Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất

óng của Xuân Quỳnh là một trong số những "bản tình ca bất hủ" của văn học Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tác phẩm giàu ý nghĩa này qua bài cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh của Xuân Quỳnh trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.

cam nhan ve kho tho thu 5 6 7 bai tho song cua xuan quynh

Bài văn mẫu Cảm nhận khổ 5, 6 7 bài Sóng hay nhất
 

I. Dàn ý Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ngắn gọn
 

1. Mở bài

Bài thơ " Sóng" được Xuân Quỳnh viết vào năm 1967. Tác phẩm đã bộc lộ nguồn xúc cảm da diết, đậm sâu trong tình yêu của nhân vật trữ tình, điều đó được thể hiện rõ nhất của khổ 5, 6, 7 của bài thơ.
 

2. Thân bài

- Nỗi nhớ người con gái đã vượt cả không gian rộng lớn, biển kia có sâu rộng cũng không đo được bằng nỗi nhớ nơi em.
- Từng nỗi nhớ là từng cơn sóng lòng nơi sâu thẳm trái tim " em"
- Nỗi nhớ luôn thường trực trong tâm trí, vượt cả sự chảy trôi của thời gian
- Khoảng cách có xa xôi thì lòng chung thủy càng sâu sắc, nỗi nhớ nơi " em" càng lớn
- Lời nguyện thề luôn hướng về anh giữ trọn vẹn tình yêu
- Tình yêu là sức mạnh giúp " em- anh" vượt qua những giông tố, trắc trở cuộc đời.
 

3. Kết bài

Tiếng thơ Xuân Quỳnh cũng chính là nỗi lòng của bao người đang yêu và được yêu, đặc biệt là những thanh niên trẻ tuổi giàu khát vọng yêu.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh của học sinh giỏi

 

1. Bài văn cảm nhận đoạn thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng hay nhất số 1

1.1. Dàn ý Phân tích khổ 5, 6, 7 bài Sóng hay nhất - Văn 12:

1.1.1. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về khổ thơ thứ 5, 6, 7 trong bài. 
1.1.2. Thân bài: 
a, Nỗi nhớ của người con gái vượt qua cả không gian rộng lớn
- Không gian và thời gian được mở rộng: 
+ "Dưới lòng sâu" - "trên mặt nước".
+ "Ngày" - "đêm".
- Nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức: "Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức".  
b, Lời nguyện thề thủy chung, son sắt: 
- Điệp từ "dẫu".
- Cặp từ đối lập "xuôi" - "ngược". 
- Các từ chỉ phương hướng: "phương bắc" - "phương nam".
=> Trải rộng nỗi nhớ, vượt qua cả chiều kích của không gian.
- Khẳng định nỗi nhớ, sự thủy chung: "Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh - một phương".
c, Nỗi nhớ là quy luật bất biến trong tình yêu:
- Quy luật của tự nhiên: trăm ngàn con sóng đều "tới bờ".
- Liên hệ đến tình yêu vượt qua "muôn vời cách trở" để được trọn vẹn, hướng đến cái cao cả, bất biến. 
1.1.3. Kết bài: 
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 3 khổ thơ. 
- Liên hệ mở rộng. 

1.2. Bài văn mẫu Cảm nhận khổ thơ 5, 6, 7 trong bài thơ Sóng (ngắn gọn, hay nhất):

"Sóng" chính là một bản tuyên ngôn về tình yêu vô cùng độc đáo mà Xuân Quỳnh gửi đến kho tàng văn học Việt Nam. Trong đó, ba khổ thơ số năm, sáu và bảy đã bộc lộ vô cùng rõ nét cảm xúc dồi dào, nỗi nhớ da diết của người phụ nữ trong tình yêu. Đồng thời, khẳng định sức sống mãnh liệt cùng khao khát về một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn cùng năm tháng. 

Đầu tiên, có thể thấy nỗi nhớ của người con gái khi yêu đã vượt qua cả chiều kích của không - thời gian: 

"Con sóng dưới lòng sâu

  Con sóng trên mặt nước

  Ôi con sóng nhớ bờ

  Ngày đêm không ngủ được

  Lòng em nhớ đến anh

  Cả trong mơ còn thức"

Điệp từ "con sóng" kết hợp với cặp từ đối lập "dưới lòng sâu" - "trên mặt nước" đã mở rộng không gian của nỗi nhớ. Trong tình yêu, nỗi nhớ là một yếu tố không thể thiếu. Vậy nên, mượn hình ảnh những con sóng xô bờ, tác giả đã liên hệ đến nỗi nhớ da diết trong lòng người con gái. Thán từ "Ôi" được đưa vào đầu câu thơ như sự vỡ òa của cảm xúc. Con sóng cứ ngày đêm nhung nhớ bến bờ, thậm chí đến mức "không ngủ được". Vậy là cả không và thời gian đều được mở rộng. Thậm chí, đến cấu trúc của khổ thơ cũng được tác giả nới dài ra, có đến tận sáu câu. Trong tình yêu, nỗi nhớ của người con gái cứ vậy da diết khôn nguôi, "cả trong mơ còn thức". Nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, vượt lên cả giới hạn của thời gian, không gian, của tháng năm hữu hạn. Đó chính là minh chứng cho khát vọng mãnh liệt của tác giả về một tình yêu vĩnh cửu, bất diệt. 

Trong tình yêu, tác giả rất đề cao lòng thủy chung, son sắt: 

"Dẫu xuôi về phương bắc

  Dẫu ngược về phương nam

  Nơi nào em cũng nghĩ

  Hướng về anh - một phương"

Ở đây, Xuân Quỳnh không ngần ngại bày tỏ nỗi nhớ, tình yêu son sắt trong tình yêu. Một lần nữa, điệp từ "dẫu" lại được song hành cùng cặp từ đối lập "xuôi" - "ngược". Và một lần nữa, không gian lại được mở rộng hơn. Khoảng cách địa lí không thể nào chia cách được tình yêu đôi lứa, chẳng thể làm mờ đi hình bóng người thương trong lòng cô gái. Hai trái tim gắn kết với nhau chặt chẽ, vượt qua mọi cách trở. Và ở đây, ta đã được thấy một lời hứa, lời thề nguyện thủy chung: "Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh - một phương". Sự chủ động này chính là quan niệm tình yêu mới mẻ mà Xuân Quỳnh đưa đến cho văn học Việt Nam. Dù có đi ngược về xuôi, có ở nơi đâu thì trái tim "em" vẫn chỉ hướng về "phương anh". Đối với nhà thơ, tình yêu như vậy mới trọn vẹn. Đây chính là sự kết hợp tài tình giữa nét nữ tính và sự quyết đoán, dứt khoát trong thơ Xuân Quỳnh. 

Và cuối cùng, nhà thơ khẳng định nỗi nhớ chính là một quy luật tất yếu trong tình yêu:

"Ở ngoài kia đại dương

  Trăm ngàn con sóng đó

  Con nào chẳng tới bờ

  Dù muôn vàn cách trở"

Ngoài đại dương bao la không thiếu những con sóng. Tác giả hiểu được chân lí này, cũng biết được rằng dù có xa xôi, cách trở bao nhiêu, chúng đều có thể đến được với bờ, ôm ấp và vỗ về bến bờ hạnh phúc. Đây chính là lời khẳng định của nhà thơ về sức mạnh của tình yêu. Chỉ cần cùng nhau cố gắng, mọi cách trở đều không thể làm khó được đôi lứa. Họ rồi cũng sẽ nắm tay nhau tìm được tình yêu, đắm chìm trong hạnh phúc và sự sum vầy. 

Trong ba khổ thơ, có thể thấy nữ sĩ Xuân Quỳnh đã vận dụng rất thành công các biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ. Hình ảnh con sóng được tác giả vận dụng một cách độc đáo, đem đến vô vàn liên tưởng thú vị cho độc giả. Bên cạnh đó, các cặp từ đối lập cũng góp phần không nhỏ làm nên sự cân xứng của bài thơ. 

Ba khổ thơ vừa ngắn gọn, súc tích, lại vừa chan chứa biết bao tình cảm, trăn trở của tác giả về tình yêu. Qua đây, độc giả càng thấy rõ hơn nỗi lòng của người con gái khi yêu. Đồng thời, hiểu được khát vọng, sự thổn thức của những trái tim trẻ. Xuân Quỳnh một lần nữa khẳng định được tài năng cùng tâm hồn dạt dào xúc cảm của bản thân. Chính điều đó đã tạo nên vị trí không thể thay thế của bà trong lịch sử văn chương nước nhà. 

 

2. Bài văn Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng siêu hay số 2

Nhắc đến thơ tình không thể không nhắc đến nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nổi bật của nền thơ hiện đại Việt Nam. Xuân Quỳnh viết về tình yêu rất thực, thơ bà da diết, dạt dào nhưng cũng đầy quyết liệt, mạnh mẽ. Vào những năm 1967, khi mà đất nước ta đang trong những ngày chống giặc cứu nước. Bên cạnh những bản hùng ca chiến trận ca ngợi tinh thần cách mạng của các chiến sĩ thì còn có những bản tình ca của đời sống, Xuân Quỳnh đã viết nên bài thơ "Sóng" mang nét riêng giữa muôn vàn vẻ đẹp của thơ ca vào khoảng thời gian này, "Sóng" đã thể hiện thật sinh động những vẻ đẹp trong tâm hồn của nữ thi sĩ đồng thời cho thấy được tài năng trong ngòi bút của Xuân Quỳnh khi bộc lộ những cảm xúc tình cảm nội tâm đầy tinh tế qua thơ.

Thi phẩm "Sóng" đã đưa độc giả đến với những chân trời của những cảm xúc vui buồn, lắng lo, hạnh phúc và cả chân trời của sự thủy chung trong tình yêu. Những nguồn xúc cảm da diết, đậm sâu trong tình yêu được thể hiện rõ nhất của khổ 5, 6, 7 của bài thơ.

"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Xuân Quỳnh đã rất tinh tế dùng hình ảnh sóng để chỉ em- người con gái đang yêu. Em cũng như con sóng ngoài biển cả dạt dào, dù là dưới đáy sâu nơi đại dương rộng lớn hay chỉ thoáng qua lênh đênh trên mặt biển thì vẫn luôn nhớ về anh- người mà em yêu. Nỗi nhớ ấy đã vượt cả không gian rộng lớn, biển kia có sâu rộng cũng không đo được bằng nỗi nhớ nơi em. Sóng biển cũng chính là những cơn sóng lòng đang cuộn trào dữ dội trong em, nỗi nhớ về người thương thật mạnh mẽ biết bao. Tiếng "Ôi" cất lên nghe thật tha thiết, nỗi nhớ trào dâng nơi sâu thẳm trái tim người con gái. Con sóng ngoài kia vẫn cứ thế theo từng đợt gió, dù êm đềm hay dữ dội ngày đêm vẫn vỗ tới bờ, vẫn tìm đến bờ thì em cũng như thế, cũng nhớ anh ngày đêm, mong được đến bên anh. Nỗi nhớ khôn nguôi ấy luôn thường trực trong tâm trí, khiến "em" không khỏi thao thức, trăn trở "không ngủ được", ngay cả trong giấc mơ vẫn là bóng hình của người thương trong đó. Nỗi nhớ vượt lên cả sự chảy trôi của thời gian, của ngày đêm yêu, của tháng năm yêu. Tình cảm nơi tâm hồn Xuân Quỳnh thật chân thành, thắm thiết, sâu sắc và mãnh liệt biết bao.

Nỗi nhớ ấy tựa như nỗi nhớ của người con gái xưa:

" Nhớ ai bổi hồi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm"

" Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương."

