Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn gọn (Trích, Phong Tử Khải), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Trong văn bản Yêu và đồng cảm, Phong Tử Khải đã cho chúng ta nhận ra được tầm quan trọng của lòng đồng cảm trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật. Để trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, các em có thể đọc bài soạn mẫu dưới đây.

Soạn bài Yêu và đồng cảm (Trích - Phong Tử Khải), Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai yeu va dong cam trich phong tu khai ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn bài, Phân tích yêu và đồng cảm Phong Tử Khải ngắn nhất


I. Trước văn bản đọc

1. Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

Học sinh trả lời dựa trên hiểu biết của mình.
Gợi ý:
- Theo em hiểu, sự đồng cảm trong cuộc sống chính là khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác để cảm nhận và thấu hiểu những gì đang xảy ra đối với họ.
- Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, em cảm thấy rất hạnh phúc.
2. Bạn thường có những cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc,...)? Thử lí giải vì sao bạn có cảm xúc ấy.
Trả lời:
- Mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật đều khiến em nảy sinh những cảm xúc khác như như vui buồn,.... Đồng thời trầm trồ, ngưỡng mộ về tài năng của người nghệ sĩ được thể hiện thông qua những tác phẩm nghệ thuật của mình.
- Em có những cảm xúc ấy vì em hiểu và đồng cảm với cảm xúc mà tác phẩm nghệ thuật mang lại.


II. Trong văn bản đọc

1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?
Trả lời:
- Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó khơi gợi cho em:
+ Sự đồng cảm với cách suy nghĩ của chú bé.
+ Sự hứng thú, tò mò với vấn đề mà tác giả bài viết muốn bàn luận và hướng đến.
2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?
Trả lời:
- Tác giả không phục chú bé vì sự chăm chỉ mà phục chú bé vì khả năng đồng cảm với đồ vật.
3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?
Trả lời:
- Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện khác nhau ở những người có nghề nghiệp khác nhau:
+ Nhà khoa học: thấy được tính chất và trạng thái của cây.
+ Bác làm vườn: thấy sức sống của cây.
+ Chú thợ mộc: thấy chất liệu của cây.
+ Anh họa sĩ: thấy dáng vẻ của cây.
=> Ba người: nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc tập trung vào quan hệ nhân quả của cái cây còn anh họa sĩ chỉ tập trung vào hình thức bên ngoài.
4. Phải chăng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?
Trả lời:
- Đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ vì:
+ Nếu người nghệ sĩ không có sự đồng cảm mà chỉ tập trung vào kĩ thuật sáng tác thì không thể trở thành người nghệ sĩ thực thụ.
+ Đồng cảm khiến người nghệ sĩ có được sức mạnh tinh thần phong phú, tràn đầy.
+ Nếu không có sự đồng cảm, người nghệ sĩ không thể mô tả chính xác đối tượng mà mình muốn hướng đến.
5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện:
+ Lòng đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi.
+ Mọi vật trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, có cảm xúc.
+ Đặt mình vào chính đối tượng để hiểu được đối tượng mà mình hướng đến, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.
6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?
Trả lời:
- Người sáng tạo nghệ thuật học được trẻ em những điều:
+ Không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, đồng cảm với hết thảy sự vật.
+ Sự hồn nhiên và tấm lòng chân thành.
+ Để ý đến những việc, phát hiện ra những điểm mà mọi người ít chú tâm đến hoặc không phát hiện được.


III. Trả lời câu hỏi

1. Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?
Trả lời:
- Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản:
+ Đoạn văn giữa của phần 5: "Bởi trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm. Hơn nữa, chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,... Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều! Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không phát hiện được. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật".
+ Đoạn văn cuối cùng của phần 6: "Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hòa bình ấy". "Chúng thường dốc hết hứng thú vào chơi đùa mê mải, quên cả đói rét, mệt mỏi".
- Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh đến điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là đều có lòng đồng cảm sâu sắc với sự vật, con người.
2. Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng "họa sĩ" nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản giúp bạn nhận ra điều đó?
Trả lời:
Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng "họa sĩ" nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vị hội họa mà còn ở phạm vi rộng hơn là nghệ thuật.
- Những từ ngữ trong văn bản giúp em nhận ra điều đó là: "lòng đồng cảm của nghệ sĩ", "nghệ sĩ lớn", "tấm lòng chúng tôi".
- Những câu văn thể hiện điều đó:
+ "Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.".
+ "Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.".
+ "Lòng đồng cảm của nghệ sĩ không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa, trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười, biết khóc.".
+ " Họa sĩ và nhà thơ chẳng khác gì nhau, họa chăng là họa sĩ chú trọng đến hình dạng và tư thái mà thôi.".
+ "Đấy là cảnh giới "ta và vật một thể", vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.".
+ "Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.".

soan bai yeu va dong cam trich phong tu khai ngu van lop 10

Soạn bài Yêu và đồng cảm (Trích, Phuong Tử Khải) ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

3. Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.
Trả lời:
- Nội dung trọng tâm của từng phần:
+ Phần 1: Kể lại hành động của chú bé đã khiến tác giả nhận ra được ý nghĩa lớn lao của sự đồng cảm.
+ Phần 2: Nêu lên và giải thích cái nhìn riêng của người họa sĩ đối với mọi sự vật trên thế giới dựa trên khả năng đồng cảm vô hạn.
+ Phần 3: Khẳng định vai trò của sự đồng cảm với con người trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
+ Phần 4: Mở rộng cách hiểu về lòng đồng cảm.
+ Phần 5: Chỉ ra sự tương đồng giữa trẻ em và người sáng tạo nghệ thuật trong việc giữ gìn khả năng giao cảm tự nhiên vốn có của con người.
+ Phần 6: Khẳng định sự cần thiết của việc học trẻ em trong việc nuôi dưỡng lòng đồng cảm, khiến cho cuộc sống trở nên ý nghĩa.
- Đánh giá sự liên kết của các phần:
+ Nội dung: các phần có sự liên kết với nhau chặt chẽ về mặt nội dung, phần trước là tiền đề cho những lập luận ở phần sau.
+ Hình thức: mỗi một phần được đánh số tương ứng với một nội dung được triển khai để làm rõ các luận điểm. Các phần được liên kết với nhau bằng phép lặp "lòng đồng cảm", "họa sĩ",...
4. Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?
Trả lời:
Tác giả đã nêu những lí lẽ, bằng chứng để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật":
- Lí lẽ:
+ Phần 3:
"Tấm lòng của họa sĩ thường đồng điệu đồng cảm, cùng buồn cùng vui, cùng khóc cùng cười với đối tượng miêu tả; nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành họa sĩ thực sự được. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.".
"Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên họa sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.".
"Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại."
+ Phần 4: "Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ, mở rộng lòng ra để biết cảm nhiều hơn với vạn vật thì sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy.".
- Dẫn chứng:
+ Phần 3: "Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không mô tả được anh hùng, nếu không đủ dịu dàng để hòa nhịp cùng với thiếu nữ thì không khắc họa được thiếu nữ.".
+ Phần 4: "Chưa đích thân trải nghiệm sức sống của rồng ngựa thì chẳng vẽ được rồng ngựa, không chứng kiến vẻ đẹp rắn rỏi của tùng bách thì đâu họa nổi tùng bách [...] Họa sĩ chúng tôi vẽ một cái bình hoa là phải để tâm vào bình hoa, để mình biến thành bình hoa, cảm nhận cái lực của bình hoa mới thể hiện được cái thần của bình hoa. Tấm lòng chúng tôi phải chiếu sáng cùng với bình minh thì mới miêu tả được bình minh, dập dờn theo sóng bể lăn tăn thì mới khắc họa được sóng bể".
5. Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?
Trả lời:
- Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ:
+ Khổng chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, đồng cảm với hết thảy sự vật.
+ Sự hồn nhiên và tấm lòng chân thành.
+ Để ý đến những việc, phát hiện ra những điểm mà mọi người ít chú tâm đến hoặc không phát hiện được.
- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở:
+ Tình cảm tự nhiên của một người lớn giàu lòng yêu thương.
+ Tình cảm được dẫn dắt bởi trí tuệ, sự am hiểu sâu sắc về đời sống và nghệ thuật.
6. Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản "Yêu và đồng cảm" sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
- Theo em, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1 thì em vẫn có thể nhận biết được ý tưởng và quan điểm của người viết một cách đầy đủ.
- Tuy nhiên, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản sẽ bị giảm sút. Lí do:
+ Câu chuyện dẫn dắt người đọc đi đến vấn đề về tầm quan trọng của lòng đồng cảm đối với người sáng tạo nghệ thuật dựa trên những trải nghiệm của ông.
+ Tác giả muốn người đọc cùng trải qua những trải nghiệm của mình để từ đó có thể chia sẻ với những nỗi lòng, suy nghĩ của ông.
+ Đây là cách thuyết phục giàu tính nghệ thuật tác động vào cả cảm xúc lẫn suy nghĩ của người tiếp nhận.
7. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: "Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non" (Đôi mắt xanh non, trong tập "Riêng chung", NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản "Yêu và đồng cảm", hãy nêu lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.
Trả lời:
- Giải thích hình ảnh "đôi mắt xanh non" trong thơ của Xuân Diệu: "Đôi mắt xanh non" là hình ảnh ẩn dụ cho cách nhìn đời đầy trẻ trung, hồn nhiên, luôn biết ngạc nhiên và bỏ qua mọi định kiến.
- Lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy vì ông muốn bàn về vấn đề sáng tạo thơ ca:
+ Nhà thơ cần phải nuôi dưỡng tâm hồn, luôn luôn làm mới và sống lại những gì đã cũ và duy trì một cái nhìn tích cực về thế giới xung quanh.
+ Giá trị của nhà thơ nằm ở tấm lòng cởi mở khoáng đạt, khát khao giao cảm với đời với người mãnh liệt.
=> Có sự gặp gỡ, tương đồng về tư tưởng của Xuân Diệu và Phong Tử Khải đối với người sáng tạo nghệ thuật.


IV. Kết nối đọc - viết

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.
Trả lời:
Nhà văn Nga Mac-xim Gooc-ki đã từng nói: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương". Con người cần có sự đồng cảm để yêu thương. Sức đồng cảm mạnh mẽ sẽ tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Khi con người có lòng đồng cảm, họ sẽ có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với những gì mà người khác phải trải qua. Chỉ khi đồng cảm và thấu hiểu, mọi người mới có thể thương yêu một cách sâu sắc, không quan tâm đến thiệt hơn, vụ lợi. Chính tình yêu thương sẽ là liều thuốc chữa lành hiệu quả những tổn thương, mất mát và gắn kết mọi người lại với nhau.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-yeu-va-dong-cam-trich-phuong-tu-khai-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71036n.aspx
Mô tả cuối bài: Lòng đồng cảm trở thành sợi dây gắn kết giữa mọi người với nhau. Các em có thể xem thêm một số bài soạn văn mẫu lớp 10 trên Taimienphi.vn như:
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ (Trích, Lê Đạt), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

Tác giả: An Nguy     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Yeu va dong cam Trich Phuong Tu Khai Ngu van lop 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Yeu va dong cam Phong Tu Khai, Phan tich yeu va dong cam Phong Tu Khai ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới