Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

“Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan, cống hiến cùng quần chúng lao động. Mời em tham khảo bài mẫu Phân tích khổ 2 Từ ấy của Tố Hữu do Taimienphi.vn biên soạn để hiểu hơn nội dung của bài thơ này nhé.

Đề bài: Phân tích Khổ 2 bài thơ Từ ấy của tác giả Tố Hữu

Phan tich kho 2 Tu ayBài văn mẫu Phân tích Khổ 2 bài Từ ấy của Tố Hữu


I. Dàn ý Phân tích Khổ 2 Từ ấy của Tố Hữu


1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy”.
- Giới thiệu khái quát nội dung của khổ thơ 2 trong bài thơ. 


2. Thân bài:

a. Nội dung: Nhận thức mới về lẽ sống

- Cấu trúc câu thơ chủ động: tôi + buộc + lòng tôi + để…. -> Thể hiện sự sáng rõ, chắc chắn, tự nguyện trong nhận thức.
- “Buộc”: tự nguyện, hòa nhập cái “tôi” riêng của mình với cái ta chung của toàn dân tộc.
- “Trang trải”: tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng cảm sâu sắc.
- “Trăm nơi”: hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi cùng sẻ chia, “trang trải” với nhau.
- “Khối đời”: ẩn dụ chỉ khối đoàn kết cần lao cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.
+ “để”, “với”: điệp từ tạo nên nhịp thơ dồn dập, thôi thúc. 

-> Tâm hồn nhà thơ đã trải rộng với cuộc đời, khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng người.

=> Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến và sự giao cảm của trái tim mình với mọi người => Khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, nhất là cuộc sống của nhân dân lao động. 

b. Nghệ thuật

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ
- Sử dụng danh từ “tôi”, “mọi người”, “hồn khổ” thể hiện rõ nội dung khổ thơ.
- Giọng thơ mạnh mẽ, nhịp thơ nhanh, dồn dập tạo tâm thế hứng khởi. 


3. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về khổ 2 của bài Từ ấy đặt trong mối tương quan với toàn bộ bài thơ. 

Phan tich kho 2 Tu ayBài văn mẫu Phân tích Khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu đầy đủ nhất


II. Bài văn mẫu Phân tích Khổ 2 Từ ấy

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi bật trong chặng thơ 1930-1945. Tập thơ đầu tiên của ông mang tên “Từ ấy”. Bài thơ cùng tên được sáng tác vào tháng 7 năm 1938, khi ông được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bài thơ đã ghi lại kỉ niệm, cảm xúc đáng nhớ về những ngày tươi đẹp được cùng mọi người phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp - chiến đấu giành lại Tổ quốc. Khổ 2 trong bài thơ “Từ ấy” là sự giác ngộ, là quyết tâm được gắn bó với quần chúng lao khổ:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Trong khổ một, Tố Hữu đã thể hiện thái độ biết ơn, thành kính với Đảng vì chính ánh sáng của lí tưởng Đảng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Những biện pháp ẩn dụ được sử dụng để khiến cho câu thơ trở nên lãng mạn, bay bổng, diễn tả niềm vui sướng tột độ của người thanh niên yêu nước khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời mình. Đến khổ thơ này, tác giả sử dụng những ngôn ngữ gần gũi, mộc mạc để bộc bạch cho ước mong của mình. Cấu trúc câu thơ chủ động: “tôi buộc lòng tôi… để” đã thể hiện sự chủ động, tự nguyện gắn bó, đồng cam cộng khổ cùng với “mọi người”. “Buộc” là động từ nói về sự gắn kết, ở đây, nhà thơ đã quyết tâm hòa nhập cái “tôi” riêng của bản thân mình với cái “ta” chung của “bao hồn khổ” trên “khắp muôn nơi”. 

Thơ ca thời điểm đó vẫn thường mang nét riêng đặc trưng của mỗi thi nhân, như Huy Cận là nỗi buồn man mác, xa xăm, như Nguyễn Tuân là cái ngông nghênh bất cần vì thời thế. Mỗi một tác giả đều mang một cá tính riêng khác biệt, mà đa số người dân thời kì đó ăn không đủ no mặc không đủ ấm, sao có thời gian để tìm hiểu những thứ thi ca trông có vẻ xa vời ấy. Vậy nên, Tố Hữu đã nguyện trải rộng tâm hồn mình ra với cuộc đời để hiểu và đồng cảm được với những khó khăn, vất vả của quần chúng lao động trong xã hội khi đó. Ông muốn được trở nên “gần gũi”, thân thiết, gắn bó với mọi người để tạo nên một khối đoàn kết, cùng nhau chiến đấu và đánh đuổi thực dân. Lời thơ giản dị, ý nghĩ kết hợp với điệp từ “để”, “với” tạo nên nhịp điệu dồn dập như muốn thúc giục nhà thơ, thúc giục mọi người mau mau bắt tay vào phấn đấu vì mục tiêu chung. Từ khổ thơ này, độc giả cũng đã nhận thấy được bức chân dung của người chiến sĩ Tố Hữu. Tâm hồn ông đã trải rộng ra với cuộc đời với khao khát được cống hiến cho cách mạng, cho Tổ quốc. Ông đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến và sự giao cảm của trái tim mình với mọi người. 

Bài thơ “Từ ấy” là lời tâm nguyện của một người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Đây là tác phẩm mở đầu cho con đường Cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là lời tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng.

Những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức vượt qua giới hạn cái tôi cá nhân, tìm đến lẽ sống vì giai cấp, vì nhân dân. Từ đó, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, nhất là cuộc sống của nhân dân lao động nghèo khổ. So với những người cùng thời, đây quả thực là một lẽ sống mới mẻ, tiến bộ, sâu sắc, chỉ có thể bắt gặp ở một người đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. 

- - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/van-mau-phan-tich-kho-2-trong-bai-tu-ay-cua-to-hu-77320n.aspx
“Từ ấy” là tác phẩm quan trọng, mở đầu cho chặng đường thi ca của tác giả Tố Hữu. Taimienphi.vn mời em tham khảo thêm Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, Phân tích khổ thơ đầu trong bài Từ ấy,... để hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này. Ngoài ra, em cũng có thể đọc thêmPhân tích bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh, Bài văn Phân tích bài Nhớ đồng của Tố Hữu, Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính, Phân tích bài thơ Chiều xuân,... để chuẩn bị cho những bài học tiếp theo nhé. Chúc em học thật tốt môn Ngữ văn nhé!

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích lý tưởng của thanh niên ngày nay thông qua bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ tố hữu từ từ ấy đến Việt Bắc
Phân tích khổ 4 bài Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất ngắn gọn
Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Kết bài Từ ấy của Tố Hữu
Từ khoá liên quan:

Phan tich kho 2 tu ay

, phan tich tu ay, phan tich kho 1 tu ay,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc

    Dàn ý và hai bài văn mẫu phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

    Việt Bắc là bài thơ nổi tiếng bậc nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của Tố Hữu. Thi phẩm mang đậm phong cách sáng tác đặc trưng của ông và cũng chứa nhiều biểu tượng của dân tộc. Em hãy cùng Taimienphi.vn Phân tích bài ...

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Cách tải Windows 7 ISO từ Microsoft, product key miễn phí

    Để tải Windows 7 ISO từ Microsoft, bạn cần có key hợp lệ. Bài viết này của Taimienphi sẽ hướng dẫn cách tải Windows 7 thành công, không cần key sản