Dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi đầy đủ

Để có thể viết, hoàn thiện bài văn phân tích Bạch Đằng hải khẩu trong chương trình ngữ văn lớp 10, các em không thể bỏ qua bước lập dàn ý. Dựa vào nội dung dàn ý, các em có thể xây dựng bố cục bài viết, sắp xếp luận điểm, luận cứ và phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Dưới đây là 2 mẫu dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi chi tiết, mời các em tham khảo để viết bài mạch lạc, dễ dàng.

"Bạch Đằng hải khẩu" là bài thơ chữ Hán của tác giả Nguyễn Trãi. Nội dung của bài thơ làm sống dậy cảm xúc tự hào về con sông Bạch Đằng, nơi lưu giữ nhiều chiến tích hào hùng của dân tộc. Để làm tốt đề văn phân tích bài thơ phân tích bài thơ này, ngoài việc đọc, hiểu, nắm được ý nghĩa của bài, các em không thể bỏ qua các mẫu dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi dưới đây.

dan y phan tich bach dang hai khau cua nguyen trai day du chi tiet

Dàn ý phân tích, đánh giá bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi
 

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý 1.
II. Dàn ý 2.


I. Dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, mẫu 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1. Phân tích, đánh giá cảm hứng chủ đạo và mạch cảm xúc của tác phẩm:

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu đất nước và niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

- Mạch cảm xúc: đi từ tự hào đến trăn trở, bâng khuâng.

2.2. Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ được sử dụng:

2.2.1. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.

a. Không gian rộng lớn, kì vĩ của dòng sông Bạch Đằng:

- Hình ảnh thơ gợi hình, gắn liền với thiên nhiên: "gió bấc", "khí", "cửa biển".

- "Gió bấc thổi trên biển, khí nổi cuồn cuộn":

+ "Gió bấc": từ chỉ thời gian mùa đông.

+ Từ láy "cuồn cuộn" diễn tả chuyển động mạnh mẽ của gió, lớp này nối tiếp lớp khác.

=> Câu thơ diễn tả cảnh biển dữ dội, hùng vĩ.

- Đối lập với sự mênh mông, rộng lớn của biển là hình ảnh cánh buồm nhẹ nhàng lướt qua cửa biển Bạch Đằng. Câu thơ "Kinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng" mang nét thơ mộng, trữ tình với hình ảnh cánh "cánh buồm thơ" và từ ngữ "nhẹ giương".

b. Dấu ấn lịch sử trên con sông Bạch Đằng:

- Núi, sông, bờ bãi hiện lên thông qua các hình ảnh: "cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ", "núi uốn lượn quanh co", "bờ xếp chồng lởm chởm", "cây giáo bị chìm", "chiếc kích bị gãy".

=> Hình ảnh thơ khắc họa địa thế hiểm trở của biển Bạch Đằng.

- "Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,/ Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng":

+ "Cá sấu", "cá kình" ẩn dụ cho quân xâm lược kết hợp với từ "bị chặt", "bị mổ" đã diễn tả sự thất bại của quân giặc.

+ Từ "lởm chởm" diễn tả có nhiều mũi nhọn đâm lên, xếp chồng lên nhau. Bờ bãi kéo dài như giáo gươm của giặc bị dân ta đánh chìm, chất đống mà thành.

=> Cửa biển Bạch Đằng vừa mang nét đẹp hùng vĩ vừa là nơi ghi dấu những chiến tích oai hùng của dân tộc.

c. Chiến tích của các vị anh hùng dân tộc trên con sông Bạch Đằng:

- Câu thơ "Quan hà bách nhị do thiên thiết":

+ Tác giả dẫn chữ trong "Sử kí" của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định sự tài ba, mưu lược của các vị anh hùng khi đã biết dựa vào địa hình núi sông hiểm trở để lập nên kì tích lớn.

- "Hào kiệt công danh thử địa tằng": câu thơ nhắc đến các anh hùng dân tộc từng lập nên kì tích trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền đuổi đánh quân Nam Hán năm 938 và cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1288 của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

=> Cảm xúc tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

2.2.2. Sự suy ngẫm của tác giả về lịch sử:

- "Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ":

+ "Ôi" là từ cảm thán diễn tả sự tiếc nuối của tác giả khi nhìn lại những việc đã qua.

