Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay, ngắn gọn

Từ ấy là bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu nói về niềm vui sướng sau khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Những bài phân tích bài thơ Từ ấy hay nhất dưới đây cùng với dàn ý sẽ giúp các em tìm hiểu chi tiết về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó có thể cảm nhận được sự thay đổi về nhận thức, tình cảm và cả lẽ sống cao đẹp của nhà thơ và làm bài văn hoàn chỉnh, đạt điểm cao.

Đề bài: Hãy phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý chi tiết
2. Bài mẫu số 1 (siêu ngắn)
3. Bài mẫu số 2 (ngắn) 
4. Bài mẫu số 3
4. Bài mẫu số 4 (ngắn, chuẩn)
6. Bài mẫu số 5
7. Bài mẫu số 6 (ngắn hay)
8. Bài mẫu số 7
9. Bài mẫu số 8
10. Bài mẫu số 9 (ngắn) 

phan tich bai tho tu ay

Văn mẫu, dàn ý phân tích Từ ấy của Tố Hữu

 

MẹoPhương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào tháng 7-1938, khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng Cộng sản.
- Bài thơ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi được vinh dự đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp.

b. Phân tích “Từ ấy”

* Khổ 1: Niềm vui sướng hân hoan khi giác ngộ lí tưởng cách mạng:

- “Từ ấy”: mốc son đáng nhớ trong cuộc đời tác giả.
- “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”:

+ “Nắng hạ”: thứ nắng rực rỡ, chói sáng và mạnh mẽ nhất trong cả năm
+ Thể hiện sức mạnh, tầm ảnh hưởng của lí tưởng cách mạng đối với cuộc đời người chiến sĩ trẻ tuổi.

- “Mặt trời chân lí chói qua tim”:

+ “Mặt trời chân lí”: nâng tầm vóc của Đảng lên ngang bằng với vũ trụ rộng lớn, khẳng định chân lí bất diệt của Đảng.
+ Động từ “chói” thể hiện khả năng tác động mạnh mẽ của lí tưởng cách mạng đến tâm hồn, tình cảm.

- “Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim”:

+ Phép so sánh: thể hiện sự tươi mới, tràn đầy sức sống trong tâm hồn người chiến sĩ khi được ánh sáng lí tưởng soi đường.
+ Khắc họa sự rộn rã, hân hoan từ sâu trong tâm hồn người chiến sĩ.

* Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống

- Chuyển từ cái tôi cá nhân, tình cảm cá nhân sang cái ta chung, tình cảm lớn của cả dân tộc.
- Nhận thức được phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc là phải xây dựng khối đại đoàn kết.

+ Hành động “Buộc hồn tôi với mọi người”: sự tự nguyện gắn kết
+ Mục đích: “để tình trang trải khắp muôn nơi”, “gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

* Khổ 3: Chuyển biến trong tình cảm:

- Điệp ngữ “là” kết hợp với “con”, “em”, “anh”: Tố Hữu đã trở thành thành viên trong đại gia đình Việt Nam, gắn bó máu thịt với tất cả mọi người.
- Lượng từ “vạn” càng nhấn mạnh tấm lòng bao la, rộng lớn mà người chiến sĩ trẻ dành cho đồng bào mình.
- “Kiếp phôi pha”, em nhỏ “cù bất cù bơ”: đồng cảm, gắn bó, sẻ chia với những số phận nghèo khổ, đau thương.

→ Sự thay đổi lớn trong cả nhận thức và tình cảm của Tố Hữu đã thể hiện sự giác ngộ hoàn toàn lí tưởng cách mạng.

c. Đánh giá:

- Nội dung: Bài thơ là những cảm xúc, suy tư sâu sắc của người thanh niên trẻ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.
- Nghệ thuật: Hình ảnh thơ tươi sáng, các biện pháp tu từ đặc sắc, giàu ý nghĩa, ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị bài thơ.

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu ngắn gọn hay nhất
 

1. Phân tích bài Từ ấy của Tố Hữu, mẫu số 1 (Siêu ngắn, Chuẩn)

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh và và lớn lên tại Thừa Thiên Huế, là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ cách mạng Việt Nam. Nhắc đến thơ Tố Hữu là nhắc đến những vần thơ mang đậm tính trữ tình cách mạnh, thể hiện khát khao, ý chí của những người cách mạng nặng lòng với đất nước. Những tâm sự của ông qua từng vần thơ đều mang tầm vóc thời đại, của một cái tôi cộng đồng. Có thể nói, Tố Hữu chính là lá cờ đầu của thơ ca kháng chiến với hàng loạt các tập thơ tiêu biểu như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận hay Máu và hoa. Bài thơ Từ ấy được trích trong tập thơ cùng tên là một bông hoa đẹp trong vườn thơ đầy hương sắc của ông.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 Mở đầu bài thơ là lời thơ mang đậm chất tự sự, nhà thơ nhắc lại một sự kiện trọng đại trong đời mình. Trạng ngữ "Từ ấy" đặt đầu câu đã nhấn mạnh thời điểm  đầy ý nghĩa khi tác giả bước vào hàng ngũ Đảng, được giác ngộ lý tưởng Đảng Cộng sản. Hình ảnh "nắng hạ" kết hợp với động từ mạnh "bừng" cùng nghệ thuật ẩn dụ đã khẳng định lý tưởng cách mạng tác động vô cùng mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là nắng vàng ấm áp của mùa thu hay nắng xuân mơn man nhè nhẹ mà đó là nặng hạ mang vẻ rực rỡ, chói chang làm bừng tỉnh cả nhận thức và tình cảm trong con người chàng trai tuổi 18 tràn trề sức trẻ. Đó là nguồn sáng được khởi phát từ ánh mặt trời khác thường, đặc biệt và duy nhất "mặt trời chân lý". Nếu mặt trời tạo hóa ban tặng ánh sáng làm vạn vật sinh sôi thì mặt trời chân lý mang đến những tư tưởng, con đường đúng đắn cho cách mạng, báo hiệu những điều đẹp đẽ, tươi sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc phía trước.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng”

phan tich bai tho tu ay

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Mặt trời chân lý rọi sáng trái tim người chiến sĩ khiến tâm hồn như rạo rực, như say mê. Hình ảnh so sánh thật gần gũi hồn tôi-vườn hoa lá càng tô đậm sức sống mãnh liệt, niềm vui cực độ của nhà thơ lúc ấy. Vườn hoa lá với một thế giới đủ hương sắc, thanh âm như hoà nhập, sôi động và dạt dào sức sống cũng như tâm hồn thi nhân lúc này đây đang vỡ òa với bao cảm xúc tự hào, tin yêu, hy vọng, vui sướng khi được lý tưởng Đảng sáng soi. Đó là một niềm vui quá đỗi lớn lao đối với một kẻ yêu nước, khát khao tận hiến đời mình cho cách mạng, cho nhân dân.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải đến muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Trong văn học giai đoạn 1932-1945, thơ ca chủ yếu đề cao cái tôi cá nhân, họ chọn một cái tôi thoát ly đề rời xa thực tại bất công, chán chường. Riêng với Tố Hữu đó là một cái tôi riêng, cái tôi gắn với cộng động, gắn cuộc đời mình, với nhân dân. Câu thơ đầy chủ động "Tôi buộc lòng tôi với mọi người" đã thể hiện được một trái tim giàu tình cảm, vì nhân dân và ý thức tự nguyện gắn bó với nhân dân của tác giả. Động từ "trang trải" kết hợp với danh từ "muôn nơi" cùng lối nói quá đã cho thấy được sự đồng cảm của nhà thơ với những nỗi khổ cực, lầm than của nhân dân mình trên mọi miền đất nước.

"Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

 Lời thơ vừa tha thiết lại vừa mạnh mẽ, khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân tộc được kết lại từ lòng nhân ái, ý thức vì mọi người. Những hồn khổ được gắn kết, những người cùng lý tưởng phải hợp sức để tạo nên sức mạnh tập thể, tiến bước trên con đường có lý tưởng cách mạng sáng soi.

 "Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ"

Bốn câu thơ cuối bài một lần nữa khẳng định tình cảm dạt dào của người chiến sĩ với nhân dân mình. Điệp từ "là" kết hợp cùng biện pháp điệp cấu trúc và các từ cùng trường từ vựng gia đình “con”, “anh”, “em” đã nhấn mạnh được tình cảm thân thiết như tình thân ruột thịt. Đó là một tình cảm ấm áp, sẻ chia, quan tâm, lo lắng của thành viên dành cho đại gia đình lớn đang trong cơn khốn cùng, gian khổ. Đó là một tấm lòng đồng cảm, vượt lên những ích kỷ, hẹp hòi của cái tôi cá nhân để sống vì người khác. Thật xúc động khi nhà thơ đã dành những câu thơ cuối bài để viết về những “kiếp phôi pha” bất hạnh, mưu sinh dãi dầu mưa năng để kiếm sống, viết về những em nhỏ “cù bơ cù bất” đói rét trong cuộc đời. Qua những hình ảnh ấy phải chăng tác giả muốn khẳng định đến cuối cùng, lý tưởng cao đẹp nhất của Đảng cộng sản chính là chiến đầu vì nhân dân, vì hạnh phúc của những kiếp người, đặc biệt là với những phận đời nghèo khổ, thương đau.

Bằng thể thơ bảy chữ, kết hợp với giọng điều vừa tự hào vừa tha thiết, sục sôi, tác giả đã cho thấy tâm nguyện của một thanh niên yêu nước được giác ngộ và say mê, tin yêu vào lý tưởng cách mạng. “Từ ấy” đã trở thành một bài thơ bất hủ, nhắc nhở mỗi chúng ta về ý thức và trách nhiệm với cuộc đời mình, với đất nước, nhân dân.


2. Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu ngắn, mẫu số 2:

Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam với phong cách thơ ca đậm chất trữ tình chính trị. Ông đã để lại những tác phẩm vô cùng đặc sắc, một trong số đó là “Từ ấy”- một bài thơ có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp của tác giả. “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác trong niềm hạnh phúc, vui sướng để đánh dấu mốc qua trọng trong cuộc đời của chính mình.

Mở đầu bài thơ, “từ ấy”- nhan đề của tác phẩm đã được lặp lại:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.”

 “Từ ấy”- một trạng từ chỉ thời gian, nó được dùng làm nhan đề và được nhắc lại trong câu thơ đầu của bài thơ đã khẳng định đó là một thời điểm vô cùng quan trọng trong cuộc đời của tác giả. Tại thời điểm đó, một dấu mốc đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng của tác giả. Đó là khi tác giả được giác ngộ Cách mạng, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, đồng thời được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương - một bước ngoặt đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong cuộc đời. Để rồi cả tâm hồn của tác giả “bừng nắng hạ” - một thứ ánh sáng vô cùng mạnh mẽ, chói rực hấp dẫn người thanh niên. “Mặt trời chân lý”- hình ảnh ẩn dụ thật sâu sắc. Nó là chân lý của Đảng của Mác Lê-nin đã chiếu sáng trái tim, con người của tác giả, mở ra một con đường mới cho cuộc đời.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Nắm bắt được chân lý, tác giả như tìm được chính mình. Mọi tâm tư tình cảm của tác giả đều là niềm vui sướng và hạnh phúc. Tố Hữu dùng biện pháp so sánh, so sánh tâm hồn tác giả như một vườn hoa. Hình ảnh vườn hoa - một tâm hồn thật tươi mới và đẹp, rung động lòng người với mùi hương thơm của những bông hoa rực rỡ cùng với tiếng chim rộn ràng đầy sức sống. Đó quả là một tâm hồn lớn mà vô cùng trong sáng, giản dị của chàng thanh niên 18 tuổi đầy nhiệt huyết.

cam nhan bai tho tu ay cua to huu

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy được những biến chuyển về nhận thức và tình cảm của nhà thơ

Đến khổ thơ thứ hai, sự nhận thức về lẽ sống mới của tác giả được khắc họa đậm nét:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

Tố Hữu sử dụng động từ mạnh “buộc”, ông muốn nhấn mạnh cá nhân mình cùng với mọi người xung quanh phải thành một khối đoàn kết. Trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S xinh đẹp với bao con người, nhiều dân tộc khác nhau sống trên mọi miền lãnh thổ, tác giả đã tự “buộc” mình với “mọi người” để cho tình cảm của mình “ trang trải đến trăm nơi”. Tác giả đã tự nguyện gắn kết mình với những con người lao khổ, ông muốn chia sẻ, chung sống, hiểu rõ hơn về cuộc sống họ phải trải qua, ông đồng cảm với những số phận bất hạnh để từ đó mọi người đều có thể hiểu nhau hơn và giúp đỡ lẫn nhau. Một lẽ sống mới đã được đúc kết ra trong tâm hồn của tác giả đó là sự gắn kết cái tôi với cái ta chung của mọi người. Và đặc biệt, khi mọi người có tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, che chở cho nhau thì sẽ giúp cho “mạnh khối đời”. “Khối đời” - hình ảnh ẩn dụ cho một cộng đồng con người có chung cảnh ngộ, “khối đời” chỉ “mạnh”, khi mọi người “gần gũi” cùng nhau vượt qua khó khăn - một lẽ sống đầy triết lý đã in sâu trong trái tim của chàng thanh niên.

Lý tưởng của Đảng như mặt trời chiếu những ánh sáng xua tan những bóng tối u khuất trong tư tưởng của tác giả, và tại khoảnh khắc “từ ấy” trong tình cảm của “cái tôi” đã có sự chuyển biến rõ rệt.

“Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ.”

Trái tim của tác giả được chiếu sáng bởi “mặt trời chân lý”, Tố Hữu đã dần khẳng định vai trò của mình trong cuộc đời . Điệp từ “là” được lặp lại ba lần và đứng hai lần ở đầu câu như càng muốn nhấn mạnh thêm vị trí của mình trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tác giả đã là “con của vạn nhà”, là em của “vạn kiếp phôi pha”, là anh của “vạn đầu em nhỏ”. Cuộc sống giờ đây của chàng thanh niên không phải sống vì chính mình nữa, mà sống vì mọi người. Tình cảm của Tố Hữu thật sâu sắc bởi ở đây đã có sự chuyển đổi trong cách xưng hô từ tôi sang “con, em, anh”. Tất cả mọi người giờ đây, đặc biệt là những mảnh đời bất hạnh, đầy khó khăn đều được tác giả chân trọng và yêu quý, coi như anh em ruột thịt trong gia đình. Nếu như trước kia, khi còn thuộc tầng lớp tư sản có trong mình cái tôi cá nhân ích kỷ hẹp hòi thì từ khoảnh khắc “từ ấy”, Tố Hữu đã thoát ra cái tôi đó và sống hoà mình trong cái ta chung để liên kết các giai cấp trong xã hội.

“Từ ấy” là một bài thơ thật hay và xúc động. Các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ đã được sử dụng rất thành công kết hợp với những hình ảnh đầy tươi mới (vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim). Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.

Ánh sáng rực rỡ của Cộng sản đã mang đến niềm hạnh phúc, vui sướng cho tác giả. Từ đó, chàng thanh niên trẻ tuổi ấy đã nhận ra sứ mệnh của cuộc đời mình. Phân tích Từ ấy, chúng ta có thể cảm nhận đượ sự ý chí, nhiệt huyết sẽ mãi nằm trong trái tim của những người con của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

3. Phân tích bài thơ Từ ấy nâng cao, mẫu số 3 (Chuẩn)

Tố Hữu là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất trong phong trào thơ ca cách mạng. Ông có nhiều các tác phẩm có giá trị không chỉ về nghệ thuật văn học mà còn mang giá trị lịch sử bởi hầu hết các tác phẩm của Tố Hữu đều gắn liền với từng chặng đường của lịch sử dân tộc. Mở đầu cho thành công của Tố Hữu chính là tập thơ Từ ấy (1939) với tác phẩm cùng tên đặc biệt xuất sắc và ấn tượng. Bài thơ không chỉ bộc lộ niềm hân hoan vui sướng của tác giả khi được bước chân vào hàng ngũ của Đảng, mà còn thể hiện sự chuyển biến tích cực trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”

Trong khổ thơ đầu tiên niềm hân hoan và hạnh phúc của Tố Hữu khi được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng được bộc lộ một cách rõ rệt, chân thành và sâu sắc. Mốc thời gian “từ ấy” là một từ phiếm chỉ đặc biệt, dù không thể hiện rõ thời gian cụ thể nhưng nó lại có ý nghĩa đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của tác giả. Đó là ngày ông được chính thức bước chân vào hàng ngũ của Đảng, được chiến đấu dưới danh nghĩa của Đảng, của cách mạng, là ngày mà cuộc đời vốn tăm tối, vô định của Tố Hữu lần nữa được chiếu sáng, soi đường. Thời điểm bắt gặp ánh sáng cộng sản cuộc đời, trái tim người chiến sĩ sáng rực một màu nắng chói chang, cái màu nắng của mùa hạ, rực rỡ, cháy bỏng, tràn đầy nhiệt huyết “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. 

Ở câu thơ thứ hai, ý thơ dường như nối tiếp để giải thích cho câu thơ đầu, sở dĩ lòng tác giả bừng nắng hạ, màu nắng nhiệt huyết kia là bởi một “mặt trời chân lý”. Hình ảnh này là ẩn dụ đặc sắc cho Đảng cho lý tưởng cách mạng soi đường, với sự đúng đắn, đầy triển vọng trong bước đi của thời đại. Có thể nói rằng việc đứng vào hàng ngũ của Đảng đã mở ra cho Tố Hữu một con đường mới, một cánh cửa mới đầy hy vọng, xứng đáng để người trai trẻ dành trọn cả cuộc đời và tuổi xuân. Ánh sáng cách mạng cũng Tố Hữu thoát khỏi cảnh lạc lõng, đơn độc trên con đường yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc mà ông hằng hướng tới. 

Cụm “chói qua tim” là một cụm từ đặc biệt mang đến cảm giác mạnh, lý tưởng cách mạng, ánh sáng soi đường xuyên thấu trái tim người chiến sĩ, chiếu rọi mọi góc tối của tâm hồn, xua đi màn đêm tăm tối. 

Vườn tôi là một rừng hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Niềm vui sướng hạnh phúc, được bộc lộ bằng các hình ảnh thiên nhiên sống động, khi Tố Hữu dùng lối so sánh trừu tượng“hồn tôi” và “vườn hoa lá”, đó là sự hân hoan, niềm vui sướng toát ra từ tận sâu tâm hồn, chân thành và giản dị. Nếu như trước khi bước chân vào hàng ngũ của Đảng, được giác ngộ, tâm hồn Tố Hữu được ví như một khu vườn khô cằn, tăm tối, thì sau mốc thời gian “từ ấy”, khu vườn đã trở nên tràn đầy nhựa sống, đầy sinh khí đến từ nguồn sáng dồi dào của nắng hạ. Tâm hồn người chiến càng trở nên phong phú, rực rỡ và nhiều sắc màu. Không chỉ thế niềm vui sướng hân hoan ấy còn được thể hiện tiếp ở câu thơ nối dòng bên dưới “Rất đậm hương và rộn tiếng chim”, có nghĩa rằng niềm hạnh phúc của Tố Hữu không chỉ dừng ở việc tràn đầy sức sống, sinh lực dồi dào, mà nó còn là sự rộn rã, reo vui đến từ sâu trong tâm hồn, tất cả đều ở mức cực đại, chín muồi. Niềm hạnh phúc không chỉ âm thầm, mà nó còn được bộc lộ bằng những xúc cảm của thính giác và vị giác, phong phú, độc đáo và lãng mạn kiểu Pháp.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Đến khổ thơ thứ hai, để nối tiếp niềm hân hoan, hạnh phúc đến tột cùng, Tố Hữu đã thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn, càng khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của Đảng trong quá trình soi sáng và giải phóng con người khỏi những tối tăm, bế tắc, mà đầu tiên là ở việc giải phóng tâm hồn, khởi nguồn cho những nhận thức mới mẻ, tươi sáng. Bản thân Tố Hữu khi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng ở độ tuổi 18, ông đã nhanh chóng có những nhận thức mới mẻ về sứ mệnh và trách nhiệm của bản thân, đồng thời cũng đã định ra cho mình một con đường sáng lạn. Sự chuyển biến trong tâm hồn được thể hiện rõ khi tác giả dần chuyển từ cái tôi cá nhân, bế tắc, luôn quanh quẩn trong những nỗi hoang mang, bất định, những nỗi buồn lạc lõng khi phải “chọn một dòng hay để nước trôi xuôi” sang cái “tôi” rộng mở hơn, hào sảng hơn, hướng tới một cái ta chung nhất, gây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. 

phan tich bai tho tu ay

Phân tích Từ ấy nâng cao siêu hay

Lúc này đây, bản thân người chiến sĩ cách mạng đã không chỉ sống cuộc đời cho riêng mình, mà càng khao khát được sống được chiến đấu vì đất nước, vì dân tộc với lý tưởng cách mạng vĩ đại. Tố Hữu đã mở rộng tấm lòng, để biết yêu thương thêm những số phận bất hạnh, khổ đau “để tình trang trải khắp muôn nơi”, đồng thời cũng tự nguyện gắn bó, kết nối với những cuộc đời xung quanh khi “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”. Sự gắn kết tình thương mến thương, sự sẻ chia khi tác giả “Để hồn tôi với bao hồn khổ/Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” đã tạo thành khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc, bền bỉ, trở thành thứ vũ khí lợi hại, là thành trì kiên cố nhất chống lại sự chống phá ác liệt của kẻ thù. Có thể nói rằng việc trở thành Đảng viên khi còn trẻ tuổi đã mang đến cho cuộc đời Tố Hữu những bước ngoặt lớn, ông không chỉ tìm thấy cho mình con đường mới, mở ra một sự nghiệp cách mạng vẻ vang lắm gian lao, mà còn thay đổi triệt để nhận thức, từng góc một trong tâm hồn người chiến sĩ đều như được được chiếu rọi bằng ánh sáng của lý tưởng giải phóng dân tộc, làm nên một cuộc đời mới, nhiều ý nghĩa suốt mấy chục năm sau này và mãi mãi về sau.

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”

Bên cạnh sự thay đổi về nhận thức, hiểu được sứ mệnh và trách nhiệm của bản thân trong vai trò người chiến sĩ cách mạng, ở Tố Hữu ta còn nhận thấy được sự chuyển biến sâu sắc trong phương diện tình cảm. Người chiến sĩ trẻ tuổi đã không còn tự ôm lấy mình, thương cảm cho cuộc đời lạc lõng, tăm tối, mà thay vào đó tác giả tự xem mình trở thành một thành viên trong “đại gia đình” 54 dân tộc anh em, không phân biệt giàu nghèo, tầng lớp, địa vị, già trẻ lớn bé, trở thành con, anh, em của vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ. Lượng từ “vạn” càng nhấn mạnh tấm lòng bao la, rộng lớn mà người chiến sĩ trẻ dành cho đồng bào mình, ấy là khao khát được hòa nhập, được đồng cam cộng khổ, được thấu hiểu từng cuộc đời, được chăm lo đến từng số phận, để ai ai cũng được ấm no, hạnh phúc. Ấy là ước mơ cũng đồng thời là lý tưởng cách mạng vĩ đại của người chiến sĩ trẻ, vừa mới bắt đầu một chặng đường giải phóng dân tộc đầy gian lao.  Câu thơ bộc lộ sự tự nhận thức một cách toàn diện, sự chuyển biến tích cực trong tâm hồn của Tố Hữu. Giờ đây ông không còn chiến đấu một mình, chiến đấu chỉ vì lý tưởng của bản thân, mà hơn hết là ông chiến đấu vì cả đất nước, vì cả một dân tộc đang lầm than, vì những con người thân thương ruột thịt. 

Khổ thơ đã thể hiện được những phẩm chất đáng quý của một người chiến sĩ cách mạng, noi gương Hồ Chí Minh, sống giữa đất trời có tấm lòng rộng lớn, bao la, không quản ngại gian khó, sẵn sàng đứng lên hy sinh cuộc đời vì nhân dân, vì đất nước, ý thức sâu sắc được trách nhiệm, sứ mệnh của bản thân. Biết yêu thương, sẻ chia và thấu hiểu cho những mảnh đời gia khó khắp muôn nơi, bất bình, phẫn nộ trước những ngang trái, bất công, đau xót trước những cảnh lầm than, đớn đau, lấy đó làm động lực, nguồn nuôi dưỡng cho ý chí chiến đấu mạnh mẽ, không ngừng nghỉ.

Từ ấy là một trong những tác phẩm hay và tiêu biểu nhất trong chặng đường sáng tác miệt mài của Tố Hữu. Không chỉ đơn thuần là ghi dấu lại một bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời cách mạng của tác giả mà ở tác phẩm này người ta thấy rất rõ được sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn của ông. Khi những dòng thơ đã thể hiện tinh tế sự chuyển đổi từ cái tôi cá nhân hồn nhiên, tươi sáng trong niềm vui hân hoan khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng sang cái ta chung khi nhận thức được sứ mệnh và trách nhiệm của Tố Hữu. Bên cạnh đó lối thơ tự nhiên, giàu hình ảnh, sức sáng tạo và sự lãng mạn khuynh hướng Pháp đã mang đến cho tác phẩm sức hấp dẫn riêng biệt, ghi danh vào một trong những tác phẩm thơ trữ tình chính nổi tiếng và đáng nhớ suốt cả chặng đường thơ của Tố Hữu, cũng như trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam bên cạnh Việt Bắc.

 

4. Phân tích bài thơ Từ ấy ngắn chuẩn, mẫu số 4:

Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với ông, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1938, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản của Đảng. Bài thơ "Từ ấy" vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin.

Bài thơ đước viết theo thể thơ thất ngôn ca ngợi lí tưởng cách mạng và mang tên tình yêu giai cấp của người chiến sĩ trẻ.

Khổ thơ mở đầu cất lên như một lời hát say mê, nồng nàn, vần thơ tràn ngập ánh sáng:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".

"Từ ấy", là từ thuở ấy (9-1938), nhà thơ vui sướng, hân hoan chào đón "Mặt trời chân lí chói qua tim". Giữa những năm tháng nô lệ, lầm than, tủi nhục, người chiến sĩ trẻ cảm thấy được hồi sinh "bừng nắng hạ". "Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ rất sáng tạo nói về ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lenin. Lí tưởng cách mạng, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa soi sáng nhận thức, mở mang tâm hồn trí tuệ, làm cho cuộc đời đầy sắc màu ý nghĩa. Lòng "tôi" và con đường cách mạng "bừng nắng hạ" chói chang, ấm áp. Trái tim "tôi" có "Mặt trời chân lí chói qua...". Ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi vào tâm hồn. Dưới ánh sáng lí tưởng, tâm hồn " đẹp biết bao, dào dạt sức sống như một vườn xuân rực rỡ trong muôn sắc màu "hoa lá", ngào ngạt "đậm hương" và "rộn tiếng chim" hót ca. Ngoài nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, so sánh, Tố Hữu đã chọn lọc một số từ có giá trị gợi tả và biểu cảm đặc sắc (bừng, chói, đậm, rộn) để ca ngợi lí tưởng và tình yêu lí tưởng. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà thơ xứ Huế có nhiều vần thơ độc đáo, đậm đà:

"Khi ta đã say mùi hương chân lí
Đời đắng cay không một chút ngọt bùi
Đời đau buồn không một tiếng cười vui
Đời đen tối phải đi tìm ánh sáng"
("Như những con tàu" - 1938)

Có thể nói, Tố Hữu là nhà thơ viết hay nhất về lí tưởng cách mạng bằng bút pháp lãng mạn tuyệt đẹp. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin thật vô cùng kì diệu. "Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng" ( Aragông - Pháp). Yêu nước mà bắt gặp chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản đã giác ngộ tinh yêu giai cấp. Khổ thơ thứ hai nói lên sự gắn bó với mọi người", "với trăm nơi "với bao hồn khổ" với giai cấp" và nhân dân lao động nghèo khổ đang bị đế quốc, phong kiến bóc lột, áp bức dã man. Các từ ngữ: "buộc", "trang trải", "gần gũi" - biểu lộ sự gắn bó thiết tha với thế giới cần lao, với "khối đời" - khối công nông liên minh:

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi vời bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".

Người chiến sĩ trẻ, người thanh niên cộng sản trên con đường cách mạng quyết tâm chiến đấu và hi sinh để thực hiện lí tưởng cao cả, đã nhận thức một cách sâu sắc về tình yêu giai cấp: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".

phan tich bai tho tu ay co dan y

Hướng dẫn lập dàn ý và viết bài Phân tích bài thơ Từ ấy

Hơn bao giờ hết, cái tôi đã chan hòa trong cái ta rộng lớn. Thân thiết và yêu thương, tự giác và tự nguyện, đông đảo và rộng lớn: "là con của vạn nhà", "là em của vạn kiếp phôi pha", "là anh của vạn đầu em nhỏ... Các từ: "là", các số từ "vạn" được điệp lại ba lần làm cho lời ước nguyện thiết tha chân thành, thấm thía xúc động:

"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ".

Nhà thơ đã có một cách nói rất truyền cảm về tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Trái tim nhân ái cộng sản chủ nghĩa sáng bừng lên dưới "mặt trời chân lí", dưới ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của Cách mạng.

Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê. "Từ ấy" là tiếng lòng của một hồn thơ đẹp, trẻ trung đã trở thành tiếng hát của hàng triệu con người hướng về Đảng và Cách mạng. Phân tích từ ấy ta càng cảm thấy một cách sâu sắc lời tâm sự của Tố Hữu: "Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi vào tâm hồn tươi trẻ của mình".

 

5. Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, mẫu số 5 (Chuẩn)

Tố Hữu là một trong những ngọn cờ đầu tiên phong và đưa nền thơ ca trữ tình chính trị Việt Nam đạt đến đỉnh cao nghệ thuật và nội dung bằng những sáng tác ấn tượng trải dài suốt mấy chục năm trường như các tập thơ Từ Ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa,… Sở dĩ nói Tố Hữu chính là người đã đưa thơ ca cách mạng Việt Nam đạt đến đỉnh cao là bởi lẽ, các sáng tác của ông luôn gắn liền với các chặng đường lịch sử đầu khó khăn và gian lao của dân tộc tựa như những trang sử ký được chép lại bằng thơ. Những vẫn thơ vừa hào hùng, vừa chân thực lại chan chứa nhiều tình cảm, mang đến những giá trị lớn, không chỉ là nghệ thuật mà còn là ở nội dung, khi cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân, chiến sĩ, trở thành loại vũ khí vừa sắc bén vừa nhân văn. Cuộc đời thơ và cuộc đời cách mạng của Tố Hữu là một chặng đường nhiều vẻ vang và lắm những gian lao, ông luôn viết và chiến đấu bằng một tấm lòng chân thành nhất của “một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng – Nghệ thuật – Tình yêu”. Trong thời kỳ đầu, Từ Ấy của ông là một trong những sáng tác nổi bật nhất, không chỉ là tác phẩm đánh dấu sự giác ngộ lý tưởng cách mạng, niềm hân hoan vui sướng trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ tuổi, mà còn là mốc son đánh dấu những thay đổi lớn lao trong cả nhận thức và tình cảm của Tố Hữu.

Tố Hữu có lý tưởng chiến đấu bảo vệ dân tộc, bảo vệ quê hương từ rất sớm, ông tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế khi vừa 16 tuổi. Tuy nhiên trong giai đoạn này, với vai trò là một trí thức tiểu tư sản, con đường chiến đấu của Tố Hữu còn nhiều mờ mịt, ông cảm thấy lạc lõng và mơ hồ giữa các lựa chọn khác nhau“bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước, chọn một dòng hay để nước trôi”. Từ ấy ra đời chính là lúc Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi mới 18 tuổi đời, đánh dấu một bước ngoặt có tính quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của tác giả, không chỉ mở ra một con đường sáng, kéo Tố Hữu bước ra khỏi cảnh lập lờ, hoang mang và bế tắc, mà còn soi rõ lý tưởng cách mạng, khởi đầu cho sự nghiệp cách mạng chiến đấu vì nhân dân kéo dài suốt 70 năm trời của tác giả. Trước sự kiện đáng nhớ này Tố Hữu đã viết Từ ấy để thể hiện niềm hân hoan, hạnh phúc tột cùng khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, chiến đấu vì lý tưởng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng bộc lộ những thay đổi lớn trong nhận thức và tình cảm của tác giả.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Mốc thời gian “từ ấy” là một từ phiếm chỉ hay và sâu sắc, dù không nêu rõ ngày tháng năm nào, thế nhưng mang đậm dấu ấn về một mốc son đáng nhớ nhất trong cuộc đời của tác giả. Đó là ngày ông được chính thức bước chân vào hàng ngũ của Đảng, được giác ngộ lý tưởng cách mạng, tìm được cho mình một con đường mới mẻ, tươi sáng, thoát khỏi những tháng ngày chơi vơi, lạc lõng với những trăn trở về mối thù quê hương. “Từ ấy” chính là mốc thời gian đánh dấu cuộc đời Tố Hữu chính thức bước sang một trang mới, thể hiện sự phấn chấn, yêu đời, tràn đầy sức sống, niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt. 

Những xúc cảm ấy được thể hiện đầy đủ trong cả câu thơ “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. “Nắng hạ” là thứ nắng rực rỡ, chói lòa và mạnh mẽ nhất trong cả năm, Tố Hữu ví việc mình bước vào hàng ngũ của Đảng. Trở thành người chiến sĩ cách mạng giống như cuộc đời bất ngờ được bừng sáng, những thứ ánh sáng mạnh mẽ “bừng” sáng lan tràn khắp thân thể, xua tan đi tất thảy những cái tối tăm, bế tắc mà ông từng trải qua. Đó là một hình ảnh đẹp thể hiện được sức mạnh cũng như sự đúng đắn của lý tưởng cách mạng, tầm ảnh hưởng to lớn của nó đối với cuộc đời người chiến sĩ trẻ tuổi, đồng thời cũng bộc lộ những nhận thức mới của Tố Hữu về Đảng, về cuộc đời và sứ mệnh của người lính chiến.

phan tich bai tho tu ay hay nhat

Bài văn Phân tích Từ ấy học sinh giỏi hay nhất

 Đến câu thơ tiếp “Mặt trời chân lý chói qua tim”, “mặt trời chân lý” là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo và có ý nghĩa sâu sắc khi nâng tầm vóc của Đảng lên ngang bằng với vũ trụ rộng lớn, đồng thời trở thành chân lý bất diệt không đổi dời trong lòng không chỉ Tố Hữu mà chính là chân lý đúng đắn của cả một thời đại đấu tranh giải phóng dân tộc lắm gian lao của nhân dân ta. Động từ “chói” thể hiện sức xuyên thấu mạnh mẽ của lý tưởng cách mạng, vượt qua mọi rào cản thân thể tiến đến tận trái tim, tận tâm hồn, mạnh mẽ chiếu sáng, xua đi tất cả những tối tăm mịt mù trong từng ngóc ngách. Mang đến sự hồi sinh kỳ diệu, mở ra một cuộc đời mới, một chặng đường mới dù lắm gian lao, thế nhưng có nhiều hy vọng và tương lai tươi sáng hơn tất thảy. 

Trước sự kiện trọng đại, niềm vui sướng khi nhận ra chân lý mới của cuộc đời ở độ tuổi 18, Tố Hữu đã không kìm được lòng sung sướng, nỗi hạnh phúc tột độ của mình. Niềm vui ấy được thể hiện rõ ràng trong hai câu thơ “Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và rộn tiếng chim”, tác giả dùng lối so sánh đặc biệt, lấy cái vô hình so sánh với cái hữu hình, lấy “hồn tôi” đem so với “một vườn hoa lá”, lối so sánh đặc biệt thể hiện được sự tươi mới tràn đầy sức sống trong tâm hồn khi đón nhận lý tưởng cách mạng, ánh sáng soi đường. Tâm hồn từ cảnh cằn cỗi, thiếu ánh sáng, thiếu sự sống bỗng nảy nở sinh sôi tựa như một vườn hoa lá, tràn đầy hương sắc. Không chỉ vậy sự vui tươi, rực rỡ ấy còn được tô đậm thêm ở câu thơ dưới, với lối thơ tràn dòng, lãng mạn kiểu Pháp, khi Tố Hữu nhấn mạnh “Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Nỗi mừng vui ấy không chỉ thể hiện ở sự xanh tươi của cây lá, mà còn đạt đến cực hạn với hương thơm đậm ngọt, cùng tiếng chim rộn rã, sôi động. Là ẩn dụ cho những niềm vui sướng, tinh thần hăng hái, sẵn sàng tham gia chiến đấu của một người chiến sĩ trẻ vừa được đón nhận những nguồn năng lượng tích cực nhất, sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Lý tưởng cách mạng của Đảng đã giải phóng cho tâm hồn người chiến sĩ, đồng thời nó cũng đã mở ra cho tác giả những nhận thức mới về sứ mệnh, trách nhiệm của một người Đảng viên trước tình hình đất nước, làm sao để xứng đáng với những gì mà Đảng đã giao phó, điều ấy được thể hiện thực rõ ràng trong khổ thơ tiếp.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Tố Hữu từ chỗ sống với cái tôi cá nhân, tình cảm cá nhân và những lý tưởng riêng, thì đến nay khi đã đứng vào hàng ngũ của Đảng, ông đã có những nhận thức mới mẻ hoàn toàn. Khi chuyển hướng sang cái ta chung, sống và chiến đấu vì nhân dân, vì đất nước, mang tình cảm cá nhân cùng hòa chung với tình cảm lớn của cả dân tộc. Đồng thời cũng nhẫn thức được rõ ràng những phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ấy là phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, trở thành lũy hào, tường thành kiên cố cùng nhau chống lại kẻ thù. Mà tất cả những điều ấy đều đến từ sự cảm thông thấu hiểu, bao dung cho từng kiếp người, mà như Tố Hữu đã viết “Tôi buộc hồn tôi với bao hồn khổ”, mang tình cảm của mình “trang trải khắp muôn nơi”, tuyên truyền, vận động, gieo rắc lý tưởng cách mạng đến với nhân dân, thấu hiểu tất cả những số phận khổ đau trên cuộc đời. Từ đó trở thành cầu nối chắc chắn, gắn kết mọi người lại với nhau cùng chung tay chiến đấu “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Như vậy người chiến sĩ cách mạng đứng giữa đời, chân thành, giản dị với những phẩm chất tốt đẹp, đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của bản thân trong công cuộc giải phóng dân tộc, cũng như đường lối đúng đắn của lý tưởng cách mạng, sẵn sàng để bước vào một cuộc chiến, một chặng đường lắm chông gai và vất vả với tấm lòng, ý chí kiên cường nhất.

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”

Bên cạnh những sự thay đổi về nhận thức, ở Tố Hữu ta còn nhận thấy sự thay đổi lớn trong phương diện tình cảm. Nếu như trong khổ thơ thứ hai việc từ bỏ cái tôi cá nhân để hòa vào cái ta chung của dân tộc được xem là sứ mệnh, là trách nhiệm, thì đến khổ thơ thứ ba Tố Hữu đã càng làm sáng rõ phẩm chất tốt đẹp này ở phương diện tình cảm lớn. Khi trở thành một người chiến sĩ cách mạng, Tố Hữu đã không đơn thuần là con, là anh, là em của riêng một gia đình nào khác, mà bản thân ông đã tự đưa mình vào vị trí là con, anh, em ruột thịt của toàn thể đồng bào, toàn thể nhân dân. Ông đứng hiên ngang, giản dị giữa đời mở rộng vòng tay yêu thương, rộng lớn, với mong ước có thể san sẻ tình yêu thương, hơi ấm đến vạn nhà, vạn đầu em nhỏ, vạn kiếp phôi pha. Được sẻ chia những cay đắng ngọt bùi, cùng chung lưng đấu cật, kề vai chiến đấu, kề vai sản xuất, nối vòng tay lớn, đoàn kết, yêu thương lẫn nhau như một đại gia đình. Lượng từ “vạn” là một từ hay mang ý nghĩa khái quát chỉ sự bao la, rộng lớn của tấm lòng người chiến sĩ đối với nhân dân, một con người sau khi giác ngộ lý tưởng cách mạng, tâm hồn đã hoàn toàn được khai sáng, trở nên rộng mở, bao dung, tràn ngập những tình yêu thương và sức sống đối với giống nòi, sẵn lòng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. 

Sự thay đổi lớn trong cả nhận thức và tình cảm ấy của Tố Hữu thể hiện sự giác ngộ hoàn toàn lý tưởng chiến đấu của Đảng, là một trong những hạt giống tốt, xứng đáng được bồi dưỡng để một mai trở thành những cây đại thụ, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Đồng thời cũng thể hiện được phẩm chất, tư cách đạo đức của Tố Hữu, cũng như tấm lòng yêu nước nồng nàn, sức trẻ, sức chiến đấu mãnh liệt đang sục sôi trong tâm hồn người chiến sĩ, mà khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, Tố Hữu dường như đã được sống thêm một cuộc đời khác, vẻ vang và cũng lắm chông gai.

Từ ấy là một trong những bài thơ tiêu biểu và xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, đồng thời cũng là một trong những sáng tác thơ ca cách mạng vẫn còn giữ nguyên những giá trị dù đã trải qua tuổi đời hơn 80 năm. Tác phẩm không chỉ đơn thuần thể hiện niềm hân hoan vui sướng của một chiến sĩ trẻ tuổi khi vừa bước chân vào hàng ngũ của Đảng mà hơn hết nó còn nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Đảng và lý tưởng cách mạng đối với nhận thức và tình cảm của con người, cổ vũ ý chí chiến đấu, khai sáng những góc tối trong tâm hồn, khiến con người trở nên bao dung, biết yêu thương, hy sinh vì giống nòi, nhận thức được trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước. 

 

 

6. Phân tích bài thơ Từ ấy ngắn hay của học sinh giỏi, mẫu số 6:

Bài thơ "Từ ấy" - Tố Hữu được viết năm 1938, bài thơ là tiếng lòng của một người cách mạng trên con đường đi tìm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của Đảng, của Bác. Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào và sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm cuả chính tác giả.

Bài thơ được viết trong khoảng thời gian (1937 - 1946), đây là thời gian đầu Tố Hữu tham gia cách mạng, trở thành một người chiến sĩ. "Từ ấy" là bài thơ được viết trong giai đoạn này, cũng là bài thơ đánh dấu sự trưởng thành trong tâm hồn tác giả.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim

"Từ ấy" chỉ một mốc thời gian, mốc son đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời Tố Hữu khi bắt gặp được lý tưởng sống cho chính cuộc đời mình. Đó còn là tiếng reo hò sung sướng tột bậc, niềm hạnh phúcngập tràn khi trở thành một người cách mạng, được ánh sáng của Đảng và Bác dẫn đường. Nhà thơ đã miêu tả nó như "nắng hạ", như ánh sáng sáng rực rỡ, chói chang của mùa hè, soi tỏa vào trong chính trái tim đang sôi sục tuổi trẻ của nhà thơ. Ánh sáng đó được ẩn dụ như hình ảnh "mặt trời". Nếu như mặt trời thật đem lại ánh sáng ấm áp cho vạn vật, là nguồn sống cho muôn loài, thì "mặt trời chân lý", mặt trời của Đảng xuất hiện đã xua tan màn sương mù tối tăm, đem lại một lẽ sống mới không chỉ cho chính tác giả, còn cho cả dân tộc Việt Nam, đang chìm đắm trong đói khổ với tư tưởng tiểu tư sản. Tố Hữu đã sử dụng những động từ mạnh như "bừng, chói" để diễn tả một cách mạnh mẽ ảnh hưởng to lớn cho ánh sáng của Đảng khiến cho người cách mạng như bừng tỉnh sau những ngày tăm tối.

