Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật

Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật sẽ giúp các em hiểu được rõ hơn chủ đề và nghệ thuật của thể loại thần thoại Việt Nam nói chung, của truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật nói riêng. Bài viết dưới đây là một nguồn tham khảo giúp các em củng cố kiến thức khi học tác phẩm này nhé.

Đề bài: Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật

phan tich danh gia truyen cuoc tu bo lai cac giong vat

Phân tích, Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật


A. Dàn ý Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật

I. Mở bài:
- Giới thiệu truyện kể: Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" là thần thoại Việt Nam được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam".
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và nghệ thuật của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật".
II. Thân bài:
1. Xác định chủ đề của truyện kể:
- Truyện kể về quá trình tạo ra các loài vật và quá trình tu bổ các loài vật của Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần.
2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:
- Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần:
+ Thời gian: thuở sơ khai, khi chưa có con người.
+ Không gian: Không có không gian cụ thể, lúc đó chưa có thế giới.
+ Nhân vật: Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần.
+ Cách thức tu bổ lại các giống vật: ba vị Thiên thần đã cố gắng bù đắp những bộ phận còn thiếu cho các con vật bằng mọi cách có thể.
3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:
- Cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người.
- Sử dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo.
- Sáng tạo trong cách xây dựng nhân vật: xây dựng nhân vật là các vị thần nhưng cũng có nét tính cách tương đồng giống con người.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Nhan vat than tru troi co dac diem gi dang chu y

Bài văn mẫu lớp 10: Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật


B. Bài văn mẫu tham khảo Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật

1. Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật  - mẫu số 1: 

Thần thoại là thể loại văn học ra đời từ rất sớm, mang đến những lí giải của con người về vạn vật vào thuở sơ khai. Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều tác phẩm thần thoại thú vị. Một trong số đó có “Cuộc tu bổ lại các giống vật”. 

Đây là câu chuyện về quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng và ba thiên thần. Thuở sơ khai, trước cả khi con người xuất hiện, Ngọc Hoàng vì mong muốn thiết lập thế giới ngay nên đã tạo ra các loài vật. Tuy nhiên, nóng vội sẽ gây ra thiếu sót. Rất nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể, gây nên những khó khăn nhất định. Và để bù đắp lại sơ suất này, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống núi, mang theo nguyên liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tu bổ cho các loài vật. Từ đó, người đọc được biết chi tiết hơn về đặc điểm cũng như tập tính của những loài này.

Nội dung tác phẩm “Cuộc tu bổ lại các giống vật” nói riêng và thể loại thần thoại nói chung đa số khá đơn giản, không cầu kì. Truyện là lời lí giản một cách sơ khai về nguồn gốc, sự hình thành của các loài vật trên Trái Đất. Thời xưa, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, con người thường coi các “Đấng tối cao” ở trời là những thế lực đã tạo nên sự sống. Như trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã nặn ra con người, con vật từ đất sét. Hay theo Kinh Thánh Châu Âu, chính Chúa trời đã tạo ra đại địa và vạn vật trong bảy ngày. Bên cạnh đó, Huyền Sử Phương Đông ghi chép lại rằng Bàn Cổ là vị thần khai thiên lập địa, còn Nữ Oa đem con người đến với trần thế. Và ở “Cuộc tu bổ lại các giống vật”, người Việt ta cũng có Ngọc Hoàng - vị thần tối cao tạo ra mọi thứ. Qua câu chuyện về sự sai sót của Ngọc Hoàng, người xưa đưa đến cho thế hệ sau bài học về sự chỉn chu, cẩn thận. Trước khi làm việc gì, ta đều cần lên kế hoạch rõ ràng, tránh hậu quả lâu dài về sau. Đồng thời, ta cũng nên hỗ trợ, giúp đỡ những sinh vật khác giống như cách mà ba vị Thiên thần hỗ trợ các loài vật. Dù cho hết cả nguyên liệu Ngọc Hoàng cho rồi nhưng họ vẫn sẵn sàng tìm cách để không loài nào phải chịu thiệt thòi. Tất cả đều hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho hết thảy muôn loài. 

Điểm đáng chú ý trong các tác phẩm văn học dân gian chính là những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật. Việc xây dựng một cốt truyện đơn giản, gần gũi đã giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận văn bản. Từ đó, nhận biết và hiểu sâu hơn về thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận thức sơ khai, non trẻ về thế giới của con người trong buổi bình minh của lịch sử. Thêm vào đó, các yếu tố hư cấu, kì ảo cũng được gài gắm dày đặc, tạo nên sức hấp dẫn, sự thú vị, thu hút độc giả ở mọi lứa tuổi, tầng lớp. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là các nhân vật trong truyện được xây dựng vô cùng gần gũi. Ngọc Hoàng là đấng tối cao nhưng cũng vội vàng, hấp tấp như con người, cũng có sai sót, nhầm lẫn. Hay như ba vị Thiên thần với tính cách khoan dung, độ lượng, luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các loài vật. 

Tựu chung lại, có thể nói “Cuộc tu bổ lại các giống vật” là câu chuyện rất ý nghĩa, đem đến cái nhìn sơ khai nhất của con người về muôn vật trên thế gian. Tác phẩm cũng đồng thời gửi gắm những bài học đạo đức đáng quý để răn dạy thế hệ sau. Qua đó, ta lại càng thêm trân trọng, đề cao trí tưởng tượng hết sức phong phú của người xưa. 

 

2. Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật - mẫu số 2: 

Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong "Prô-mê-tê và loài người" của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với "Cuộc tu bổ lại các giống vật" của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam" là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn "có một thế giới ngay" Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu. Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Con người thời cổ đã phát hiện ra những điều lí thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" không chỉ là sự lý giải của con người về sự hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn.

Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt, chó,... Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề. Ngọc Hoàng - vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi "muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều" nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.

Mô tả cuối bài: Bài Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật trên đây là một bài viết chứa đựng nhiều kiến thức bổ ích mà các em nhất định không thể bỏ lỡ khi học môn Ngữ văn lớp 10. Qua bài viết này, hi vọng các em sẽ làm chủ được kiến thức khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-danh-gia-truyen-cuoc-tu-bo-lai-cac-giong-vat-70793n.aspx
Các bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Phân tích, đánh giá truyện Đi san mặt đất
- Phân tích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Trích thần thoại Hy Lạp)

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Tuyển tập Văn mẫu lớp 10
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Viết đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ tích Tấm Cám
Từ khoá liên quan:

phan tich danh gia truyen cuoc tu bo lai cac giong vat

, soan bai cuoc tu bo lai cac giong vat, phan tich danh gia chu de va nhung net dac sac ve hinh thuc nghe thuat cua van ban "cuoc tu bo lai cac giong vat",

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 10

    Những bài văn mẫu hay lớp 10

    Bài văn mẫu lớp 10 được Taimienphi.vn tổng hợp và sưu tầm những bài văn hay nhất, đạt chất lượng cũng như được đánh giá cao về văn phong, vốn từ. Đây là những tư liệu hay, cần thiết giúp các bạn học tốt môn văn hơn. Mời ...

Tin Mới