- "Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng": đứng trước khung cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng, tác giả suy tư về việc cũ, về những chiến công hiển hách của anh hùng mà lòng bâng khuâng, không thể diễn tả hết bằng lời.

2.3. Đánh giá tác phẩm:

2.3.1. Về nội dung:

- Bài thơ thể hiện niềm tự hào của tác giả Nguyễn Trãi về con sông Bạch Đằng - nơi lưu dấu nhiều chiến tích vang dội của cha ông.

- Đồng thời ca ngợi những vị anh hùng dân tộc đã có công với đất nước.

2.3.2. Về nghệ thuật:

- Phép đối, phép đảo đặc sắc.

- Từ ngữ giàu sức gợi hình.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của tác phẩm.

dan y phan tich bach dang hai khau cua nguyen trai day du chi tiet 2

Dàn ý phân tích bài Bạch Đằng hải khẩu chi tiết, đầy đủ ý của học sinh giỏi


II. Dàn ý phân tích bài thơ Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, mẫu 2

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi

- Giới thiệu bài thơ Bạch Đằng Hải Khẩu: hoàn cảnh ra đời, nội dung.

2. Thân bài

- Hành trình du ngoạn của tác giả:

+ Các địa danh Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng.

=> Những địa danh được biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng. Tác giả là người có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng.

+ Các danh lam thắng cảnh Đại Việt: Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng - dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.

=> Tác giả yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ hào hùng của dân tộc.

+ Cách nói cường điệu: Sớm Nguyên Tương - chiều Vũ Huyệt, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày.

→ Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách, say sưa, chủ động đến với thiên nhiên.

- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng

+ Hùng vĩ, tráng lệ:

- "Sóng kình muôn dặm": Địa thế hiểm trở, dữ dội của con sông Bạch Đằng.

- "Đuôi trĩ một màu": Những con thuyền nối đuôi nhau trên dòng sông.

+ Thơ mộng, trữ tình

- Thời gian "ba thu": Tháng thứ ba của mùa thu, thu chín nhất.

- "Nước trời một sắc": Bầu trời, mặt nước đều hòa chung một màu trong xanh.

+ Hoang vu, hiu hắt

- Từ láy "san sát, đìu hiu": Cực tả khung cảnh hoang vu, lạnh lẽo đầy lá lách, lau sợi

- "Giáo gãy, xương khô": Chiến trường xưa, chốn tử nạn của quân thù.

- Tâm trạng của tác giả:

+ Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống

+ Tư thế "đứng lặng giờ lâu" cho thấy nhà thơ đang đắm chìm vào thế giới nội tâm với sự tiếc nuối ngậm ngùi.

* Nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, cách kể tả sinh động

- Xây dựng các hình tượng nhân vật sinh động, đặc sắc mang ý nghĩa triết lí.

- Ngôn ngữ cô đọng, trong sáng, hào hùng.

3. Kết bài:

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Mở rộng: Sông Bạch Đằng là đề tài, niềm cảm hứng lớn trong văn chương với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng khác.

Thông qua các mẫu dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi ở trên, hy vọng các em sẽ có thêm tài liệu để đọc hiểu, nắm vững kiến thức trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập II, sách Kết nối tri thức, từ đó làm tốt các đề văn kiểm tra trên lớp và đạt kết quả học tập cao nhất.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bach-dang-hai-khau-cua-nguyen-trai-75470n.aspx
Ngoài ra, để biết cách triển khai bài văn phân tích, đánh giá cũng như có thêm vốn từ viết bài, các em có thể tham khảo mẫu phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, tổng hợp, biên tập bởi BTV Ngữ văn trên website Taimienphi.vn. Chúc các em học tốt!

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là Thiên cổ hùng văn. Hãy phân tích nhận định trên và phân tích tác phẩm để làm sáng rõ nhận định đó
Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich Bach Dang hai khau cua Nguyen Trai

, dàn ý phân tích bài thơ Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi dàn ý mẫu,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới