Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát

Cùng phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát để thấy được nỗi nhớ nhung, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người xa xứ khi chứng kiến thái độ, cách ứng xử của đôi vợ chồng Tây phương, qua đó ta cũng thấy hiện lên hình ảnh Cao Bá Quát ngang tàn, phóng khoáng.

Đề bài: Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát

phan tich bai tho duong phu hanh cua cao ba quat

Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát
 

Bài mẫu: Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát

Cao Bá Quát là một nhà thơ sinh sống dưới triều Nguyễn nước ta, ông là người có tài năng, học vấn, thơ văn của ông mang nhiều màu sắc phong phú và chủ đề đa dạng, bộc lộ được lòng yêu nước thương dân, tấm lòng đồng cảm sâu sắc với những số phận khổ đau, bất hạnh, đồng thời cũng lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến mục rỗng. Và đặc biệt so vớ nhiều nhà thơ cùng thời, thơ của Cao Bá Quát lại mang một phong thái khác lạ, bởi ông biết du nhập và làm mới thơ văn của mình bằng những nét văn hóa, cái đẹp vượt xa ngoài lễ giáo phong kiến phương Đông. Và một minh chứng cụ thể cho quan điểm trên chính là bài Dương phụ hành.

Dương phụ hành có nghĩa là Bài hành về người thiếu phụ phương Tây, được viết khi ông bị cử theo phái bộ của Đào Phú Trí sang Inđônexia làm công cán, thực chất chuyến đi này là hành trình đi phục dịch "lấy công chuộc tội". Nhưng cũng chính chuyến đi này đã làm cho Cao Bá Quát được mở rộng tầm mắt, tiếp thu những vẻ đẹp mới từ trời Âu xa xôi, mà có thể theo nhiều nhà nho nhà văn cho ấy là vô phép tắc. Trong đôi mắt nhà thơ người thiếu phụ Tây phương duyên dáng, xinh đẹp hiện lên thật khác lạ trong màu áo trắng tinh khôi như sau:

"Thiếu phụ Tây Dương áo trắng phau,
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu,"

Có lẽ với đa phần người phương Đông, màu "trắng phau" không phải là một màu gì đẹp đẽ, mà mang nhiều không khí tang tóc, buồn bã, cũng không ai dám mặc tự tin diện chúng ra bên ngoài cả, có chăng là lớp áo lót bên trong, được che đậy bằng thứ quần áo có màu khác bên ngoài. Thế mà người phụ nữ Tây phương ấy lại vượt ra khỏi tầm suy nghĩ khi diện một bộ váy trắng phau, và càng bất ngờ hơn bộ váy áo ấy dường như càng tôn lên cái vẻ đẹp dịu dàng, e ấp của người thiếu phụ. Hơn thế nữa, người phụ nữ ấy công khai tựa vào vai chồng thật hạnh phúc để ngắm "bóng trăng thâu", một hình ảnh mà đối với chúng ta bây giờ thực lãng mạn biết mấy, nhưng trong đôi mắt ngập tràn lễ giáo xưa thì có cái lý nào lại như vậy. Tuy nhiên bằng tầm mắt và suy nghĩ rộng mở của mình Cao Bá Quát lại thấy hình ảnh ấy thật đẹp thật duy mỹ, thật ngọt ngào tình cảm quá, khéo mơ ước cả đời cũng chẳng có dịp vậy. Nhà thơ có vẻ ngạc nhiên và cảm giác như bắt được một cái thứ gì đó mới lạ thú vị lắm, ông tiếp tục đưa đôi mắt tinh tế của mình để quan sát thì càng ngạc nhiên hơn trước những cử chỉ thân mật, âu yến mà người thiếu phụ dành cho chồng mình thật tự nhiên, ấm áp:

"Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,
Kéo áo rì rầm nói với nhau."

Người thiếu phụ ấy thấy điều thú vị nơi chiếc thuyền, thì tay khẽ giật áo chồng ríu rít tâm sự, kể chuyện nhau nghe, trông thật dễ thương, gần gũi biết bao. Hành động này tuy đã đủ ngạc nhiên nhưng vẫn chưa bằng ba câu sau đây:

"Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,
Gió bể đêm sương thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,"

Vợ chồng tựa vai nhau, tâm sự cũng đã đủ gió đêm đã lạnh, cả hai cùng có ý về nhà, và cô vợ đã có một cử chỉ thật yêu kiều, thể hiện sự yếu đuối cần chở che bao bọc của người phụ nữ ấy là "Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy". Ôi nghe cái cử chỉ nũng nịu ấy sao thấy xao xuyến và dễ thương đến lạ lùng, bỗng thấy phụ nữ phương Đông thật khổ hạnh, chắc chẳng bao giờ nghĩ tới việc được chồng đỡ đàn cho tí chút, chỉ chăm chăm cơm nước hầu hạ, chẳng khác con ở là mấy. Tất cả cũng chỉ tại cái lễ giáo cứng nhắc, bảo thủ một cách hài hước đã vùi dập làm cho cái đẹp đẽ trong tình cảm vợ chồng, cái yếu đuối, mong ước được chiều chuộng của người phụ nữ không có cơ hội ngóc đầu. Lời thơ của Cao Bá Quát cũng như tiếng thở dài và lòng ngưỡng mộ trước một thứ văn hóa xa lạ, nhưng tất cả những điều ông hằng quan sát từ vợ chồng người thiếu phụ nọ chỉ là cái cớ, cái bệ phóng cho hàng vạn những cảm xúc dồn nén từ đáy lòng bấy lâu. Chỉ một câu thơ cuối ta mới vỡ lẽ ra nhưng tâm tư kín đáo ấy của nhà thơ:

"Biết đâu nỗi khách biệt ly này!"

Hóa ra, nhà thơ đang nhìn cảnh vợ chồng họ tình cảm mà tự thấy xót xa cho thân phận xa quê, xa gia đình của mình đấy ư, qủa thật đắng cay trăm ngàn. Chính tình cảm lứa đôi ấm nồng, khiến người ta phải thổn thức ghen tị đến đỏ mắt đã khiến ông mường tượng về người vợ nơi quê nhà, nỗi khát khao về một gia đình hạnh phúc, chồng vợ thuận hòa, hai bên đỡ đần mà lại tình cảm như thế kia thì tốt biết mấy. Câu thơ cuối là lời than của sự thiếu vắng nơi đất khách, đồng thời cũng thể hiện cái bản tính phóng khoáng , vẻ đẹp thật nhân văn, mới mẻ nơi tâm hồn người thi sĩ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-duong-phu-hanh-cua-cao-ba-quat-42093n.aspx
Dương phụ hành là một tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc, phản ánh khát khao sâu thẳm bên trong con người, không phân biệt màu da, tôn giáo ấy là nỗi niềm khát khao về một gia đình hạnh phúc, ấm áp, mong ước có được tình cảm gần gũi giữa vợ chồng. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện một góc nhìn mới, một cái nhìn thật nhân văn, ấy là người phụ nữ có quyền được chở che, được nũng nịu và được thương yêu sau tất cả những gì họ hi sinh cho gia đình.

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Phân tích chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
Dàn ý phân tích tâm trạng người lữ khách trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Dàn ý phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát để thấy được tâm trạng bi phẫn của Cao Bá Quát
Phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương
Từ khoá liên quan:

phan tich bai tho duong phu hanh cua cao ba quat

, Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích Thơ duyên

    Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

    Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 21/11/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành