Sau văn bản chèo Xúy Vân giả dại, các em sẽ tiếp tục Soạn bài mắc mưu Thị Hến trang 68 sách Ngữ văn 10, Cánh Diều, học kì I. Nếu chưa thể trả lời được những câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa, em hãy tham khảo bài soạn mẫu dưới đây để tìm thêm cho mình những gợi ý.
Soạn bài Mắc mưu Thị Hến ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Soạn bài Mắc mưu Thị Hến ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
I. Chuẩn bị
* Gợi ý trả lời phần chuẩn bị:
1. Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh họa trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì?
Theo em, Thị Hến bày ra mưu kế gọi cả ba người cùng đến nhưng không để họ biết được. Cuối cùng, Thị Hến để tất cả cùng gặp nhau và có một pha bẽ mặt.
II. Đọc hiểu:
* Gợi ý trả lời phần đọc hiểu:
1. Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.
- Thị Hến:
+ Ngôn ngữ: lời nói đanh thép, khôn khéo.
+ Hành động: ra mở cửa.
- Nghêu:
+ Ngôn ngữ: lời nói ngon ngọt, sợ hãi.
+ Hành động: lén lút mò sang nhà Thị Hến trong đêm tối, sợ hãi trốn vào gầm giường, từ trong gầm chui ra phân bua, tố cáo Đề Hầu với Huyện Trìa.
- Đề Hầu:
+ Ngôn ngữ: lời nói tán tỉnh Thị Hến, hoảng hốt khi nghe tiếng quan Huyện, nhục nhã nhận lỗi với Huyện Trìa.
+ Hành động: kêu cửa, đi vào nhà Thị Hến, trốn Huyện Trìa, lồm cồm bò ra.
- Huyện Trìa:
+ Ngôn ngữ: lời nói tán tỉnh Thị Hến, nhục nhã tuyên bố ra về.
+ Hành động: đi vào nhà Thị Hến.
2. Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến.
- Cử chỉ, điệu bộ: tay chân luống cuống, mắt nhìn trước ngó sau.
- Thái độ: hoảng hốt, sợ bị phát hiện.
- Hành động: nhanh chóng tìm chỗ trốn.
3. Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu.
Em đoán Thị Hến sẽ dùng những lời lẽ ngon ngọt để dụ dỗ Đề Hầu và khích bác Đề Hầu để tạo hiềm khích giữa hắn và tên Nghêu.
4. Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu.
Em đoán tên Nghêu sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi, lo lắng cho tính mạng của mình khi nghe nghe lời phán của Đề Hầu.
5. Hình dung gương mặt, cử chỉ, thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện.
- Gương mặt: biến sắc từ vui mừng chuyển sang tái mét.
- Cử chỉ, thái độ: sợ hãi tột độ, thất kinh khi nghe thấy tiếng quan huyện.
Soạn văn bài Mắc mưu Thị Hến ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều ngắn gọn
6. Chú ý hành động của Nghêu.
- Hành động của Nghêu:
+ Từ gầm giường chui ra.
+ Dùng lời lẽ ngon ngọt để nịnh nọt quan huyện, nhân tiện tố cáo tội của Đề Hầu.
+ Đưa ra lí lẽ để bao biện cho tội trạng của bản thân và đe dọa Đề Hầu.
7. Chú ý hành động của Đề Hầu.
- Hành động của Đề Hầu:
+ Lồm cồm bò ra ngoài.
+ Giải thích cho Huyện Trìa và đổ mọi tội lỗi cho Thị Hến đã bày mưu.
+ Nhận lỗi trước quan huyện.
8. Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Cả ba nhân vật ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng bực tức, xấu hổ.
III. Sau khi đọc:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần sau khi đọc:
Câu hỏi số 1 trang 74 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
- Bối cảnh:
+ Không gian: phạm vi hẹp, bó hẹp ở khoảng cách từ trong nhà Thị Hến ra đến bên ngoài cửa.
+ Thời gian: tối muộn.
- Các nhân vật tham gia câu chuyện: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, Huyện Trìa.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Văn bản "Mắc mưu Thị Hến" mở đầu bằng cảnh Nghêu gõ cửa nhà Thị Hến lúc đêm khuya. Một lúc sau, Đề Hầu đến, Nghêu sợ hãi chui xuống gầm phản. Khi Đề Hầu đang dùng những lời lẽ ngon ngọt để tán tỉnh Thị Hến thì Huyện Trìa đứng trước cửa nhà gọi vọng vào. Vì quá sợ hãi, Đề Hầu vội vã đi trốn. Khi đã đủ ba người, Thị Hến bày mưu để tất cả nhìn thấy nhau. Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa bị một phen bẽ mặt.
Câu hỏi số 2 trang 74 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích:
- Tình huống: cả ba người Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa đều đến nhà Thị Hến trong bộ dạng lén lút và bị mắc mưu.
- Ngôn ngữ: ngôn từ của Nghêu là yếu tố gây cười chủ yếu trong văn bản. Khi nghe thấy Đề Hầu phán mình tội chết, Nghêu rất sợ hãi. Nhưng khi Huyện Trìa phán lại, Nghêu từ trong gầm chui ra, nịnh nọt và tố cáo tội của Đề Hầu.
- Hành động:
+ Nghêu: nghe thấy tiếng Đề Hầu chui xuống gầm phản.
+ Đề Hầu: nghe giọng của Huyện Trìa thì thất kinh, nhanh chóng tìm chỗ trốn.
Câu hỏi số 3 trang 74 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
- Một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản:
+ Các từ ngữ có trong ngoặc đơn.
+ Hành động của các nhân vật Đề Hầu, Thị Hến, Huyện Trìa, Nghêu.
- Tác dụng:
+ Dùng để lưu ý diễn viên điều chỉnh giọng nói.
+ Giúp nhân vật bộc lộ rõ được bản chất, tính cách, đặc điểm của bản thân.
+ Tạo được tiếng cười châm biếm khiến cho vở tuồng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn.
+ Giúp người đọc dễ dàng theo dõi các hành động của các nhân vật trong vở tuồng.
Câu hỏi số 4 trang 74 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ châm biếm, phê phán đối với các nhân vật.
Câu hỏi số 5 trang 74 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Em ấn tượng nhất với chi tiết cả ba xuất đầu lộ diện và rời khỏi nhà Thị Hến trong nỗi bực tức, bẽ bàng vì:
- Chi tiết này chứng tỏ được trí thông minh của Thị Hến.
- Cho thấy sự tham lam, giả dối của những kẻ quyền cao chức trọng nhưng nhân cách suy đồi, xấu xí.
Câu hỏi số 6 trang 74 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Tiếng cười ở đoạn trích "Mắc mưu Thị Hến" vẫn còn ý nghĩa với cuộc sống hôm nay bởi:
- Đây là tiếng cười sâu cay, để lại nhiều suy ngẫm sâu sắc về con người, cuộc sống.
- Mặc dù ra đời từ lâu nhưng những vấn đề trong đoạn trích vẫn phản ánh đầy đủ, chân thực góc khuất trong xã hội.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mac-muu-thi-hen-ngan-nhat-ngu-van-lop-10-canh-dieu-71987n.aspx
Mắc mưu Thị Hến là một trong những cảnh tuồng tiêu biểu mà chúng ta không thể nào bỏ qua. Các em có thể đọc thêm bài soạn, văn mẫu lớp 10 khác:
- Mắc mưu Thị Hến: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thị Mầu lên chùa
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3