Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của người nói ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

Sau khi học cách tóm tắt văn bản trong bài viết, hôm nay, chúng ta sẽ cùng học cách tóm tắt các ý chính của một bài nói qua Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của người nói ngắn nhất, trang 90, sách giáo khoa Ngữ văn 7, Cánh Diều, học kì II.

Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của người nói ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

soan bai nghe va tom tat y chinh cua nguoi noi ngan nhat ngu van 7 canh dieu

Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của người nói ngắn gọn, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
 

Các bước luyện tập thực hành nói và nghe:

Bước 1: Chuẩn bị:
- Lắng nghe thật kỹ bài nói.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:
- Ghi lại các ý chính mà người nói đã trình bày:
+ Mở đầu, người nói nêu ý gì?
+ Nội dung chính mà người nói nêu lên là gì?
+ Kết thúc, người nói nêu nội dung gì?
- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế về nội dung, cách thuyết trình và thái độ của người nói.
Bước 3: Nói và nghe:
- Người nói:
+ Trình bày ý kiến của bản thân trước nhóm hoặc lớp,...
+ Sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.
+ Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.
+ Tương tác với người nghe.
- Người nghe:
+ Chú ý lắng nghe và ghi chép lại những thông tin quan trọng, những điều cần phải hỏi lại.
+ Có thái độ tôn trọng người nói.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá:
- Trong vai trò là người nghe:
+ Nêu những ưu điểm trong bài trình bày và cách thuyết trình của bạn.
+ Nhận xét và đặt ra câu hỏi nếu em chưa hiểu rõ các vấn đề.
- Trong vai trò là người nói: xem xét lại toàn bộ nội dung bài thuyết trình, tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
Noi va nghe Tom tat y chinh cho nguoi khac trinh bay

Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của người nói ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

 

Đề bài: Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.


I. Dàn ý ghi lại các ý chính của bài thuyết trình

1. Mở đầu:
- Chào hỏi, giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu rằng mình sẽ tóm tắt ý chính bài nói nào của ai.
2. Nội dung chính:
- Nội dung chính của phần mở đầu: bạn giới thiệu văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" cung cấp cho ta thông tin về tên gọi, đặc điểm, công dụng của từng loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.
- Nội dung chính mà người nói nêu lên:
+ Bạn chia văn bản ra làm 2 phần giống tác giả chia: phần giới thiệu về ghe và phần giới thiệu về xuồng.
+ Phần giới thiệu về xuồng: bạn có nêu được đặc điểm các loại xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy gắn động cơ.
+ Phần giới thiệu về ghe: ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu.
- Bạn có nêu lên được giá trị của ghe xuồng đối với người dân Nam Bộ.
- Nhận xét:
+ Bạn chưa nêu lên phần những loại ghe đặc trưng của một vài địa phương.
+ Bài thuyết trình rõ ràng, mạch lại nhưng cách nói còn hơi thiếu tự tin.
3. Kết luận:
- Cảm ơn mọi người đã lắng nghe, xin ý kiến nhận xét.


II. Bài nói mẫu: Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.

Em xin chào cô và các bạn, em là Hồng Hải. Hôm nay em xin phép được tóm tắt các ý chính trong bài nói của bạn Mai vừa trình bày.
Bạn Mai đã thuyết trình về nội dung văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ". Ở phần mở đầu, bạn giới thiệu văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" cung cấp cho ta thông tin về tên gọi, đặc điểm, công dụng của từng loại ghe, xuồng ở Nam Bộ. Bạn đã chia văn bản ra làm 2 phần giống tác giả chia: phần giới thiệu về ghe và phần giới thiệu về xuồng. Trong phần giới thiệu về xuồng, bạn có nêu được đặc điểm các loại xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy gắn động cơ một cách khá đầy đủ và sát với văn bản gốc. Ở phần giới thiệu về ghe, bạn trình bày thông tin về các loại ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu. Cuối bài, bạn không quên nhấn mạnh vào giá trị của ghe xuồng đối với người dân Nam Bộ: nó là loại phương tiện gắn bó mật thiết với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người, ẩn chứa những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Tóm lại, em thấy bạn trình bày bài nói theo sát với bố cục văn bản gốc. Tuy nhiên, bạn chưa nêu lên phần những loại ghe đặc trưng của một vài địa phương. Bài thuyết trình của Mai rõ ràng, mạch lại nhưng cách nói còn hơi thiếu tự tin, thi thoảng còn ngập ngừng. Đó là một vài góp ý của em về bài thuyết trình của bạn Mai.
Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe, xin cô và các bạn cho nhận xét.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nghe-va-tom-tat-y-chinh-cua-nguoi-noi-ngan-nhat-75382n.aspx
Tóm tắt là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống. Các em hãy luyện tập thật nhiều để có thể tóm tắt thật nhanh và chính xác nhé. Em có thể tham khảo các bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác cùng chủ điểm tại đây: Soạn bài Viết bản tường trình ngắn gọn, đầy đủ, Soạn bài Tự đánh giá bài 10 ngữ văn 7.

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Tóm tắt đoạn trích Bạch tuộc ngắn nhất
Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Tóm tắt văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng ngắn gọn
Trong lòng mẹ: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
Link tải Sách giáo khoa lớp 11 Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai Nghe va tom tat y chinh cua nguoi noi

, Noi va nghe Tom tat y chinh cho nguoi khac trinh bay, Soan bai Noi va nghe lop 7 Canh dieu ngan nhat Ngu van 7 Canh Dieu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới