Phân tích bài Nhớ đồng của Tố Hữu

Nhớ đồng được Tố Hữu sáng tác năm 1939 khi nhà thơ bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa phủ. Bài phân tích bài Nhớ đồng sẽ giúp các em thấy được nỗi nhớ đồng, nhớ quê hương tha thiết và khát vọng tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trẻ khi bị xiềng xích giam hãm tự do.

Đề bài: Phân tích bài Nhớ đồng của Tố Hữu

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich bai nho dong

Phân tích bài Nhớ đồng của Tố Hữu

 

I. Dàn ý Phân tích bài Nhớ đồng (Chuẩn)


1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ "Nhớ đồng":
+ Tố Hữu - một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông được kết nạp đảng năm 1938 .
+ Bài thơ "Nhớ đồng" nằm trong phần "Xiềng xích" của tập thơ "Từ ấy" nói về tâm trạng nhớ quê hương, cách mạng của ông những ngày tháng sống trong trại giam.

2. Thân bài

- Nỗi nhớ của người tù cộng sản về cuộc sống bên ngoài nhà tù:
+ Tiếng hò
+ Cảnh đồng quê
+ Nhớ về những con người quê

- Hồi tưởng về bản thân trước khi bị vào tù:
+ Những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài Nhớ đồng tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Nhớ đồng của Tố Hữu (Chuẩn)

Tố Hữu - một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông được kết nạp đảng năm 1938 thì đến năm 1939 trong quá trình hoạt động đã bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ, hoạt động cách mạng hăng say và nhiệt huyết là thế nhưng lại bị bắt giam nên trong quá trình bị giam cầm ông đã sáng tác một tập thơ mang tên "Từ ấy", bài thơ "Nhớ đồng" nằm trong phần "Xiềng xích" của tập thơ nói về tâm trạng nhớ quê hương, cách mạng của ông những ngày tháng sống trong trại giam.

Trong hoàn cảnh bị giam cầm tù hãm, người chiến sĩ cộng sản không tránh khỏi những u buồn, nhớ thương, chính tiếng hò vang vọng đâu đó đã đánh thức và khơi dậy nỗi niềm nhớ thương của người tù. Giữa không gian đồng không mông quạnh trưa nắng, một con người lẻ loi, cô độc đang bị giam cầm tách biệt với cuộc sống bên ngoài.

"Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò"

"Gì sâu bằng" ấy là nói về nỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng tác giả, điệp từ "đâu" ở đầu suốt năm câu thơ như là nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi:

"Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi...
Đâu những đường con bước vạn đời"

Bức tranh cuộc sống sinh hoạt làng quê thân thương và rất đỗi bình dị hiện ra trước mắt người tù cộng sản, chỉ là tưởng tượng thôi nhưng nó sống động và tuyệt đẹp, giàu xúc cảm biết bao. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, ở trong tâm tưởng của nhà thơ còn có con người, những người nông dân cơ cực vất vả nhưng ấm áp tình người.

"Đâu những lưng cong xuống luống cày...
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi...
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi"

Đâu đó còn là bóng dáng của người mẹ thương nhớ càng siết chặt thêm nỗi khắc khoải khôn nguôi của nhà thơ, tác giả như chìm đắm, say trong những cơn nhớ nhung không dứt "Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ..." từng lời như đang than thở vì sự bất khả kháng với hoàn cảnh của chính mình, không thể thoát ra để giải tỏa nỗi lòng. Người chiến sĩ trẻ nhớ về những ngày đầu đến với lý tưởng cách mạng và thời hoạt động cách mạng tự do của mình:

"Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi...
Trên chín tầng cao bát ngát trời"

Trước là nhớ về quá khứ tối tăm ngột ngạt của mình để như khẳng định hơn sự sáng suốt và đúng đắn, niềm hạnh phúc khi tìm được lý tưởng cách mạng, và rồi tác giả tự cho mình những giây phút say trong niềm khao khát hoạt động cách mạng ấy, tâm trạng u buồn bỗng nhiên được tưới mát trở nên vui vẻ và phấn chấn hơn, "Nhẹ nhàng như con chim cà lơi", cánh chim tượng trưng cho sự tự do tự tại và tác giả đang ví mình là những con chim đó, say trong đồng hương nắng như chính người chiến sĩ say trong hoạt động cách mạng. Nhưng dù có cố gắng cách mấy nhà thơ cũng không tránh khỏi sự đối mặt với thực tại bị giam hãm trong lao tù, hai câu thơ kết lặp lại y nguyên hai câu thơ đầu, nhấn mạnh sự bất lực, bế tắc không có lối thoát. Mặc dù vậy tư tưởng hướng về quê hương và cách mạng vẫn còn đó, khát vọng về một ngày được tự do được hoạt động cách mạng vẫn luôn cháy bỏng trong trái tim người tù cộng sản.

Qua bài thơ "Nhớ đồng" người đọc không chỉ cảm nhận được một tình yêu quê hương tha thiết của Tố Hữu mà còn thấy hiện lên một người chiến sĩ cộng sản yêu lý tưởng cách mạng, yêu đất nước và khát vọng tự do hành động, hy sinh vì Tổ quốc.

--------------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-nho-dong-48210n.aspx
Để củng cố thêm kiến thức về bài thơ Nhớ đồng, bên cạnh bài Phân tích bài Nhớ đồng của Tố Hữu trên đây, các em học sinh không nên bỏ qua: Sơ đồ tư duy Nhớ đồng, Bình giảng bài thơ Nhớ đồng, Soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu), soạn văn lớp 11

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Soạn bài Nhớ đồng, Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
Kết bài Từ ấy của Tố Hữu
Đoạn văn tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng của Tố Hữu hay nhất
Phân tích khổ 4 bài Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất ngắn gọn
Từ khoá liên quan:

phan tich bai nho dong

, phan tich bai tho nho dong cua to huu, phan tich tac pham nho dong cua nha tho to huu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc

    Dàn ý và hai bài văn mẫu phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

    Việt Bắc là bài thơ nổi tiếng bậc nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của Tố Hữu. Thi phẩm mang đậm phong cách sáng tác đặc trưng của ông và cũng chứa nhiều biểu tượng của dân tộc. Em hãy cùng Taimienphi.vn Phân tích bài ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách viết một đoạn văn ngắn về ảnh Bác Hồ, 10 bài văn mẫu hay

    Ảnh Bác Hồ luôn gợi nhắc đến tình yêu quê hương, đất nước và những bài học ý nghĩa. Các em hãy cùng Taimienphi viết một đoạn văn ngắn về ảnh Bác Hồ