Sau văn bản Mắc mưu Thị Hến, các em sẽ thấy rõ được bộ mặt háo sắc cùng cách xử án vô lí, thiếu trách nhiệm của tên Huyện Trìa trong bài soạn Tự đánh giá Xử kiện ngắn nhất trang 87 Ngữ văn 10 Cánh Diều, học kì I. Mời các em tham khảo bài soạn mẫu dưới đây.
Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện ngắn nhất, Ngữ văn 10 - Cánh Diều
Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện ngắn nhất, Ngữ văn 10 - Cánh Diều
Gợi ý trả lời câu hỏi.
Đáp án phần câu hỏi trắc nghiệm trang 90 sgk Ngữ văn 10 - tập 1.
Câu hỏi 6 trang 90 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích là Huyện Trìa xử án dựa trên những lời nói ngon ngọt, khéo léo của Thị Hến thay vì dựa trên chứng cứ xác thực.
Câu hỏi 7 trang 91 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích:
+ Làm bộc lộ bản chất xấu xa, ô lại của bọn tham quan.
+ Phê phán những kẻ cầm quyền thiếu trách nhiệm, ham mê sắc dục.
+ Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến thối nát.
Soạn văn bài Tự đánh giá Xử kiện ngắn gọn, Ngữ văn 10 - Cánh Diều
Câu hỏi 8 trang 91 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Đặc điểm của kịch bản tuồng được thể hiện một cách rõ nét ở văn bản "Xử kiện" thông qua:
- Đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười châm biếm để phản ánh hiện thực xã hội bất công, thối nát.
- Cốt truyện hấp dẫn, gần gũi với người bình dân xưa: cuộc xử kiện giữa Trùm Sò với Thị Hến tại chốn nha đường.
- Các chỉ dẫn về bối cảnh, hoạt động, ngôn ngữ, ngoại hình của nhân vật trên sân khấu:
+ Bối cảnh: không gian nha huyện.
+ Hoạt động của các nhân vật trên sân khấu: "cúi đầu tạ trước sân", "lui về bổn quán".
+ Ngôn ngữ: các từ ngữ có trong ngoặc đơn dùng để điều chỉnh giọng nói của diễn viên.
+ Ngoại hình của nhân vật: bộ mặt huênh hoang, râu ria lồm xồm của tên Đề Hầu.
Câu hỏi 9 trang 91 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Đọc văn bản "Xử kiện" trích vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến", em không khỏi bất bình trước bản án mà Huyện Trìa đưa ra. Dù biết vợ chồng Trùm Sò là người bị hại nhưng Huyện Trìa vẫn nhắm mắt làm ngơ, nghe lời nói ngon ngọt của Thị Hến mà đổi trắng thay đen một cách trắng trợn. Huyện Trìa khép vợ chồng Trùm Sò vào tội huênh hoang, cậy gia đình giàu có để ức hiếp quả phụ. Có thể thấy, tên quan huyện quyết định không dựa trên lí lẽ, bằng chứng xác đáng mà xử án theo bản năng của một người đàn ông. Lời tuyên án không công bằng khi Thị Hến được tha còn Trùm Sò vừa bị phạt vừa không thu hồi được của cải đã mất. Qua bản án Huyện Trìa đưa ra, em thấy được thái độ đả kích, phê phán của các tác giả dân gian với những tên cầm quyền xấu xa, tha hóa trong xã hội phong kiến.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-danh-gia-xu-kien-ngu-van-lop-10-canh-dieu-72044n.aspx
Các em thấy sao về bản án mà Huyện Trìa đưa ra? Qua cuộc xử án trên, ta thấy được thái độ châm biếm, đả kích của tác giả dân gian đối với những kẻ cầm quyền tha hóa, biến chất. Để chuẩn bị cho chủ điểm Văn bản thông tin trong bài học tới, em hãy xem thêm bài soạn, văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng