảm xúc tác giả dành cho cây tre "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam",...
5. Thông tin về tác giả
- Thép Mới (1925-1991)
- Quê Hà Nội.
- Sở trường: làm báo, viết bút kí.
6. Hiểu biết về cây tre
- Cây tre đã có từ rất lâu và gắn bó với đời sống của nhân dân Việt Nam.
- Tre có nhiều công dụng với con người.
- Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc...
 

II. Đọc hiểu

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
1. Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?
Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là cùng một mầm non măng mọc thẳng.
2. Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ "dưới bóng tre".
Việc lặp lại cụm từ "dưới bóng tre" có tác dụng: nhấn mạnh rằng đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân Việt Nam đều gắn với cây tre xanh.
3. Câu kết phần 2 khái quát điều gì?
Câu kết phần 2 khái quát rằng cây tre luôn chứng kiến và đồng hành cùng người dân Việt Nam muôn đời và trong bất cứ hoàn cảnh nào.
4. Nội dung chính của phần 3 là gì?
Nội dung chính của phần 3: cây tre đồng hành với con người trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với nhân dân trong cuộc sống bình dị thường ngày.
5. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này.
- Nhân hóa: "Tre xung phong vào xe tăng, đại bác".
- Tác dụng:
+ Khiến cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người, như một người anh hùng.
+ Tăng sức gợi hình, làm cho câu văn thêm sinh động.
- Điệp từ: "Tre":
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh, khẳng định công dụng của cây tre trong các cuộc chiến chống ngoại xâm.
+ Khiến các câu văn trở nên có nhịp điệu.
6. Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này
- Điệp cấu trúc: "Diều bay, diều lá tre bay lưng trời/ Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời/ Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều"
- Tác dụng:
+ Giúp câu văn nhịp nhàng, có nhạc điệu.
+ Nhấn mạnh vào hình ảnh cây tre trong cuộc sống thôn quê bình dị.
7. Nội dung chính của phần 4 là gì?
- Tre mãi đồng hành cùng người dân Việt Nam trong mọi thời điểm.
8. Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?
- Trong phần kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh vào những đức tính tốt đẹp của cây tre. Đồng thời, khẳng định cây tre sẽ mãi là biểu tượng cao đẹp của dân tộc Việt Nam trong mọi thời đại.
soan bai cay tre viet nam trang 99

Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

 

III. Sau khi đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 57 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
- Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút:
+ Sự gắn bó mật thiết giữa cây tre và con người.
+ Hình ảnh cây tre mang nét đẹp tâm hồn, phẩm chất của dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi 2 trang 57 Sgk Ngữ văn 7- tập 2
- Những câu hoặc đoạn văn thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về Cây tre Việt Nam hiện hữu, xuyên suốt cả văn bản:
+ "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam".
+ "Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa".
+ "Tre là cánh tay của người nông dân".
+ "Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam".
Câu hỏi 3 trang 57 Sgk Ngữ văn 7- tập 2
- Biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút "Cây tre Việt Nam" là nhân hóa: "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác".
- Tác dụng :
+ Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sinh động, gần gũi với con người
+ Nhấn mạnh hình ảnh cây tre giống như con người có tâm hồn, tính cách mạnh mẽ, kiên cường.
Câu hỏi 4 trang 57 Sgk Ngữ văn 7- tập 2
- Một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc:
+ "Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.".
+ "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!".
Câu hỏi 5 trang 57 Sgk Ngữ văn 7- tập 2:
- Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất của con người Việt Nam như cần cù, chịu thương chịu khó, chung thủy, kiên cường, bất khuất, hiên ngang.
- Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa:
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây tre.
+ Thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam.
Câu hỏi 6 trang 57 Sgk Ngữ văn 7- tập 2:
- Một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam:
+ Tre dùng để đan lát những món đồ thủ công mĩ nghệ.
+ Dùng trong xây dựng.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Giếng nước, gốc đa, lũy tre làng đã trở thành biểu tượng trường tồn của nông thôn Việt Nam.Qua bài tùy bút Cây tre Việt Nam, Thép Mới đã giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về hình ảnh cây tre xanh tốt.Ngoài bài soạn mẫu trên, em có thể xem thêm các bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác: Soạn bài Thân thiện với môi trường ngắn gọn, Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà đầy đủ nhất.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cay-tre-viet-nam-ngan-nhat-ngu-van-7-canh-dieu-75251n.aspx
 

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Về thăm mẹ, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai Cay tre Viet Nam ngan nhat Ngu van 7 Canh Dieu

, soan bai cay tre viet nam tac gia tac pham lop 6, Soan van bai Cay tre Viet Nam ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới