Nhớ đồng là một bài thơ đặc sắc, nói về cảm xúc trong những ngày tháng bị giam cầm ở nhà lao của Tố Hữu. Em hãy khám phá Soạn bài Nhớ đồng, do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn để tìm hiểu những điểm độc đáo của tác phẩm này nhé!
Soạn bài Nhớ đồng
Soạn bài Nhớ đồng - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
I. Chuẩn bị - Soạn bài Nhớ đồng
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
1. Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như thế nào?
Theo em, nỗi nhớ thường được khởi đầu bằng việc ta bắt gặp một sự vật, sự việc nào đó quen thuộc. Khi kỉ niệm ùa về, ta sẽ thấy bâng khuâng, nhớ. Nếu đó là kỉ niệm vui, ta sẽ hạnh phúc, vui vẻ. Còn nếu đó là kỉ niệm buồn, con người sẽ trầm tư, hối hận, tự trách,...
2. Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?
- Em sẽ mở đầu sáng tác ngôn từ thể hiện nỗi nhớ bằng việc kể về kỉ niệm dẫn đến nỗi nhớ đó.
- Bởi vì điều này sẽ cho người nghe, người đọc biết được lí do vì sao mà nỗi nhớ ấy xuất hiện và giúp cho sáng tác ngôn từ của em sẽ đi theo trình tự thời gian.
II. Đọc hiểu - Soạn bài Nhớ đồng
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
1. Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?
- Tiếng hò chính là chất xúc tác để tác giả nhớ về khung cảnh làng quê.
2. Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?
- Những hình ảnh được hiện lên chính là: gió thơm mùi đất, rặng tre, "ô mạ xanh mơn mởn", "nương khoai sắn".
- Đây đều là những hình ảnh thân thuộc, gắn liền với làng quê yên bình.
3. So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?
- Điểm giống: Hai khổ thơ đều bắt đầu bằng cụm "Gì sâu bằng những trưa".
- Điểm khác:
+ Sắc thái miêu tả buổi trưa thay đổi: Khổ đầu là "trưa thương nhớ". Khổ sau là "trưa hiu quạnh".
+ Sự vật được nhắc đến: Khổ đầu là "tiếng hò". Khổ sau là "ruộng đồng".
4. Hãy tưởng tượng về hình ảnh "bàn tay... vãi giống tung trời".
- Câu thơ lấy điểm nhìn từ dưới mặt đất lên, miêu tả bàn tay của những người nông dân đang cầm nắm thóc rải đều trên nền ruộng.
5. Đối tượng được gọi là "hồn thân" ở đây gồm những ai?
- Hồn thân ở đây chính là những người "mẹ già", người nông dân, làng xóm, họ hàng thân thiết với tác giả.
6. "Tôi" ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với "tôi" ở khổ thơ trên?
- "Tôi" ở khổ thơ này không còn phải loanh quanh tìm "lẽ yêu đời nữa" như khổ trên nữa mà đã tìm lí tưởng, lẽ sống của riêng mình. Vậy nên, "tôi" ở khổ sau đã vui vẻ, nhẹ nhành đi theo con đường ấy.
7. Hình ảnh "cánh chim buồn nhớ gió mây" biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
- Như chú chim bị giam trong lồng lâu ngày mong được sải cánh bay cao cùng với gió mây. Hình ảnh này cho ta thấy nhân vật trữ tình đang khao khát được tự do.
Soạn bài Nhớ đồng - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
III. Sau khi đọc - Soạn bài Nhớ đồng
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Những khía cạnh phong phú của nội dung cảm xúc được thể hiện trong bài:
+ Nhớ màu sắc, hương vị, cảnh quan đơn sơ mà quyến rũ của làng quê.
+ Nhớ nhịp sống yên bình, bao năm không đổi của làng quê.
+ Nhớ những con người cần cù lao động, nuôi hi vọng trên những "luống cày"
+ Nhớ những ngày ra đi từ làng quê, bắt đầu dấn thân vào con đường Cách mạng và vui say với lí tưởng.
+ Nhớ cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù.
- Tất cả những tình cảm trên đều gắn bó với đồng quê, đồng ruộng. Vậy nên, nhan đề "Nhớ đồng" đã bao quát được toàn bộ nội dung, cảm xúc của bài thơ.
- Từ "đồng" có thể hiểu theo cả hai nghĩa sau:
+ Chỉ một không gian cụ thể là cánh đồng.
+ Chỉ không gian rộng lớn hơn là làng quê với những cảnh sắc thân thuộc, giản dị.
Câu hỏi 2 trang 58 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:
Hình thức:
+ Khổ thơ có dung lượng ngắn hơn các khổ khác 2 câu thơ.
+ Đều bắt đầu bằng cụm từ "Gì sâu bằng những trưa..."
- Nội dung:
+ Khổ 1 và 7 giống nhau, khổ 4 và 13 giống nhau.
+ Đều thể hiện nỗi nhớ đồng khi đang ở trong tù vào buổi trưa của người làm Cách mạng.
- "Đồng" là không gian bên ngoài, "nhà tù" là không gian bên trong. Nỗi nhớ của tác giả chính là quá khứ nhưng hiện tại, ông đang ở trong nhà tù. Thế nên, có thể coi những khổ thơ đặc biệt này đã kết nối quá khứ - hiện tại, không gian bên trong - bên ngoài nhà tù. Mỗi khi khổ thơ đặc biệt này xuất hiện lại đánh dấu một bước phát triển mới trong tâm trạng, cảm xúc của người tù.
Câu hỏi 3 trang 58 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:
- Hệ thống hình ảnh trong bài thơ:
+ Khổ 2: "gió cồn thơm", "ruồng tre mát", "ô mạ xanh mơn mởn", "nương khoai sắn". Thể hiện phong vị của đồng quê đầy thân thương.
+ Khổ 3: "đường cong bước vạn đời", "xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi". Diễn tả cuộc sống yên bình, không đổi dù có trải qua những tháng ngày "âm u".
+ Khổ 5: "lưng cong xuống luống cày", bàn tay "vãi giống tung trời những sớm mai". Hoạt động của những người nông dân chăm chỉ, cần cù.
+ Khổ 6: "chiều sương phủ bãi đồng", "lúa mềm xao xác ở ven sông", "tiếng xe lùa nước", "giọng hò não nùng". Nói lên không khí ảm đạm của đồng quê.
+ Khổ 9: "những hồn thân tự thuở xưa", "những hồn chất phác hiền như đất". Sự đôn hậu, hiền lành của những người dân khơi dậy biết bao tình cảm ấm áp.
+ Khổ 11: "tôi" "nhẹ nhàng như con chim cà lơi", "say đồng hương nắng vui ca hát". Cuộc sống vui vẻ khi được hoạt động Cách mạng.
- Những hình ảnh được sử dụng trong bài đều rất quen thuộc với làng quê Việt Nam. Việc tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh trong từng khổ thơ đều gợi cho người đọc một ấn tượng riêng về con người, cảnh vật nơi đồng quê hay chính là bức chân dung tự họa của tác giả. Từ đó, ta thấy được đời sống nội tâm phong phú của nhân vật trữ tình.
Câu hỏi 4 trang 58 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:
- Từ "đâu" xuất hiện 10 lần trong bài thơ. Thường được đặt ở đầu câu.
- Vai trò của từ "đâu" trong cấu tứ bài thơ:
+ Là từ để hỏi nhằm làm sống dậy kí ức của nhân vật trữ tình, tạo nên không gian làng quê thân thuộc.
+ Góp phần tạo nên mạch lạc và liên kết trong văn bản, giúp việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình thêm thuận lợi.
+ Góp phần liệt kê những hình ảnh của làng quê.
Câu hỏi 5 trang 58 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:
- Việc sử dụng luân phiên các câu hỏi trong văn bản đã thể hiện cảm xúc phức tạo, đa sắc thái của nhân vật trữ tình.
- Giúp cho bài thơ thoát khỏi sự đơn điệu của cách diễn tả thông thường mà khiến cho người đọc được kích thích cảm giác và suy ngẫm, đối thoại với bài thơ.
Câu hỏi 6 trang 58 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:
Với câu hỏi này, học sinh có thể lựa chọn những hình ảnh khác nhau, Taimienphi.vn gợi ý một số hình ảnh sau:
- Hình ảnh "con đường bước vạn đời" và "xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi" khi nhìn qua thì tưởng yên bình nhưng nó đại diện cho cuộc sống quẩn quanh, tù túng, đơn điệu, không lối thoát. Từ đó, tác giả mới phải đi kiếm "lẽ yêu đời", tìm ra con đường phát triển khác, thoát khỏi những "ngày tháng âm u" đó.
- Hình ảnh "lưng cong xuống luống cày" và bàn tay "vãi giống tung trời những sớm mai" gợi lên hình ảnh đẹp về chân dung người nông dân. Họ mạnh mẽ, chăm chỉ, cần cù, yêu lao động. Điểm nhìn của hai câu thơ cũng đối lập nhau khiến cho người đọc cảm giác như họ đang xem một thước phim tài liệu quay nhanh về cảnh con người trên cánh đồng.
- Hình ảnh "tôi" "nhẹ nhàng như con chim cà lơi", "say đồng hương nắng vui ca hát" chính là hình ảnh của nhân vật trữ tình khi đã tìm kiếm được con đường thoát ra khỏi những tháng ngày quẩn quanh, u tối. Ta thấy được niềm say mê, hứng thú, yêu thích trước cuộc sống tươi đẹp trước mắt.
Câu hỏi 7 trang 58 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:
- Tâm trạng: "nhớ đồng", nhớ làng quê cồn cào, da diết, mong muốn được tự do.
- Phẩm chất: có sự gắn bó sâu nặng với quê hương, yêu quê hương, đất nước chân thành.
- Lí tưởng: khát khao thay đổi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, luôn hướng về Cách mạng với niềm tin lớn.
* Kết nối đọc - viết: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc "Nhớ đồng" trong bài thơ.
"Nhớ đồng" của Tố Hữu chính là bài thơ có nhiều chi tiết, hình ảnh tràn đầy cảm xúc. Khi tác giả đang ở trong nhà lao, tiếng hò bỗng văng vẳng hiện về từ tâm trí, gợi lên bao hình ảnh quen thuộc của quê hương. Đó là những ngày có "gió cồn" thơm mùi đất, là những rặng tre làng xanh mát, là "ô mạ xanh mơn mởn" hay những "nương khoai sắn ngọt bùi". Con người làng quê cũng chăm chỉ với "lưng cong xuống luống cày", bàn tay "vãi giống tung trời" và đầy hiền lành, thân thuộc. Quê hương đẹp nhưng vẫn phải sống "giữa dòng ngày tháng âm u" vì đang bị thực dân, đế quốc bóc lột. Vậy nên, tác giả mới "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời". Rồi khi tìm được, ông vui vẻ, "nhẹ nhàng như con chim cà lơi', "say đồng hương nắng vui ca hát". Tất cả những cảm xúc nhớ nhung, yêu thương quê hương, buồn rầu cuộc sống tăm tối, luẩn quẩn đến những tháng ngày đi tìm con đường mới, niềm vui say khi biết đến Cách mạng đều được cô đọng và thể hiện trong "Nhớ đồng'.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nho-dong-ngu-van-lop-11-ket-noi-tri-thuc-76787n.aspx
Nhan đề "Nhớ đồng" đã phần nào thể hiện nội dung tác phẩm chính là nỗi nhớ quê hương tha thiết khi tác giả đang phải chịu cảnh ngục tù. Để có thêm nhiều cảm nhận về bài thơ, em có thể tham khảo: Soạn bài Vợ nhặt, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức; Soạn bài Cải ơi!, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.