Trong cuộc sống, chúng ta rất hay bắt gặp những yêu cầu tóm tắt, nhất là tóm tắt một bản tin thời sự, tóm tắt một cuốn sách, tóm tắt một bài báo,... Hãy theo dõi và tham khảo bài soạn Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ngắn mới nhất, trang 86, Ngữ văn 7 - Cánh Diều, học kì II để hiểu hơn về dạng bài này nhé.
Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ngắn gọn, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Các bước khi viết bài:
Bước 1: Chuẩn bị.
- Xác định được nội dung văn bản cần tóm tắt.
- Xác định yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
- Mở đoạn:
+ Giới thiệu văn bản cần tóm tắt.
+ Giới thiệu nội dung chính của văn bản đó.
- Thân đoạn: Trình bày tóm tắt từng phần của văn bản.
- Kết bài: Nêu các tài liệu tham khảo của văn bản.
Bước 3: Viết bài.
- Viết bài dựa trên dàn ý đã lập.
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa.
- Kiểm tra bài viết xem đã đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề bài chưa.
- Kiểm tra chính tả, diễn đạt.
Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Đề bài: Tóm tắt văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa" theo hai yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.
I. Dàn ý tóm tắt văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa".
1. Mở bài:
+ Giới thiệu văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa".
+ Giới thiệu nội dung chính của văn bản.
2. Thân bài:
- Ở miền núi phía Bắc:
+ Người Kháng, La Hán, Mảng, Thái, Cống,... sử dụng thuyền, bè, mảng.
+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu.
+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,... dùng ngựa.
- Ở Tây Nguyên: người dân chủ yếu dùng voi, ngựa, thuyền độc mộc.
=> Các phương tiện này phù hợp với địa bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương.
3. Kết bài:
- Nêu các tài liệu tham khảo của văn bản.
II. Bài viết tham khảo
1. Tóm tắt văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa" theo yêu cầu: 5-6 dòng.
Văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa" đã cung cấp cho ta rất nhiều thông tin thú vị. Ở miền núi phía Bắc, Người Kháng, La Hán, Mảng, Thái, Cống,... sử dụng thuyền, bè, mảng. Trong khi đó, người Sán Dìu dùng xe quệt trâu còn người Mông, Hà Nhì, Dao,... dùng ngựa. Ở Tây Nguyên, người dân chủ yếu dùng voi, ngựa, thuyền độc mộc. Các phương tiện này phù hợp với địa bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương.
2. Tóm tắt văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa" theo yêu cầu: 10-12 dòng.
Văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa" đã cung cấp cho chúng ta các tri thức về cách di chuyển của một số người đồng bào dân tộc thiểu số. Ở miền núi phía Bắc, những tộc người như Người Kháng, La Hán, Mảng, Thái, Cống,... sống ở vùng ven sông Đà, sông Mã nên họ sử dụng thuyền, bè, mảng để làm phương tiện lưu thông; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu để vận chuyển hoa màu, phân bón từ nhà ra đồng và ngược lại; người Mông, Hà Nhì, Dao,... sống ở những vùng núi cao nên thường dùng ngựa để di chuyển hoặc thồ hàng. Ở Tây Nguyên có phương tiện cực kì đặc biệt là voi, giúp vận chuyển hàng hóa hay kéo gỗ. Ngoài ra họ còn sử dụng sức ngựa hoặc thuyền độc mộc. Văn bản trên đã được tham khảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu có giá trị như: "Tang thương ngẫu lục", "Vũ trung tùy bút" của tác giả Phạm Đình Hổ; "Phạm Thận Duật toàn tập" của Phạm Thận Duật, "Vân đài loại ngữ" của Lê Quý Đôn, "Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên" của Lưu Hùng, "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tom-tat-van-ban-theo-yeu-cau-khac-nhau-ve-do-dai-ngan-nhat-75380n.aspx
Để viết một bài tóm tắt, em cần nắm chắc các ý chính của bài và triển khai nó theo hệ thống.Hi vọng những gợi ý trên sẽ giúp em có thêm định hướng mới mẻ khi viết bài. Cùng tham khảo bài soạn, văn mẫu lớp 7 như: Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa ngắn gọn, Soạn bài Viết bản tường trình Ngữ văn 7.