Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn (Thần thoại Việt Nam), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Mở đầu SGK Ngữ văn 10, Kết nối tri thức là bài thực hành đọc Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Mời các em cùng đón đọc bài soạn Truyện về các vị thần thần sáng tạo thế giới do Taimienphi.vn cung cấp dưới đây.

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam) Ngữ Văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai truyen ve cac vi than sang tao the gioi than thoai viet nam ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn bài, Tóm tắt Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn


I. Trước văn bản đọc

Học sinh trả lời dựa vào trải nghiệm cá nhân.

* Gợi ý:
- Truyện kể: Thần thoại Hi Lạp
+ Nhân vật: Thần Zeus
+ Sức hấp dẫn tác phẩm đến từ: cách lí giải hiện tượng tự nhiên, xã hội bằng trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo.
- Bộ phim: Thor 2: The Dark World (Thor 2: Thế giới bóng tối).
+ Nhân vật: thần Sấm Sét.
+ Sức hấp dẫn của bộ phim đến từ:
Tái dựng lại vũ trụ một cách hoành tráng thông qua kĩ xảo.
Thông điệp ý nghĩa: Chính nghĩa luôn chiến thắng cái xấu, cái ác. Thor đã hợp tác với Loki giải cứu thành công Chín Hành Tinh khỏi Malekith, một kẻ thù cũ muốn báo thù Asgard và âm mưu thống trị vũ trụ.


II. Trong văn bản đọc

1. Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện.
* Trả lời:
Chi tiết mở đầu câu chuyện:
- Thuở chưa có vũ trụ, muôn vật và loài người.
- Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.
2. Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.
* Trả lời:
- Vóc dáng của thần Trụ Trời:
+ Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, một bước chân cứ như bây giờ đi từ tỉnh này sang tỉnh khác.
- Hành động:
+ Đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đắp thành cái cột vừa cao vừa to để chống trời.
+ Phá cột đi và ném đống đất khắp nơi.
=> Hành động lớn lao chỉ thần mới làm được.
3. Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
* Trả lời:
Những vị thần được liệt kê trong bài vè là thần đếm cát, thần tát bể, thần kể sao, thần đào sông, thần trồng cây, thầy xây rú, thần trụ trời.
4. Chú ý các chi tiết miêu tả công việc và tính khí của thần Sét.
* Trả lời:
- Chi tiết miêu tả công việc:
+ Thi hành luật pháp ở trần gian
+ Phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng.
+ Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cơ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi bổ xuống đầu.
+ Thần thường ngủ vào mùa đông, và làm việc vào tháng Hai, tháng Ba.
- Tính khí: nóng nảy, dữ dằn. Hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên làm người, vật chết oan.
5. Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió.
* Trả lời:
- Hình dạng của thần Gió: Kì quặc, không có đầu.
- Hoạt động: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét cùng hoạt động.
6. Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
* Trả lời:
Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là giải thích hiện tượng gió lốc và câu chuyện về cây ngải báo gió, trị bệnh cảm trâu theo dân gian.

soan bai truyen ve cac vi than sang tao the gioi than thoai viet nam

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn nhất (Thần thoại Việt Nam), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống


III. Trả lời câu hỏi

1. Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong truyện từng kể.
* Trả lời:
a) Truyện Thần Trụ Trời:
- Thời gian: phiếm chỉ, không rõ ràng.
- Không gian: Trời chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.
- Nhân vật: thần Trụ trời.
- Sự kiện chính: Thần Trụ Trời dùng đầu đội đất đá tạo nên trời và đất.
b) Truyện Thần Sét:
- Thời gian: phiếm chỉ, không rõ ràng.
- Không gian: không gian ở trên thiên đình và không gian ở dưới hạ giới.
- Nhân vật: Thần Sét, Ngọc Hoàng.
- Sự kiện chính:
+ Thần Sét bị Ngọc Hoàng trừng phạt.
c) Truyện Thần Gió:
- Thời gian: phiếm chỉ, không rõ ràng.
- Không gian: không gian trên thiên đình và không gian dưới hạ giới.
- Nhân vật: Thần Gió, Ngọc Hoàng, con của Thần Gió.
- Sự kiện chính: Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đày xuống trần.
2. Hãy chỉ ra một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
* Trả lời:
Dấu hiệu nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên:
- Nhân vật chính thường là các vị thần sáng tạo ra thế giới: trời đất, mặt trăng, mặt trời, sông biển, mưa, gió, sấm, sét, muôn loài.
- Nội dung truyện thường dùng để giải thích về một hiện tượng tự nhiên diễn ra trong đời sống.
- Cốt truyện đơn giản, trí tưởng tượng bay bổng, phong phú.
- Thời gian phiếm chỉ không rõ ràng, không gian vũ trụ, nhiều cõi khác nhau.
3. Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
* Trả lời:
Trong cái nhìn của con người thời cổ đại:
- Thần Trụ Trời:
+ Hình dạng: thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể.
+ Tính khí: cần mẫn nhưng cũng có lúc tức giận.
- Thần Sét:
+ Hình dạng: mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội.
+ Tính khí: nóng nảy, dữ dằn.
- Thần Gió:
+ Hình dạng: kì quặc, không có đầu.
+ Tính khí: trung thực.
Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành dựa trên sự quan sát về các hiện tượng tự nhiên khi con người chưa có sự phát triển về mặt khoa học - kĩ thuật.
4. Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
* Trả lời:
Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là sáng tạo ra thế giới.
Công việc của mỗi vị thần được mô tả như sau:
- Thần Trụ Trời:
+ Công việc: đầu đội trời lên đào đất thành cột cao phân chia trời đất ra thành hai phần. Sau khi trời đất chia đôi thì thần Trụ Trời đập cột, hất văng đất đá ném đi khắp nơi tạo thành địa hình khác nhau trên mặt đất.
+ Mục đích: giải thích sự ra đời của trời, đất và lí do tại sao lại xuất hiện nhiều bề mặt địa hình khác nhau như: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển cả, di tích Cột chống trời.
- Thần Sét:
+ Công việc: thi hành luật pháp ở trần gian, phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Khi xử án kẻ nào dù là người , là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cơ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi bổ xuống đầu. Thần thường ngủ vào mùa đông, và làm việc vào tháng Hai, tháng Ba. Hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên làm người, vật chết oan.
+ Mục đích: giải thích hiện tượng sấm sét trên trời và quan niệm dân gian của nhân dân.
- Thần Gió:
+ Công việc: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét cùng hoạt động.
+ Mục đích: giải thích hiện tượng gió lốc và câu chuyện về cây ngải báo gió, trị bệnh cảm trâu theo dân gian.
5. Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?
* Trả lời:
Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh quan niệm, nhận thức thô sơ của người xưa về thế giới tự nhiên. Đây là lối tư duy mà người nguyên thủy tri giác về thế giới và con người. Với tư duy non nớt, thô sơ, người nguyên thủy chưa thể nào lí giải một cách logic và khoa học những hiện tượng tự nhiên ấy. Họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên nào đó vẫn tồn tại song hành cũng như chi phối cuộc sống của họ. Cùng với thời gian, họ nhận ra được quy luật về hiện tượng thiên nhiên. Thông qua các hình tượng này, nó cho thấy khát vọng muốn lí giải, chinh phục thế giới tự nhiên và lí giải chính mình.
6. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó, nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
* Trả lời:
Đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện là:
- Các hiện tượng tự nhiên đã được nhân cách và thần thánh hóa theo trí tưởng tượng của người nguyên thủy.
- Tên gọi của các thần hầu hết là tên của các hiện tượng tự nhiên.
- Hình dáng của các thần thường mang dáng vẻ đồ sộ, kì vĩ.
- Nhân vật trong thần thoại không có đời sống nội tâm, cảm xúc được bộc lộ trực tiếp thông qua hành động bên ngoài. Nếu có cũng chỉ để giải thích các hiện tượng khách quan như là quy luật tự nhiên.
=> Từ việc xây dựng hệ thống nhân vật trong thần thoại suy nguyên, ta có thể thấy được thái độ tôn kính, sợ hãi, choáng ngợp trước sự kì vĩ của tự nhiên và khát khao chinh phục tự nhiên của con người.
7. Trong những điều làm nên vẻ đẹp "một đi không trở lại" của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?
* Trả lời:
Trong những điều làm nên vẻ đẹp "một đi không trở lại" của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Trong đời sống hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học - kĩ thuật, con người đã từng bước chiếm lĩnh và làm chủ cuộc sống. Tuy nhiên, niềm tin vào đấng thần linh và sức hấp dẫn của thần thoại luôn thu hút con người ở mọi thời đại. Nó không chỉ là bước đệm giúp con người có thể sáng tạo ra những thể loại mới như (sử thi, truyền thuyết, cổ tích) mà còn nhìn nhận được lịch sử phát triển của mình.


IV. Kết nối đọc - viết

Trong truyện Thần Trụ Trời, em ấn tượng với chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời lên rồi đào đất đắp thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Chi tiết kì ảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của thể loại thần thoại. Chi tiết này đã thể hiện cách người xưa lí giải về việc hình thành trời đất trong vũ trụ và sự xuất hiện của di tích Cột Chống Trời tại Hải Dương. Thiên nhiên hiện lên với dáng vẻ hoang sơ, kì vĩ. Đồng thời, cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian trong những buổi đầu khai thiên lập địa.

Thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều là những vị thần mang sức mạnh phi thường. Thông qua hình tượng ấy, các tác giả dân gian đã thể hiện khát khao chinh phục tự nhiên của con người. Chúc các em luôn yêu thích và say mê môn Ngữ văn!

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-truyen-ve-cac-vi-than-sang-tao-the-gioi-than-thoai-viet-nam-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71018n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Truyen ve cac vi than sang tao the gioi Than thoai Viet Nam Ngu van lop 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Tom tat Truyen ve cac vi than sang tao the gioi, Soan bai Truyen ve cac vi than sang tao the gioi ngan gon ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, 3 bài văn mẫu hay nhất

    Truyện Thần Trụ trời đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn liền với văn hóa dân gian Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tác phẩm, các em học sinh có thể tham khảo những bài văn mẫu phân tích, đánh giá truyện

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Trong cuộc sống, có những tình huống em phải viết một bài luận. Nếu còn khó khăn trong việc Viết bài luận về bản thân trang 113, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II, em hãy theo dõi dàn ý và bài văn mẫu do đội ngũ

  • Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Mở đầu bài 9 với chủ đề Hành trang cuộc sống, các em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất trang 100, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II trên Taimienphi.vn để có những ý tưởng, định hướng

  • Bài văn tả biển hay nhất, ngắn gọn

    Các bài văn mẫu tả cảnh biển được chọn lọc và tổng hợp dưới đây chắc chắn là tài liệu quan trọng và cần thiết cho các em học sinh trong quá trình luyện viết tập làm văn tả cảnh, các em có thể tham khảo để biết cách tả cảnh biển sao cho đúng bố cục, sử dụng từ ngữ cho hợp lí để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất.