Trong bài 3, các em sẽ học về từ đa nghĩa, từ đồng âm và từ mượn. Hãy tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt bài 3 trang 59 ngắn nhất, Ngữ văn 6, Cánh Diều, học kì I dưới đây để có thêm cho mình những gợi ý nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Câu hỏi 1 trang 59 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1
* Nghĩa của từ chân:
a) Bộ phận trên cơ thể người.
b) Phần dưới, làm trụ cân bằng cho đồ vật.
c) Chỉ bộ phận dưới cùng của ngọn núi.
* Nghĩa của từ chạy:
a) Hoạt động của con người, di chuyển với tốc độ nhanh bằng chân.
b) Chỉ việc phương tiện di chuyển trên đường.
c) Hành động giúp đỡ, lo liệu hộ người khác.
d) Chiều dài của bãi cát.
Câu hỏi 2 trang 59 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1
- Chân: chân đồi, chân núi, chân chim, chân tường,...
- Miệng: miệng hố, miệng hang, miệng núi lửa,...
- Lưỡi: lưỡi dao, lưỡi liềm, lưỡi cày,...
Câu hỏi 3 trang 59 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1
a) - Từ "chín" (1) và chín (2) là từ đa nghĩa:
+ "chín" (1): động từ chỉ trạng thái căng tràn, có thể thu hoạch.
+ "chín" (2): sự thành thạo, thuần thục.
- Từ "chín" (1) và "chín" (3) là từ đồng âm:
+ "chín" (3): số lượng.
b) Từ "cắt" trong cả bốn ví dụ là từ đồng âm:
- Câu 1: loài chim bay rất nhanh.
- Câu 2: hành động làm đứt, lìa vật gì đó.
- Câu 3: sự lược bỏ một phần nào đó.
- Câu 4: sự thay phiên.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Câu hỏi 4 trang 60 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1
a) ô tô: tiếng Pháp.
b) tuốc nơ vít: tiếng Pháp.
c) ti vi: tiếng Anh.
d) xu: tiếng Pháp.
e) các tông: tiếng Pháp.
Câu hỏi 5 trang 60 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1
- Không thể thay các từ mượn trong những câu hỏi ở bài tập 4 bằng từ thuần Việt vì: ngôn ngữ Tiếng Việt không có đủ vốn từ để định nghĩa cho tất cả các sự vật.
Câu hỏi 6 trang 60 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1
Theo tác giả, khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt đã được nhận thức thông qua tất cả các giác quan trên cơ thể con người. Đầu tiên là việc cảm nhận vị ngọt của dòng sữa mẹ thông qua vị giác. Tiếp đến là cảm nhận cái "ngọt" của hoa, trái nhờ khứu giác. Hay khái niệm "ngọt" còn được nhận thức bằng mắt và dùng tai để phán đoán vẻ đẹp của thanh âm.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-3-ngan-nhat-ngu-van-lop-6-canh-dieu-71967n.aspx
Hy vọng qua những gợi ý mà Taimienphi.vn cung cấp, các em có thể học được cách xác định từ đa nghĩa, từ đồng âm và giải thích chúng một cách chính xác. Trên trang còn rất nhiều bài viết hữu ích mà các em có thể tham khảo văn mẫu lớp 6 như:
- Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa
- Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương