Soạn bài Xúy Vân giả dại ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10 - KNTT

Lớp chèo Xúy Vân giả dại đã khắc họa cảnh Xúy Vân tự dựng lên màn kịch điên loạn để che mắt chồng. Hãy tìm gợi ý khi Soạn bài Xúy vân giả dại, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I qua bài soạn mẫu do Taimienphi.vn cung cấp dưới đây, các em nhé!

Soạn bài Xúy Vân giả dại ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

soan bai xuy van gia dai ngan gon ngu van lop 10 kntt

Soạn bài Xúy Vân giả dại ngắn gọn
 

I. Trước văn bản đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi trước văn bản đọc:
1. Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?
Em nghĩ rằng đây là một lời đề nghị khá thú vị.
2. Bạn có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo "Xúy Vân giả dại" hay không? Hãy tận dụng các điều kiện hiện có của mình để xem lớp chèo này hoặc toàn bộ vở chèo Kim Nham.
Em cảm thấy khá tò mò khi nghe đến tên lớp chèo "Xúy Vân giả dại".
 

II. Trong văn bản đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi trong văn bản đọc:
1. Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào.
Khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như: hai tay đưa lên đưa xuống kêu gào thảm thiết, gương mặt đau khổ, đi lại loạng choạng,...
2. Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lí gì của nhân vật?
Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lí đau buồn, xấu hổ của nhân vật.
3. Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả.
Cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả:
- Nhân vật sử dụng câu hỏi tu từ: "Ra đây có phải xưng danh không nhỉ?".
- Nhân vật kể về lai lịch, xuất thân, tính cách, của mình.
4. Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?
Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây mang ý nghĩa:
- Thể hiện khát vọng của Xúy Vân về một hạnh phúc đơn sơ, giản dị.
- Thể hiện sự hối hận của Xúy Vân khi phụ tình Kim Nham để đi theo Trần Phương.
5. Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình.
- Tự ví mình với hình ảnh con cá rô đồng nằm trên vũng chân trâu để cho năm bảy cần câu châu vào.
=> Trách than cho số phận của bản thân, thể hiện sự bơ vơ, vô định, thiếu vắng hạnh phúc của Xúy Vân.
6. Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên.
- Ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của Xúy Vân:
+ "chiếc trống cơm"
+ "đàn cô con gái" - "lội sông té bèo"
+ "chuột đậu" - "muỗi ấp"
+ "ông Bụt bẻ cổ con nai"
+ "trứng gà tha con quạ lên ngồi trên cây"
+ "trong đình có cái khua, cái nhôi"
+ "trong nón có cái kèo, cái cột"
+ "dưới sông có cái phố bán bát"
+ "trên biển ta đốn gỗ làm nhà"
+ con voi ấp trứng ba ba
+ cưỡi gà đi đánh giặc
Soan bai Xuy Van gia dai nang cao

Soạn bài Xúy Vân giả dại, Ngữ văn lớp 10 - KNTT
 

III. Sau văn bản đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau văn bản đọc:
Câu hỏi số 1 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1):
Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là:
+ Nguyên nhân trực tiếp: do lời tán tỉnh, hứa hẹn ngon ngọt của Trần Phương.
+ Nguyên nhân sâu xa: nỗi cô đơn khi phải xa chồng và khát khao có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, trọn vẹn của Xúy Vân.
Câu hỏi số 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1):
- Đoạn lời thể hiện rõ nhất "ngôn ngữ điên" của nhân vật là đoạn hát ngược ở cuối văn bản.
- Lí do em xác định như vậy bởi:
+ Những sự vật, sự việc xuất hiện trong cùng một câu hát không có mối liên hệ gì với nhau.
=> Chứng tỏ nhân vật đã không còn giữ được tỉnh táo và khả năng phân biệt sự vật, sự việc.
Câu hỏi số 3 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1):
- Đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân là đoạn từ "Nên tôi phải lụy đò" đến "Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên".
- Vì:
+ Xúy Vân đã trực tiếp bày tỏ tâm trạng đau đớn, tủi hổ của mình. Đoạn hát vừa thể hiện nỗi chán chường, bi lụy lại vừa thể hiện sự ân hận, xót xa vì phụ Kim Nham mà tin vào những lời nói ngọt của Trần Phương.
Câu hỏi số 4 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1):
- Cảnh ngộ đời sống:
+ Chịu cảnh đơn côi gối chiếc khi xa chồng.
+ Láng giềng không ai hiểu được tình cảnh của mình.
+ Uất ức vì bị cha mẹ sắp đặt.
- Mong ước của Xúy Vân:
+ Khát khao cuộc sống hôn nhân trọn vẹn, hạnh phúc, vợ chồng sớm tối có nhau.
Câu hỏi số 5 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1):
Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm của sân khấu chèo:
* Cách xưng danh:
- Nội dung: giới thiệu, thể hiện lai lịch, xuất thân, tính cách của nhân vật ngay từ lúc nhân vật vừa xuất hiện trên sân khấu.
- Tác dụng: Khi nghe lời xưng danh, khán giả không còn phải suy đoán về tính cách của nhân vật và tập trung vào các hoạt động của người trình diễn.
* Sự tương tác giữa người xem và người diễn:
- Cách thể hiện:
+ Người xem: thể hiện qua tiếng đế, lời đối đáp với diễn viên chèo. Tiếng đế có thể xuất phát từ khán giả hoặc từ người đứng phụ trong cánh gà sân khấu.
+ Người diễn: thể hiện qua những đoạn nói lệch, hát quá giang, hát ngược, nói, hát sắp,...
- Tác dụng: Sự tương tác giữa người xem và người diễn khiến khoảng cách giữa khán giả và sân khấu được rút ngắn lại.
Câu hỏi số 6 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1):
Một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo nhận biết được qua đoạn trích:
- Lời thoại của nhân vật: kết hợp linh hoạt giữa cả hai hình thức hát và nói.
- Thể thơ: thể thơ lục bát, thơ bốn chữ và thơ tự do.
+ Thể lục bát:
"Ba cô bán mắm trong làng,
Mắm không bán hết, còn quang với thùng..."
+ Thể bốn chữ:
"Đau thiết thiệt van,
Than cùng bà Nguyệt,
Đánh cho tê liệt,
Chết mệt con đồng.
Bắt đò sang sông,
Bớ đò, bớ đò."
+ Thể tự do:
"Nên tôi phải lụy đò,
Cách con sông nên tôi phải lụy đò,
Bởi ông trời tối, phải lụy cô bán hàng."
- Chất liệu ca dao, dân ca: chịu sự chi phối của điệu hát hoặc ngữ điệu của lời nói thường.
Câu hỏi số 7 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1)
Qua lớp chèo này, em hiểu được thêm nhiều điều về đời sống, văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa:
- Không gian làng quê gắn liền với hình ảnh: bến nước, con đò, gió trăng, con quạ, cá rô, chân trâu, bèo, trứng gà, đình, cái nón, cột, kèo,...
- Cảnh sinh hoạt của người nông dân.
- Thiết chế xã hội ràng buộc đời sống tinh thần của con người.
- Tình cảm làng xã gắn kết qua các từ xưng hô "chị em", "bạn".
- Tín ngưỡng thờ ông Tơ bà Nguyệt.
Câu hỏi số 8 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1):
- Xúy Vân giả dại để:
+ Che giấu sự thật: bản thân đã trót say mê Trần Phương mà phụ tình Kim Nham.
+ Thoát khỏi Kim Nham để theo Trần Phương.
- Đánh giá về hành động của nhân vật:
+ Theo chuẩn mực đạo đức thì đây là hành động sai trái vì Xúy Vân đã không chung thủy với chồng.
+ Xét trên khía cạnh cá nhân có thể thông cảm được phần nào vì nàng đã sống trong cảnh chờ đợi chồng đã lâu. Trong xã hội xưa lại không được tự do tìm kiếm hạnh phúc nên sự xuất hiện của Trần Phương đã khiến Xúy Vân xiêu lòng.
Câu hỏi số 9 (trang 131 SGK Ngữ văn 10 - KNTT - tập 1):
Nhận xét về nghệ thuật chèo:
- Chức năng của tích trò: tích trò đóng vai trò quan trọng, làm điểm tựa cho hoạt động diễn xuất của diễn viên.
- Vai trò của diễn xuất: sự thể hiện ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm gương mặt kết hợp với ngôn ngữ nói, hát trên nền của các nhạc cụ truyền thống tạo nên tính hấp dẫn của các tác phẩm chèo.
 

IV. Kết nối đọc viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo "Xúy Vân giả dại".
Trả lời:
Khi đọc văn bản "Xúy Vân giả dại" trích chèo "Kim Nham", em cảm thấy xót thương cho thân phận và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của nhân vật Xúy Vân. Vì sống trong cảnh đơn côi, xa chồng cho nên nàng luôn rơi vào trạng thái buồn chán, xấu hổ cho phận mình. Thậm chí, nàng phải "lụy đò", "lụy cô bán hàng", "chắp tay lạy bạn đừng cười". Hành động giả điên và lời tự thú, kể lể của Xúy Vân khiến em không khỏi thương cảm. Điều này cho thấy nỗi tuyệt vọng của người phụ nữ khi không thể định đoạt hạnh phúc của riêng mình trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời, đoạn hát điệu con gà rừng đã thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống gia đình sum vầy, hạnh phúc "Để anh đi gặt, để nàng mang cơm" và sự hối hận của Xúy Vân vì phụ tình Kim Nham. Bi kịch của nàng cũng là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-xuy-van-gia-dai-ngu-van-lop-10-kntt-73625n.aspx
Xúy Vân giả dại là lớp chèo nổi bật không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam. Để có thể hiểu hơn về tác phẩm, các em hãy xem thêm một số bài văn mẫu lớp 10 như:
- Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
- Phân tích Xúy Vân giả dại
- Phân tích tâm trạng Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

soan bai xuy van gia dai ngu van lop 10 kntt

, xuy van gia dai ngu van lop 10 kntt, bai xuy van gia dai ngu van ngan gon lop 10 kntt,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới