Dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi

Bảo kính cảnh giới bài 43 là bài thơ trong tâm Quốc âm thi tập của đại thi hào Nguyễn Trãi. Nội dung bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của mùa hè cùng tấm lòng yêu nước, thương dân của tác giả. Dưới đây là dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 gồm 3 mẫu đầy đủ, chi tiết, mời các em tham khảo để biết cách xây dựng dàn ý, triển khai bài văn mạch lạc, rõ ý, đạt điểm cao.

Bảo kính cảnh giới bài 43 là bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10, tập II, sách Kết nối tri thức. Nắm được dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi sẽ giúp các em xây dựng bố cục bài văn viết rõ ràng, phát triển ý logic, từ đó sở hữu những bài viết hay, đầy đủ ý, thu hút, gây ấn tượng với người đọc.

dan y phan tich bao kinh canh gioi bai 43 cua nguyen trai

Dàn ý phân tích, đánh giá Bảo kính cảnh giới, 3 bài mẫu hay, chọn lọc
 

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý 1.
II. Dàn ý 2.
II. Dàn ý 3.


I. Dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới chọn lọc, mẫu số 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1. Bức tranh thiên nhiên ngày hè:

* Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rực rỡ:

- Hình ảnh: "hòe lục", "thạch lựu hiên", "hồng liên trì" => hình ảnh gắn liền với cuộc sống thường ngày, giản dị, mộc mạc.

- Động từ "đùn", "phun" thể hiện:

+ "đùn đùn": diễn tả sự phát triển mạnh mẽ của những tán hòe => gợi ra hình ảnh những tán hòe xòe rộng, không ngừng vươn mình, tỏa rộng, bao phủ một không gian lớn.

+ "phun": sức sống mạnh mẽ, tràn đầy nhựa sống của hoa lựu => hình ảnh hoa lựu đỏ rực trước hiên nhà, đang liên tiếp bung nở nơi đầu cành lá.

- "Hồng liên trì đã tịn mùi hương": sen hồng trong ao nhà đã tỏa ngát hương thơm => hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết.

* Bức tranh ngày hè sống động, rộn ràng:

Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cùng hệ thống từ láy tượng thanh để miêu tả âm thanh cuộc sống:

- Từ láy "lao xao": thanh âm xôn xao từ chợ cá vọng lại.

- "Dắng dỏi": tiếng kêu liên tục, không dứt, "cầm ve": âm thanh sôi nổi, vui vẻ của đàn ve giống như tiếng đàn.

2.2. Tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- "Lẽ có" nghĩa là lẽ nên có, mong được có.

- "Ngu cầm": điển cố về vua Ngu Thuấn.

-> Ước mơ có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc "Nam Phong" -> thể hiện khát vọng được đem đến cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân.

- "Dân giàu đủ khắp đòi phương": hi vọng dân chúng ở khắp mọi nơi đều sống êm ấm, đủ đầy.

=> Cốt cách cao cả của người anh hùng Nguyễn Trãi.

2.3. Đặc sắc nghệ thuật:

- Ngôn ngữ mộc mạc, dân dã; hình ảnh đời thường quen thuộc.

- Hình thức thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn.

- Biện pháp đảo ngữ cùng hệ thống từ láy "lao xao", "dắng dỏi" và các động từ mạnh "đùn đùn", "phun".

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị bài thơ.

dan y phan tich bao kinh canh gioi bai 43 cua nguyen trai 2

Dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới (Cảnh ngày hè), bài 43 của tác giả Nguyễn Trãi


II. Dàn ý phân tích bài thơ Bảo kính cảnh giới chi tiết, mẫu số 2

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Trãi một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà

+ Cảnh ngày hè một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

2. Thân bài

- Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:

+ Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian

+ Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè

+ Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió

=> Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống

- Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:

+ Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi...-> Cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp

+ Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè

- Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:

+ Tác giả nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.

+ Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió

=> Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.

- Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:

+ Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.

+ Những trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.

+ Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no

3. Kết bài

Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước.

dan y phan tich bao kinh canh gioi bai 43 cua nguyen trai 3

Mẫu dàn ý Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ngắn gọn


III. Dàn ý phân tích Bảo kính cảnh đầy đủ, mẫu số 3

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi

- Giới thiệu về tập Quốc âm thi tập

- iới thiệu khái quát về bài thơ "Bảo kính cảnh giới (cảnh ngày hè), bài 43"

2. Thân bài

a. 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

- Câu 1: hoàn cảnh đặc biệt của tác giả

- Bức tranh thiên nhiên, cảnh vật

+ Hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cảnh vật lúc vào hè: hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì

+ Sử dụng động từ mạnh gợi nên sức sống căng tràn của cảnh vật: đùn đùn, phun, tiễn

- Bức tranh cuộc sống: tác giả đã sử dụng thính giác để cảm nhận cuộc sống, dùng âm thanh để tái hiện lại sinh động và chân thực bức tranh cuộc sống

+ Lao xao chợ cá: âm thanh gần gũi, gợi nên sự sống của con người

+ Dắng dỏi cầm ve: âm thanh đặc trưng của mùa hè, gợi nên sự rộn rã, tươi vui

b. 2 câu thơ còn lại: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

+ Ông ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong cho "dân giàu đủ".

Với việc mượn điển tích cây đàn của vua Ngu Thuấn để tự răn mình đã cho chúng ta thấy chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: sử dụng thể thơ Đường luật

+ Hình ảnh thơ độc đáo đã cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè

+ Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi - một tình yêu thiên nhiên sâu sắc, một tấm lòng trọn đời lo cho dân cho nước.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bao-kinh-canh-gioi-bai-43-cua-nguyen-trai-75472n.aspx
Sau khi tham khảo 3 mẫu dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới ở trên, các em có thể tham khảo thêm bài mẫu phân tích bảo kính cảnh giới ngắn gọn, hay nhất để bổ sung vốn từ, triển khai dài ý, hoàn thiện bài văn phân tích hay, đạt điểm số cao.

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi
Ý nghĩa nhan đề bảo kính cảnh giới ngắn gọn, hay nhất
Dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi đầy đủ
Dàn ý Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi
Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich Bao kinh canh gioi bai 43

, dàn ý phân tích bài Bảo kính cảnh giới, phân tích bài thơ Bảo kính cảnh giới dàn ý mẫu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Những bài mẫu lớp 10 hay

    Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình trình Ngữ văn lớp 10 được rất nhiều các giáo viên và các em học sinh lớp 10 quan tâm tìm hiểu. Để hoàn thành tốt bài ...

Tin Mới