Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

Để viết được bài phân tích một bài thơ, đoạn thơ hay, có sức hấp dẫn đối với người đọc, người nghe bên cạnh việc huy động vốn kiến thức về bài thơ, các em có thể tự cải thiện kĩ năng viết bài phân tích của mình qua Phương pháp phân tích thơ đạt điểm cao mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các em dưới đây.

phuong phap phan tich bai tho doan tho dat diem cao

Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao


Thơ ca là kết tinh tài năng, tâm huyết và tình cảm của người thi nhân. Thơ ca không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn gieo mầm những nhận thức, tình cảm tốt đẹp trong thế giới tâm hồn của con người. Không ai có thể phủ nhận được vai trò của thơ ca đối với cuộc sống, tuy nhiên có không ít các em học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận, khám phá những hình ảnh mang tính biểu tượng trong thơ. Để có cải thiện kĩ năng viết bài phân tích bài thơ, đoạn thơ các em hãy cùng tham khảo phương pháp làm bài được gợi ý dưới đây nhé.

- Trước một đề Phân tích bài thơ, đoạn thơ bất kì, các em có thể áp dụng phương pháp làm bài theo 3 bước dưới đây:

phuong phap phan tich tho dat diem cao

Sơ đồ khái quát các bước phân tích một bài thơ, đoạn thơ


Bước 1: Tìm hiểu đề bài (Xác định yêu cầu đề bài)

- Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập làm văn khác.
- Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ để xác định yêu cầu của đề bài (Bài thơ ấy là bài thơ nào? Tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, Đối tượng cần phân tích). Khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, việc phân tích, triển khai nội dung bài viết của các em cũng được tập trung, bám sát đề và dễ "ăn" điểm hơn.

Ví dụ:

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

- Qua tìm hiểu đề bài ta có thể xác định:
+ Bài thơ cần phân tích: Vội vàng
+ Tác giả: Xuân Diệu
+ Đối tượng cần phân tích: Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ

>> Tham khảo bài Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu


Bước 2: Lập dàn ý cho bài phân tích

Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu; Đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất của bài viết, tránh bỏ sót những nội dung quan trọng.

- Các em có thể xây dựng dàn ý dựa trên cấu trúc 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần phân tích (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp).
+ Thân bài: Triển khai nội dung bài phân tích.
+ Kết bài: Đánh giá bài thơ, đoạn thơ hoặc trình bày khái quát cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ ấy.

>> Tham khảo  Dàn ý bài Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu


Bước 3: Bắt tay vào quá trình phân tích bài thơ, đoạn thơ

- Đọc lại bài thơ, đoạn thơ:

Đọc lại bài thơ, đoạn thơ để tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm hứng cho bài phân tích. Những cảm nhận về hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ sẽ là tư liệu, nguồn cảm hứng quan trọng cho các em khi phân tích.

Ví dụ: Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng, các em có thể tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm nhận về bức tranh sự sống dạt dào, đẹp đẽ qua khổ thơ:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"

- Phân tích chi tiết từng câu thơ, ý thơ:

Đi sâu phân tích từng câu thơ, ý thơ, tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ ấy giúp cho bài phân tích được chi tiết, sâu sắc hơn. Khi phân tích một bài thơ dài, các em có thể phân tích theo khổ thơ, sau khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích. Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.

Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ. Chẳng hạn thơ tứ tuyệt có cấu trúc: Khai-thừa-chuyển-hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích theo 2 cặp câu.

Ví dụ: Phân tích bài thơ Đi đường, các em có thể triển khai theo cấu trúc Khai-thừa-chuyển-hợp như sau: + Câu thứ nhất: Khai mở ra ý thơ - Đi đường mới trải nghiệm được những nỗi gian lao của con người trên hành trình ấy.
+ Câu thứ 2: Câu thừa mở rộng, triển khai - Chỉ ra những khó khăn, thử thách mà người tù phải trải qua.
+ Câu thơ thứ 3: Câu chuyển ý- Khi con người đã vượt qua được hết những khó khăn, chinh phục được hết lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót
+ Câu thơ thứ 4: Câu hợp (Có quan hệ sâu sắc với câu chuyển --> tạo thành 1 cặp câu thâu tóm nội dung, ý nghĩa toàn bài): Vượt qua hết những khó khăn, muôn dặm nước non sẽ được thu hết vào tầm mắt.

- Đưa ra nhận định, đánh giá bài thơ:

Nhận định, đánh giá ý chính của bài thơ cũng là một bước quan trọng giúp cho bài viết được chặt chẽ, logic, mạch lạc hơn. Chẳng hạn trước khi chuyển sang phân tích hai câu thơ cuối, các em cần chốt lại nội dung, ý chinh của 2 câu thơ đầu.

Các em có thể thực hiện đánh giá theo 3 bước sau:
+ B1: Đánh giá đoạn thơ ấy hay hoặc dở ở chỗ nào(nếu hay thì nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì?)
+ B2: Vì sao (Cái hay, cái độc đáo được toát nên bởi nội dung như thế nào, nhờ những phương diện nghệ thuật nào?)
+ B3: Tác dụng: Khẳng định vai trò đóng góp của đoạn thơ đối với sự thành công của tác phẩm, tác giả, đối với nền văn học dân tộc, đối với cuộc sống... (Tùy từng trường hợp cụ thể)

https://thuthuat.taimienphi.vn/phuong-phap-phan-tich-bai-tho-doan-tho-dat-diem-cao-58397n.aspx
Thơ ca đánh động đến thế giới tâm hồn, khai mở những nguồn cảm xúc dạt dào nơi độc giả. Dựa vào những cảm nhận, tình cảm của bản thân về bài thơ, đoạn thơ kết hợp với việc tham khảo phương pháp phân tích bài thơ đoạn thơ trên đây, Thuthuat.Taimienphi.vn tin rằng các em có thể chinh phục được tất cả các dạng bài phân tích, từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó, để nâng cao kĩ năng viết bài của mình, các em có thể tham khảo thêm bài Cách viết một bài văn miêu tả hay.

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Đoạn văn phân tích biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí trong 3 câu thơ cuối bài thơ Đồng chí
Dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi
Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ: Nào đâu ... còn đâu?
Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát
Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác
Từ khoá liên quan:

Phuong phap phan tich bai tho doan tho dat diem cao

, cach phan tich bai tho doan tho, meo lam bai phan tich tho dat diem cao,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích Thơ duyên

    Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

    Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

Tin Mới