Tình yêu thật nồng cháy, dẫu cho có khoảng cách xa xôi, có mỗi người mỗi hướng thì lòng thủy chung, son sắt vẫn luôn cháy mãi nơi đáy lòng. Dù người tình có ở nơi đâu, có ở chốn phương Bắc lạnh giá hay chốn trời Nam xa xôi thì cũng không làm em nản lòng mà thôi nhớ, thôi nghĩ về anh. Khoảng cách có sá gì đâu khi tim luôn nhìn về một hướng- hướng anh- phương hướng tình yêu chúng mình. Khoảng cách địa lý không thắng nổi sự yêu thương của tình yêu mãnh liệt, khi trái tim hai con người đã gắn kết như sợi tơ hồng đã se duyên, khi người kia đã đặt trọn vẹn niềm tin cho đối phương của mình. Điệp từ "dẫu" kết hợp với hai cụm động từ "ngược về phương Nam" ," xuôi về phương Bắc" như một cách thể hiện những thách thức, trắc trở trong tình yêu và sự chiến thắng khó khăn ấy bằng tình yêu mãnh liệt. Lời nguyện thề nơi nào em cũng hướng về anh thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Là một người con gái, nhưng Xuân Quỳnh không hề đứng đó là đợi chờ tình yêu, nhà thơ luôn thể hiện sự chủ động của mình, với nhà thơ, tình yêu luôn phải rõ ràng và bình đẳng, đã yêu là phải sống thật trọn vẹn, hết lòng với tình yêu, bởi thế mà những vần thơ không chỉ mang nét dễ thương, đáng yêu mà còn đầy rắn rỏi, quyết liệt và dứt khoát.

Trong cuộc sống, mỗi công việc đều có những khó khăn và áp lực riêng cũng như trong tình yêu vậy, mỗi mối tình đều có những trắc trở, thử thách nhất định. Song, nếu cùng nhau cố gắng, cùng nhau vun đắp, cùng hiểu và bao dung cho nhau thì rồi tình yêu cũng sẽ kết thành trái ngọt, ngày mà tình yêu được đến đích cuối cùng của bến bờ hạnh phúc:

" Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở"

Sóng biển ngoài đại dương bao la kia cũng vượt qua bao giông tố, gió mưa mới vỗ tới bờ cát bình yên. Cũng như tình yêu anh và em cũng phải cùng nhau cố gắng, nắm tay nhau bước qua những gian truân, cám dỗ và sóng gió của cuộc đời mới tới ngày trọn vẹn. Ca dao xưa có câu:

" Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua"

Tình yêu là sức mạnh hay chính tình yêu đã mang lại sức mạnh lớn lao như thế.

Ba khổ thơ tuy không quá dài nhưng cũng đủ để ta thấy được một tâm hồn yêu hết mình, sống hết mình với tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Tiếng thơ ấy cũng chính là nỗi lòng của bao người đang yêu và được yêu, đặc biệt là những thanh niên trẻ tuổi giàu khát vọng yêu. "Sóng" đích thực đã chạm đến tất cả trái tim của người đọc bằng những cảm xúc tự nhiên nhất, khiến họ rung cảm và thổn thức với từng thanh âm, giai điệu của bài thơ.

-----------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-kho-tho-thu-5-6-7-bai-tho-song-cua-xuan-quynh-52149n.aspx
Với ba khổ thơ 5,6,7, em hãy chú ý đến các ý chính như nỗi nhớ, khát vọng tình yêu thủy chung, vượt qua mọi khó khăn, trắc trở nhé.  Sóng là bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh đồng thời cũng là bài học quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tìm hiểu chi tiết về bài thơ, bên cạnh bài Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài Sóng của Xuân Quỳnh, Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Phân tích bài thơ Sóng để làm nổi bật rõ quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh.

 
 

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nỗi nhớ của người con gái khi yêu trong khổ thơ: Con sóng dưới lòng sâu...
Phân tích khổ thơ 3 và 4 bài thơ Sóng - Văn mẫu lớp 12
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Sóng
Phân tích bài thơ Sóng để chứng minh Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính...
Cảm nhận về đoạn trích: "Con sóng dưới lòng sâu... Cả trong mơ còn thức"
Từ khoá liên quan:

Cam nhan ve kho tho thu 5 6 7 bai tho Song cua Xuan Quynh

, Cảm nhận về khổ thơ thứ 5, 6,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    Cảm nhận bài mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9

    Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 9. Để đọc hiểu và phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chính xác, đầy đủ nhất, các em học sinh có thể lưu lại nội dung hướng dẫ ...

Tin Mới