Từ xa xưa, con người đã biết mượn sức của động vật để vận chuyển đường bộ, đốn cây làm thuyền để đi trên sông. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về điều đó qua Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa ngắn nhất, trang 83, Ngữ Văn 7 - Cánh Diều, học kì II sau đây nhé.
Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều.
Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa ngắn gọn, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
I. Chuẩn bị:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
1. Tìm hiểu thêm về các phương tiện được nói đến trong văn bản này.
- Thuyền độc mộc được làm từ loại gỗ sao và cần thời gian hai đến ba tháng để đục đẽo một chiếc thuyền như vậy. Thuyền có độ dài khoảng 5m - 7m, rộng khoảng 50cm và độ dày của thuyền từ 3cm-5cm. Nếu chở khách du lịch, có thể một thuyền chở được 3 du khách.
- Một con ngựa thồ có sức khỏe có thể chở trên lưng 100 kg. Ở cổ có mang chiếc chuông nhỏ, khi ngựa đi, ngẩng lên, cúi xuống, lắc đầu phát ra tiếng leng keng leng keng. Ngựa chở dùng kiều mộc, bằng gỗ. Trên kiều mộc còn có cái ngàm, khi không chở hàng thì bỏ ngàm ra và lót bao bố lên đây ngồi.
- Hiện nay tại Tây Nguyên rất phát triển loại hình du lịch cưỡi voi, những du khách có thể ngồi trên lưng voi rồi đi quanh bản làng, ngắm nhìn cảnh vật. Đây là một hình thức du lịch độc đáo, hấp dẫn.
2. Em biết những dân tộc thiểu số nào trên đất nước ta? Người dân của các dân tộc đó sử dụng phương tiện nào để vận chuyển?
- Các dân tộc thiểu số em biết: Ê đê, Hmông, Mường, Thái, Sán Chỉ,...
- Những dân tộc này thường đi bộ hoặc dùng ngựa để di chuyển.
Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
II. Đọc hiểu:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
1. Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?
Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách phân loại theo nhóm đối tượng: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc và phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.
2. Phần 1 nhắc đến các phương tiện vận chuyển nào? Mỗi phương tiện gắn với những dân tộc nào?
- Thuyền: người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống,...
- Xe quệt trâu kéo: người Sán Dìu.
- Ngựa: người Mông, người Hà Nhì, người Dao,...
3. Chỉ ra sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản.
- Người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống,... sinh sống ở khu vực ven sông, sinh sống bằng cách đánh bắt thủy sản nên dùng thuyền làm phương tiện chủ yếu.
- Người Sán Dìu: vận chuyển nhiều nên dùng xe kéo bằng sức trâu.
- Người Mông, người Hà Nhì, người Dao,...dùng ngựa vì họ sinh sống ở những vùng núi cao, thích hợp sử dụng ngựa.
4. Người Tây Nguyên sử dụng các phương tiện vận chuyển nào?
Người Tây Nguyên sử dụng các phương tiện vận chuyển như: voi, ngựa, thuyền độc mộc.
5. Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích gì?
- Khẳng định văn bản này có tham khảo những tài liệu có tính khoa học, có độ chuẩn xác cao.
III. Sau khi đọc
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 86 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- Văn bản cung cấp hai thông tin chính:
+ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc
+ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Sơ đồ tư duy:
Câu hỏi 2 trang 86 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- Tác giả đã triển khai thông tin bằng cách phân loại theo nhóm đối tượng.
=> Tác dụng:
+ Giúp giải thích rõ ràng, cụ thể từng đối tượng.
+ Giúp người đọc dễ dàng hình dung số lượng thông tin được đề cập đến trong văn bản và thứ tự của các thông tin đó.
Câu hỏi 3 trang 86 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
Những phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ XI - XVIII sử dụng:
- Ở miền núi phía Bắc:
+ Người Kháng, La Hán, Mảng, Thái, Cống,... sử dụng thuyền, bè, mảng.
+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu.
+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,... dùng ngựa.
- Ở Tây Nguyên: người dân chủ yếu dùng voi, ngựa, thuyền độc mộc.
=> Các phương tiện này phù hợp với địa bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương.
Câu hỏi 4 trang 86 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
Việc đưa các tài liệu tham khảo vào văn bản, trích dẫn các tài liệu đó cho thấy bài viết là kết quả của sự nghiên cứu công phu, khoa học.
Câu hỏi 5 trang 86 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- Hiện nay, một số dân tộc đã dùng tàu, thuyền có gắn động cơ hoặc xe tải, xe thồ, xe chở hàng chuyên dụng.
- Sự thay đổi về phương tiện xảy ra là do sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Máy móc, phương tiện hiện đại ra đời, giúp ích cho con người trong việc vận chuyển hàng hóa, đi lại và sản xuất.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-phuong-tien-van-chuyen-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam-ngay-xua-75379n.aspx
Dù cho sống ở các khu vực đồi núi cao hay gần sông suối thì người dân tộc thiểu số luôn có những phương tiện hữu dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt. Các em có thể xem thêm một số bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác của Taimienphi.vn tại đây như Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10, Ngữ văn 7 hay bài học tiếp theo Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ngắn gọn này.