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Sự chuyển biến sâu sắc đó, như một sức mạnh kỳ diệu, nó được bắt nguồn từ chính con người tác giả khi được Đảng soi đường, chỉ lối. Khiến cho tâm hồn của người chiến sĩ trẻ như rộn ràng, tràn đầy sức sống. Nhà thơ đã so sánh nó như "một vườn hoa lá" với đủ sắc hương của đất trời, cả sự sống đang sinh sôi, nảy nở, nhảy múa hát ca, rộn ràng tiếng chim hót. Dường như sau những ngày tăm tối, không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn thấy tương lai, cùng với khi huyết của tuổi trẻ mong muốn được thay đổi, được cống hiến cho đất nước đánh đuổi giặc ngoại xâm thì giờ đây khi có "mặt trời chân lý" của Đảng dẫn dắt làm cho tâm hồn nhà thơ trẻ lại, sục sôi ý chí đấu tranh, khơi dậy sức sống và cảm hứng sáng tạo mới cho tác giả

phan tich bai tho tu ay hay nhat

Hướng dẫn Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Ở khổ thơ thứ hai, từ sau khi gặp được chân lý của cuộc đời mình nhà thơ đã có những sự thay đổi đặc biệt trong nhận thức, trong con đường làm cách mạng của mình

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Trước khi được trở thành một nhà cách mạng, được giác ngộ lý tưởng mới thì Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Với tư tưởng tiểu nông hạn hẹp thì giờ đây nhà thơ đã có cách nhìn nhận mới trong suy nghĩ. Nhà thơ đã bỏ qua sự hẹp hòi của tư tưởng cũ, vượt qua những rào cản định nghĩ của giai cấp để thấu hiểu quần chúng khổ lao. Đây là không phải là sự ép buộc mà nhà thơ đã tự nguyện "buộc", tự nguyện gắn mình với "mọi người", với những tầng lớp bần cùng của xã hội. Đem trái tim mình hòa cùng nhịp đập, cùng đau tiếng đau của đồng bào, cùng chia sẻ những mất mát, đắng cay ngọt bùi mà nhân ta đang chịu đựng. Nhà thơ mong muốn gây dựng những con người đang chịu cảnh nô lệ trở thành "khối đời" một khối thống nhất, như anh em ruột thịt, taọ nên một sức mạnh tập thể, không gì có thể đàn áp được

Bốn câu thơ cuối thể hiện rõ tấm lòng, sự đồng cảm của chính nhà thơ, lời khẳng định trong con đường làm cách mạng

Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ

Nhà thơ đã sử dụng điệp từ, cùng với những "con, em, anh", như một sự khẳng định chắc chán sự gắn bó giữa mình với nhân dân lạo động. nhà thơ như một thành viên trọng gia đình của mọi tầng lớp trong xã hội. Tố Hữu hòa mình cùng với nhân dân. Nhà thơ tự nguyện làm "con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn đầu em nhỏ", nguyện mang cả cuộc đời mình để đem lại hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh, những kiếp sống mòi mỏi trong tuyệt vọng, những đứa bé tội nghiệp. Qua đó, ta còn cảm nhận được sự căm ghét sâu sắc trong lòng tác giả đối với những cảnh bất công trong xã hội, chính những mảnh đời đáng thương đó mà nhà thơ đi theo cánh mạng, đi theo tiếng gọi của tổ quốc, hăng say chiến đấu, hăng say sáng tác

Bài thơ là tiếng lòng, tiếng reo mừng sung sướng của không chỉ tác giả mà đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước lúc bấy giờ khi tìm thấy lý tưởng của Đảng. Là sự nhận thức mới, cách nghĩ mới, đem tuổi trẻ cống hiến cho đời và cho tổ quốc.

 

7. Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu siêu hay, mẫu số 7 (Chuẩn)

Lý tưởng Cách mạng là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho dân tộc ta, dẫn cả đất nước ta qua đêm trường đen tối. Và đối với người thanh niên trẻ Tố Hữu, lí tưởng ấy đã cho ông một nguồn sống mới, dạt dào, mạnh mẽ, chiếu rọi lên trái tim còn đang bơ vơ của ông. Và "Từ ấy" ra đời như một kết quả tất yếu, đánh dấu lại trang đời bước sang trưởng thành của người thanh niên Cách mạng, đồng thời nó còn là tiếng reo vui, hân hoan mà rộn rã Tố Hữu được lần đầu tiên đứng trong hàng ngũ của Đảng.

"Từ ấy" được sáng tác năm 1938, in trong tập thơ đầu tay của ông. Cả tập thơ là tiếng ca mừng reo vui chân thành, háo hức, đầy nhiệt thành của người thanh niên Cộng sản. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Bài thơ "Từ ấy" được trích trong phần đầu "Máu lửa", cả bài thơ là những dòng cảm xúc của Tố Hữu khi lần đầu tiên cảm nhận được lý tưởng lớn lao, niềm tự hào đứng trong hàng ngũ Cách mạng, đánh dấu cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của ông.

Về nhan đề "Từ ấy", đây chỉ là một từ ngữ phiếm chỉ của thời gian, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời Tố Hữu, đánh dấu sự trưởng thành trong sự nhận thức cũng như tình cảm của ông. Nó cũng diễn tả niềm vui, cảm xúc, sự rung động, biến đổi khó quên nhất trong tâm hồn của ông để giây phút ấy, ông chỉ có thể nghẹn ngào, thốt lên hai tiếng "từ ấy". Chính mốc thời điểm ấy đã tạo nên bước chuyển biến mới lạ, tươi sáng trong tâm hồn và hồn thơ của chàng thanh niên mười tám tuổi – Tố Hữu.

phan tich tu ay cua to huu

6 bài văn mẫu Phân tích bài thơ Từ ấy hay nhất

Tố Hữu xuất thân từ  một chàng trai tiểu tư sản, con của một nhà nho nghèo, sống tại Huế. Có thể vì vậy mà đến năm mười hai tuổi, khi được ra học tại Quốc học Huế, được tiếp xúc với tư tưởng Mác – Lênin cùng với tư tưởng của Đảng Cộng Sản mà ông mới được tìm hiểu và được tiếp xúc với lý tưởng Cách mạng . Tới năm mười tám tuổi, khi được chính thức đứng trong hàng ngũ cao quý của Đảng, Tố Hữu mới hiểu rõ, lý tưởng Cách mạng đã thay đổi cuộc đời ông thế nào, để rồi từ đó, ông vui mừng, rộn rã mà thốt lên rằng:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".

Niềm vui mừng khôn xiết khiến cho Tố Hữu không nói lên lời, ông vui sướng, say mê khi lần đầu tiên bắt gặp lý tưởng Cách mạng, ông ngập ngừng lên tiếng "từ ấy trong tôi bừng nắng hạ". "Từ ấy" là lúc nào? Phải chăng là lúc nhà thơ vừa tròn mười tám tuổi, cái tuổi còn chông chênh, chưa hiểu được cuộc đời, chưa rõ phải bước đi về đâu, như ông đã viết trong "Dậy lên thanh niên" rằng:

"Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi".

Cái "bâng khuâng" mơ hồ ấy của người thanh niên trẻ đã được ánh sáng của lý tưởng cộng sản chiếu tới, để rồi "từ ấy", trong lòng ông bừng lên một thứ ánh sáng khác lạ, tươi tắn, rạng rỡ "nắng hạ". Hình ảnh "nắng hạ" là một ẩn dụ cho nguồn năng lượng mới mẻ, thứ ánh sáng chói lòa mà lý tưởng đã làm bừng cháy trong tâm hồn cả Tố Hữu. Nguồn nắng hè ấy chiếu rọi lên tâm hồn còn đang bơ vơ của ông, sưởi ấm nó, dẫn nó tới một con đường đúng đắn.

Hơn thế, Tố Hữu còn ví von lý tưởng Cách mạng như một "mặt trời chân lý". Đây là từ ngữ liên kết vô cùng sáng tạo trong cả hình ảnh và ngữ nghĩa. Lý tưởng Cộng sản là một nguồn sáng cao đẹp nhất, rực rỡ nhất, như ánh mặt trời soi tỏ thế gian, như một chân lý không bao giờ thay đổi. Ở đây, người ta như thấy một sự rưng rưng, đầy biết ơn của Tố Hữu dành cho nguồn lý tưởng rực rỡ ấy. Từ trong tăm tối, Tố Hữu bước ra ngoài ánh mặt trời chói chang, tận hưởng nó bằng tất cả tình yêu, niềm hạnh phúc, biết ơn.

Ông cũng liên tục sử dụng các động từ mạnh như "bừng, chói" để diễn tả cảm giác khi được ánh sáng Cách mạng soi sáng đường đời. Những động từ này thể hiện sự đột ngột, bất ngờ, như chính tác giả cũng được chiếu rọi một cách bất ngờ như thế, đồng thời nó nhấn mạnh sự thay đổi hoàn toàn, mạnh mẽ, quyết liệt trong tâm hồn của nhân vật thơ.

Hai câu thơ đầu như một lời kể tự sự vừa du dương lại đầy tình cảm chân thành, đặc biệt là câu thơ "mặt trời chân lí chói qua tim". Người ta cũng nhận thấy có một sự đột ngột khi người thanh niên trẻ tuổi được lý tưởng cách mạng soi đường và thêm nữa là cái tác động mạnh mẽ của nó lên trái tim, cảm xúc, tâm hồn nhà thơ. Nhà thơ đã nhấn mạnh sự tác động của lý tưởng đó lên mặt nhận thức của mình, cũng như trên phương diện tâm hồn, tình cảm, để từ đó, trái tim nhà thơ được sưởi ấm, được chiếu sáng rạng ngời.

Tiếp theo, Tố Hữu cảm nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt nhất trong tâm hồn ông rằng:

"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"

Nếu như trước đây, tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng chỉ là những nỗi lo toan, sự mơ hồ, lênh đênh, mù mịt không rõ phương hướng thì giờ đây, sau khi được ánh sáng của Đảng chiếu rọi, tâm hồn ấy chợt nảy nở, sinh sôi một cách diệu kì. Một khu vườn tâm hồn bao trọn cả một vườn cây với hoa trái, quả ngon, hương thơm và cả chim chóc nữa. Phép so sánh ấy thực tài tình và sáng tạo quá! Một tâm hồn đã giác ngộ Cách mạng giờ đây trở nên sinh động, đổi mới, bừng dậy thật sống động, dâng trào một nguồn sống mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tất cả những âm thanh, màu sắc trong khu vườn tâm hồn ấy đều rất tươi đẹp, rất tràn trề, rộn rã khiến cho nhà thơ phải ngây ngất mà say mê. Lối thơ vắt dòng quả đã khiến cho hai câu thơ thêm phần thú vị và sáng tạo biết bao!

Qua khổ thơ đầu tiên, chúng ta đã thấy được rằng Tố Hữu đã đến với lý tưởng Cách mạng bằng cả tâm hồn mình, tất cả lý trí và nhận thức, bằng tất cả trái tim yêu đầy sinh lực. Niềm vui sướng, say mê của ông khi bắt gặp lý tưởng chiếu rọi đã lan tỏa sang cả người đọc chúng ta.

Thứ ánh sáng chói lòa ấy không chỉ làm thay đổi tâm hồn của nhà thơ mà còn thức dậy của nhận thức của ông nữa, nó đã làm nên công cuộc chuyển biến mạnh mẽ trong lý trí của người chiến sĩ Cộng sản trẻ tuổi.

"Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

Trước đây, trước khi được gặp và giác ngộ theo lý tưởng Cộng sản, Tố Hữu là người thuộc tầng lớp tiểu tư sản, sống bên trên những người lao động nghèo vì thế ông không thể hiểu hết được những nỗi thống khổ cũng như tâm tình của giai cấp vô sản. Thế nhưng, sau khi được chiếu rọi bởi lý tưởng cao quý ấy, ông đã nhận ra rằng, phải gắn bó, phải hòa nhập cái tôi riêng với cái ta chung của xã hội, của mọi người. Chính vì thế, ông tình nguyện "buộc lòng" mình với "mọi nhà" để mà cảm nhận được, để mà hòa chung với "bao hồn khổ" khác. Động từ "buộc" ở đây không có nghĩa là bắt buộc mà trái lại nó lại là một hành động tự nguyện, là sự quyết tâm, tự giác gắn bó của Tố Hữu với mọi người – những người lao động, giai cấp vô sản.

Ông mở lòng với tất cả những người xung quanh, "trang trải" để tâm hồn mình được trải rộng ra với cuộc đời mà thấu hiểu, đồng cảm với mỗi con người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Có thể nói, tâm hồn của Tố Hữu đã có được sự chuyển biến vô cùng lớn lao, bởi một người thi sĩ, một nhà tiểu tư sản như ông lại có được sự thấu hiểu vô cùng với những con người cùng khổ.

Giờ đây, Tố Hữu đã chẳng còn "bâng khuâng" mà suy nghĩ nữa, bởi ông đã hiểu được rằng tình thần đoàn kết, sự yêu thương dành cho quần chúng lao động, sự sát cánh cùng nhau của nhà thơ với những kiếp người sẽ tạo nên nguồn sức mạnh to lớn. Hình ảnh thơ được nhà thơ sử dụng "khối đời" là hình ảnh ẩn dụ cho lớp người đông đảo có chung cảnh ngộ với nhau, cùng đồng sức đồng lòng, chung nhau lý tưởng, gắn bó, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung: đó là giành lấy quyền sống, quyền được độc lập tự do.

Nhà thơ đã tiến thêm một bước rất dài trong cả nhận thức với thế giới xung quanh cũng như trong suy nghĩ, tâm hồn. Ông không còn thờ ơ trước cuộc đời nữa mà đã hướng tới những người lao động vô sản bằng cả nhận thức và bằng cả trái tim giàu tình yêu thương, hữu ái giai cấp nữa. Để miêu tả điều đó, ông đã sử dụng một loạt những hình ảnh ẩn dụ để gửi gắm tình cảm của mình cũng đồng thời là sự khẳng định niềm tin của mình vào tinh thần đoàn kết của dân tộc, khi cái tôi riêng hòa chung với cái ta chung của mọi con người.

Nhận thức luôn song hành cùng tình cảm, lý trí luôn song hành cùng tâm hồn. Vậy nên nếu như ở khổ trên, nhà thơ đã nhận thấy sự chuyển biến trong nhận thức của mình thì ở đây, nhà thơ lại nhận thấy sự chuyển biến thật mạnh mẽ trong tình cảm của mình.

"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ".

Tấm lòng kiên trung của người chiến sĩ trẻ muốn mang đến cho những lớp người kia có được áo cơm, có được sự bình an, no ấm, bớt đi nỗi cực nhọc. Chính vì vậy, ở khổ thơ cuối này, ông đã khẳng định vị thế của mình, khẳng định trách nhiệm cũng như mong ước được chở che, bao bọc, gắn bó với mọi người.

Ông tự nhận mình là "con", "là em", "là anh" của "vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu em nhỏ". Ông coi những người ở tầng lớp vô sản ngoài kia là ruột thịt của mình, đặt lên vai mình thứ trách nhiệm nặng nề, ông muốn được gắn bó với họ, cùng nhau gánh vác, cùng nhau chia sẻ chứ không muốn trở thành một kẻ bề trên mà ban ơn cho họ.

Động từ "đã là" cho thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của ông dành cho mọi người và thứ tình cảm ấy dường như đã có từ rất lâu. Đặt trong tình huống, Tố Hữu vốn là một tiểu tử sản, vốn là tầng lớp đề cao lối sống cá nhân, vị kỷ vậy mà ở đây, ông lại san sẻ tất cả tình cảm của mình mà không hề tính toán, so đo. Có lẽ chính cái lý tưởng Cách mạng ấy đã soi đường, đã chiếu rọi biến đổi nhận thức cũng như tình cảm của Tố Hữu.

Nhà thơ Tố Hữu đã vượt qua cái khoảng cách xa xôi giữa hai giai cấp trong xã hội để hòa mình vào trong giai cấp quần chúng lao động bằng tình cảm chân thành. Thế mới biết sức mạnh của lý tưởng Cách mạng to lớn đến nhường nào, nó đã cảm hóa, biến đối những người trí thức tiểu tư sản, vốn có lối sống cá nhân, biến họ trở thành những con người của Cách mạng, trở thành những thi sĩ của Cách mạng, không còn quẩn quanh trong cái chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Điều này, chúng ta không chỉ thấy riêng ở Tố Hữu mà còn trong lớp các nhà thơ nhà văn khác như Huy Cận, Xuân Diệu, …

Với thể thơ thất ngôn quen thuộc, cùng cách thể hiện đầy nhịp nhàng, khúc chiết, nhà thơ đã viết lên một tác phẩm với những cảm xúc chân thành nhất để ca ngợi sức mạnh của lý tưởng Cách mạng. Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh hết sức thú vị đã diễn tả niềm vui, niềm hân hoan, vui sướng vô bờ của một chàng trai trẻ khi đang băn khoăn tìm lối đi cho cuộc đời thì bắt gặp được ánh sáng của Cách mạng chiếu rọi để từ đó dấn thân vô, hòa nhập với các mối quan hệ, với các tầng lớp khác đấu tranh cho quyền sống, độc lập tự do của dân tộc. Ngôn từ trong thơ vô cùng chân thành, giản dị, hình ảnh thơ được so sánh, bộc lộ tư tưởng Cách mạng rất sâu sắc. Tố Hữu xứng đáng là lá cờ đầu trong thơ ca Cách mạng.

"Từ ấy" đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng lớn lao của nhà thơ Tố Hữu trên chặng đường Cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người thanh niên trẻ khi tìm được đường đi cho mình để từ đó, quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc, đó là tấm gương để lớp trẻ chúng ta noi theo.

 

8. Phân tích bài thơ Từ ấy hay ngắn, mẫu số 8:

Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước. Nhắc đến ông, ta không thể không nhắc đến những tập thơ nổi tiếng như: "Từ ấy", "Việt Bắc", "Gió lộng", "Ra trận", "Máu và hoa"... trong đó tập thơ đầu tay "Từ ấy" là tập thơ mang một sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu, thể hiện niềm vui và mối duyên đầu của người thanh niên trẻ khi đến với cách mạng. Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở đầu cho chặng đường đời, chặng đường thơ của Tố Hữu.

Tập thơ "Từ ấy" là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lí tưởng cách mạng. Tập thơ này gồm 71 bài thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích, giải phóng. Trong đó bài thơ "Từ ấy" được rút từ phần 1, phần Máu lửa, được coi là bài thơ hay nhất, ấn tượng nhất trong tập thơ.

bai van phan tich bai tho tu ay tuyen chon

Những bài Phân tích bài thơ Từ ấy tuyển chọn

Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết "Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh". Toàn bộ bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cuộc sống và tác dụng kì diệu của lý tưởng cách mạng đối với quá trình nhận thức cũng như đối với đời thơ Tố Hữu. Bài thơ còn thể hiện quá trình vận động của tâm trạng cũng như nhận thức của người thanh niên trí thức tiểu tư sản sang người trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước.

Khổ 1 của bài thơ tập trung diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Cộng Sản. Ở khổ thơ đầu có sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp Tự sự và trữ tình. Hai câu thơ đầu được tác giả viết theo bút pháp tự sự. Lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim".

"Từ ấy" là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong ĐTNCS Huế. Được giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động cách mạng một cách say mê và sau một năm ông được kết nạp vào Đảng. Tức là được đứng vào hàng ngũ danh dự của những con người tiên phong.

Cụm từ "bừng nắng hạ" là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. "Bừng nắng hạ" là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh "mặt trời chân lí chói qua tim" là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng. Những từ ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là từ "bừng" và từ "chói". Từ "bừng" chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, từ "chói" chỉ ánh sáng xuyên mạnh. Vậy hình ảnh "bừng nắng hạ", "chói qua tim" đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ. Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. Tác giả gọi chân lí cách mạng là mặt trời chân lí bởi Đảng là một nguồn ánh sáng kì diệu, tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn, hợp với lẽ phải. Nó báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi ấy thể hiện thái độ thành kính của nhà thơ đối với cách mạng. Từ "chói qua tim" là tác giả nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng.

Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất sinh động, giàu hình tượng để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng cộng sản:

"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"

Hình ảnh "vườn hoa lá" và "rộn tiếng chim" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng. Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, say mê hoạt động cống hiến cho cách mạng. Như vậy, khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Những câu thơ trên được viết bằng cảm xúc dạt dào diễn tả tâm trạng, tâm hồn bằng những hình ảnh cụ thể và sinh động đã tạo được một ấ tượng độc đáo, mới lạ so với thơ ca cách mạng đương thời và trước đó. Xong cái hấp dẫn lớn nhất trong thơ Tố Hữu là con người chân thành, tâm hồn trong trẻo, nồng nhiệt đã tìm được một cách diễn đạt rất phù hợp.

Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

Động từ "buộc" thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. "Buộc" còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Từ "trang trải" khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời" là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. "Khối đời" là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc. Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng cảu nhà thơ Tố Hữu.

Khổ 3, nhà thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm.

"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ"

Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó với "vạn nhà" (Tôi đã là con của vạn nhà: "vạn nhà" là một tập thể lớn lao, rộng rãi, nhưng rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân lao động, "vạn kiếp phôi pha" là những người sống nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, "vạn đầu em nhỏ" là những em bé lang thang vất vưởng nay đây mai đó). Tình cảm của tác gải thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ "đã là" là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ cảm hóa Tố Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận. Họ vốn là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Điều đó thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ. Các nàh thơ lãng mạn quan niệm:

"Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mê theo trăng và vơ vẩn cùng mây"
(Xuân Diệu)

Nhưng quan niệm của các nhà thơ cách mạng, nhà thơ, nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Sóng Hồng đã từng viết:

"Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền"

Hay Hồ Chí Minh đã viết:

"Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"

Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nàh thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc.

Trên đây là lời phân tích Từ ấy của tác giả Tố Hữu. Bài thơ như một lời tự bạch, tâm sự của tác giả khi nhận ra chân lý của Đảng, lý tưởng cách mạng cao quý trong quá trình giải phóng dân tộc. Hy vọng những bài văn mẫu này sẽ giúp bài hoàn thiện bài văn của mình hơn.

 

9. Phân tích bài thơ Từ ấy ngắn, mẫu số 9:

Tố Hữu là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng Việt Nam với những tác phẩm tự sự nhưng dạt dào tình cảm. "Từ ấy" là bài thơ rút trong tập thơ cùng tên sáng tác năm 1938, đánh dấu sự trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Bài thơ chính là tiếng reo vui của tác giả khi được đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam.

"Từ ấy" là một từ chỉ thời gian đánh dấu bước ngoặc có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của người thanh niên cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành, lớn lên về tâm hồn cũng như lý tưởng cách mạng. Giây phút ấy khiến cho tác giả nghẹn ngào, dường như không nói được nên lời, chỉ có thể dồn trong hai từ "từ ấy". Từ ấy chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, là tiếng lòng reo vui, rộn rã, tràn ngập tin yêu của một người thanh niên khi được đứng trong hàng ngũ cao quý của Đảng. Sau thời gian xác định "từ ấy" chắc chắn người thanh niên đó sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc đời cũng như trong con đường hoạt động cách mạng của mình.

Tác giả đã mở đầu bằng một lời thơ rộn rang, tràn ngập tin yêu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim

Tác giả vui mừng không nói nên lời, chỉ biết ngập ngừng "từ ấy", và sau thời gian "từ ấy" đó chính là những bước ngoặc cũng như sự giác ngộ lý tưởng lớn. Một loạt hình ảnh ẩn dụ "bừng nắng hạ", "mặt trời chân lý" đều mang trong mình ý nghĩa biểu tượng cho những gì tươi sáng, tốt đẹp, rạng ngời nhất. Từ "bừng" ở câu thơ đầu tiên như làm sáng lên cả bài thơ, từ bừng mang ý nghĩa là thức tỉnh, một sự thức tỉnh có quá trình. Nắng hạ là thứ nắng chói chang, nắng đẹp, tràn ngập niềm vui và sức sống. Tác giả như bước ra, thoát khỏi chốn tăm tối, bế tắc, không lối thoát của cuộc đời để đến với ánh sáng của cách mạng và niềm tin. Giây phút được bước vào hàng ngũ của đảng như là "chân lý", điều đáng trân trọng một đời.

Sự chuyển biến rõ nhất diễn ra trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Sự thức tính và giác ngộ cách mạng khiến tâm hồn của người chiến sĩ trẻ như một vườn hoa tràn ngập tiếng chim và rực rỡ sắc hoa. Phép so sánh ấy thực sự rất tài tình và đầy ý nghĩa. Một tâm hồn thực sự sinh động, tràn đầy sức sống, tác giả đã biến cuộc đời mình tràn ngập niềm tin và tự hào. Chỉ với khổ thơ đầu này nhưng dường như cả bài thơ đã được vẽ lên bằng một gam màu tươi sáng và đẹp đẽ nhất.

bai van phan tich bai tho tu ay

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu lớp 11, bài văn mẫu tuyển chọn

Sự giác ngộ trong lý tưởng cách mạng đó đã hình thành nên tư tưởng lớn trong tâm hồn:

Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm vạn khối đời

Một khổ thơ vừa bộc lộ rõ nét cái tôi cá nhân vừa bộc lộ cái ta rộng lớn, bao la nhất. Từ "buộc" ở câu thơ đầu tiên gợi lên cảm giác gắn bó đối với người chiến sĩ cách mạng với mọi người. Từ "buộc" chính là sợi dây, là con đường, là lẽ sống mà người chiến sĩ đã lựa chọn và theo đuổi dến cùng. Với một tấm lòng kiên trung, tình yêu thương rộng lớn, người chiến sĩ muốn mang đến sự bình an, ấm no nhất cho nhân dân, để có thể cùng nhân dân gánh bớt nỗi khổ, cực nhọc.

Từ chân lý muốn được bao bọc, chở che, gắn bó với mọi nhà, ở khổ thơ cuối chính là lời khẳng định vị thế của mình:

Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ

Khổ thơ mang ý nghĩa liệt kê nhưng nó vẫn toát lên được tình cảm, sự tin yêu và gắn bó của người chiến sỹ đối với toàn thể nhân dân.Từ "là" được lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh mối quan hệ hiên nhiên giữa mình với nhân dân, gắn bó với họ, cùng san sẻ, cùng gánh vác khổ đau, đương đầu với sóng gió, quyết không để lùi bước. Tinh thần ấy của tác giả thực sự đáng ngưỡng mộ và khâm phục. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh "cù bất cù bơ" nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung

Quả vậy, "Từ ấy" là bài thơ ý nghĩa đánh dấu sự trưởng thành của một con người và của một chặng đường cách mạng gian nan. Tiếng reo vui của tác giả như hòa chúng vào với niềm vui chung của nhân dân.

---------------------HẾT---------------------

Phân tích bài thơ Từ ấy là một nội dung, bài học hay mà các em cần phải nắm vững nội dung. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Từ ấy cùng với phần Soạn bài Nhớ đồng, một nội dung khác của nhà thơ Tố Hữu.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-tu-ay-38968n.aspx

Tác giả: Thuỳ Dương     (3.6★- 29 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Mở bài Từ ấy của Tố Hữu
Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn
Phân tích khổ 4 bài Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất ngắn gọn
Vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy
Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu
Từ khoá liên quan:

phan tich bai tho tu ay

, phan tich bai tho tu ay cua to huu hay nhat, dan y phan tich tu ay ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc

    Dàn ý và hai bài văn mẫu phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

    Việt Bắc là bài thơ nổi tiếng bậc nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của Tố Hữu. Thi phẩm mang đậm phong cách sáng tác đặc trưng của ông và cũng chứa nhiều biểu tượng của dân tộc. Em hãy cùng Taimienphi.vn Phân tích bài ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em

    Buổi chào cờ được diễn ra vào mỗi thứ hai hàng tuần, em có ấn tượng gì đặc biệt với không khí, cảnh quan của buổi chào cờ ấy. Dựa vào những trải nghiệm của bản thân cùng với việc tham khảo Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, các em hãy hoàn thành bài văn tả buổi lễ chào cờ ở trường em cho các bạn cùng lớp được biết.