Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn nhất (Trích, Lê Đạt), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Nhà thơ Lê Đạt đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về quá trình lao động và sáng tạo ngôn từ thơ ca trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ. Cùng Taimienphi.vn soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, các em nhé!

Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ (Trích - Lê Đạt), Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai chu bau len nha tho trich le dat ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn bài, Tóm tắt tác phẩm Chữ bầu lên ngắn nhất nhà thơ của Lê Đạt


I. Trước văn bản đọc

1. Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, "bốc đồng"?
Học sinh trả lời dựa trên hình dung của bản thân.
Gợi ý:
- Trong hình dung của em nhà thơ là những người:
+ Có một tâm hồn cao đẹp, trong sáng.
+ Có khả năng sáng tạo về mặt ngôn từ và dạt dào cảm xúc.
+ Có khả năng quan sát tinh tế, nhạy cảm trước sự biến đổi của sự vật, hiện tượng trong đời sống.
- Theo em, việc làm thơ đôi lúc cũng gắn liền với những phút cao hứng, "bốc đồng".
2. Bạn có nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
Học sinh trả lời dựa trên trải nghiệm cá nhân.
Gợi ý:
- Định nghĩa về thơ: "Thơ trước hết là cuộc đời sau mới là nghệ thuật." (Bê-lin-xki)
- Nhà thơ: "Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay." (Chế Lan Viên)
- Công việc làm thơ: "Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ." (Mai-a-cốp-xki)


II. Trong văn bản đọc

1. Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết "ý tại ngôn tại"?
Trả lời:
Tác giả không nhầm khi viết "ý tại ngôn tại" vì tác giả muốn nói đến sự khác biệt trong ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ văn xuôi nội dung đã thể hiện được hết ý hoặc lần cần nói. Còn ngôn ngữ thơ thì nói ít, gợi nhiều, khơi gợi cho người nghe, người đọc để họ tiếp tục tìm kiếm, xác định những ý nghĩa của hình ảnh thơ.
2. "Nghĩa tiêu dùng" và "nghĩa tự vị" - hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
Trả lời:
+ "Nghĩa tiêu dùng": nghĩa được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, dễ hiểu và phù hợp với mọi đối tượng. Nghĩa của từ, câu thay đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
+ "Nghĩa tự vị": nghĩa được giải thích trong các cuốn tự điển, từ điển. Nghĩa cố định, không thay đổi.
- Hai cụm từ này không diễn đạt cùng một ý.
3. Tác giả "rất ghét" hay "không mê" những gì? Ngược lại, ông "ưa" đối tượng nào? Bạn có nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
Trả lời:
- "Tôi rất ghét cái định kiến quái gở: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn sớm".
- "Tôi không mê những nhà thơ thần đồng."
- "Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ".
- Em nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói vì ông muốn đề cao những nhà thơ lao động chữ nghĩa.
4. "Không có chức nhà thơ suốt đời", vậy lúc nào một "nhà thơ" không còn là nhà thơ nữa?
Trả lời:
Một "nhà thơ" không còn là nhà thơ khi người đó không được tái cử thông qua cuộc bỏ phiếu của cử tri chữ.


III. Trả lời câu hỏi

1. Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?
Trả lời:
Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là lao động chữ nghĩa trong hoạt động sáng tạo thơ ca và đặc trưng, ý nghĩa của "chữ" trong thơ.
2. Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
Trả lời:
Câu văn nêu bật được ý nghĩa cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả: "Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.".
3. Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
- Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, "bốc đồng", làm thơ không cần cố gắng.
- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.
Trả lời:
* Những lí lẽ bằng chứng trong hai quan niệm:
- Quan niệm "thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, "bốc đồng", làm thơ không cần cố gắng": nhà thơ không đồng tình với quan niệm này:
+ "Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.".
+ "Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng kì ngộ là kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.".
- Quan niệm "thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn": nhà thơ phản bác lại quan niệm:
+ "Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời."
+ "Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải do ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ."
* Sức thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng:
- Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã đủ sức thuyết phục, thể hiện cách đánh giá, tư duy phản biện sắc sảo.
- Theo em, cách phát biểu của Lê Đạt dễ gây hiểu nhầm cho người đọc về việc ông có quan niệm cực đoan nhưng điều quan trọng là tác giả muốn người đọc cần có cái nhìn đa chiều và không dễ dãi tin theo những nhận định phổ biến. Và mục đích bài viết của ông là muốn khẳng định quá trình lao động nghệ thuật chân chính và nghiêm túc.

soan bai chu bau len nha tho trich le dat ngu van lop 10

Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn gọn (Trích, Lê Đạt), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

4. Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm "chữ". Dựa vào "ý tại ngôn ngoại" của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
Trả lời:
- Khái niệm "chữ": theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ định nghĩa:
+ Hệ thống kí hiệu bằng được nét đặt ra để ghi tiếng nói.
+ Đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ.
+ Lối viết chữ, nét chữ riêng của mỗi người.
+ Tên gọi thông thường của âm tiết; tập hợp chữ viết một âm tiết.
+ Tên gọi thông thường của từ.
+ Tên gọi thông thường của từ ngữ gốc hán.
+ Kiến thức văn hóa, chữ nghĩa học được.
+ Dùng để chỉ nội dung khái niệm đạo đức, tinh thần, tâm lí đã được xác định.
+ Lời từ xưa được ghi truyền lại.
- Khái niệm "chữ" được dùng trong văn bản của Lê Đạt:
+ Khái niệm "chữ" được Lê Đạt dùng không bị buộc cố định vào bất cứ nghĩa nào trong các nghĩa nêu trên. "Chữ" ở đây được hiểu là nghĩa thuộc ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đó là ngôn ngữ nghệ thuật in đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của nhà văn, nhà thơ.
+ "Chữ" trong thơ là ngôn ngữ đặc thù khác với ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ sinh hoạt.
5. Bạn có ý kiến gì về luận điểm: "Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở "nghĩa tiêu dùng", nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ"? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
Trả lời:
- Ý kiến về luận điểm:
+ Luận điểm đã thể hiện được quan niệm và tìm tòi riêng của nhà thơ Lê Đạt.
+ Ngôn từ trong thơ không chỉ đơn thuần là phương tiện thuần túy được dùng để chuyển tải ý mà nó còn chi phối, buộc người đọc phải nhìn cuộc sống và con người theo cách được nó gợi ý.
- Em tán đồng với tác giả Lê Đạt. Một ví dụ minh họa:
Trong bài "Tây Tiến", Quang Dũng khắc họa địa hình hiểm trở khi hành quân qua câu thơ "dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" đã sử dụng:
+ Cách ngắt nhịp 4/3.
+ Trong câu thơ 7 tiếng thì có tới 5 tiếng là thanh trắc.
+ Từ láy gợi hình "khúc khuỷu", "thăm thẳm".
=> Khắc họa được dáng núi cao, hiểm trở và địa hình gồ ghề, nguy hiểm của vùng Tây Bắc.
6. Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
Trả lời:
Bài viết của Lê Đạt đã giúp em hiểu thêm nhiều điều về hoạt động sáng tạo thơ ca. Sáng tạo thơ ca là loại hình lao động đặc thù, đòi hỏi mỗi nhà thơ luôn phải trau dồi, làm mới mình và sáng tạo ra những ngôn từ đẹp đẽ nhất để tạo nên những sản phẩm độc đáo, làm phong phú cho tiếng nói chung.


IV. Kết nối đọc viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản "Chữ bầu lên nhà thơ" của Lê Đạt.
Trả lời:
Trong văn bản "Chữ bầu lên nhà thơ" của Lê Đạt, em tâm đắc nhất với nhận định: "Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như lão bộc trung thành của ngôn ngữ.". Nó cho thấy được trách nhiệm của mỗi nhà thơ trong việc sáng tạo, lao động nghệ thuật và hơn hết là làm phong phú cho tiếng Việt. Có thể con đường mà mỗi nhà thơ đi khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn phải là sự học hỏi, trau dồi, cố gắng không ngừng trong việc sáng tạo, tổ chức ngôn từ nghệ thuật thơ. Mỗi nhà thơ cần phải tiếp thu, thừa hưởng ngôn ngữ của cộng đồng và tiếp tục biến nó thành ngôn ngữ tinh hoa để làm giàu, đẹp thêm cho tác phẩm nói riêng và tiếng Việt nói chung "như một lão bộc trung thành".

Bài soạn mẫu trên đã cung cấp cho các em câu trả lời đầy đủ và chi tiết để đọc hiểu văn bản. Các em có cảm nhận ra sao về những luận điểm và lí lẽ mà tác giả đưa ra trong bài? Hãy cùng chia sẻ điều đó với mọi người nhé!

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chu-bau-len-nha-tho-trich-le-dat-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71037n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Chu bau len nha tho Trich Le Dat Ngu van lop 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Tom tat tac pham Chu bau len nha tho cua Le Dat, Soan bai Chu bau len nha tho Trich Le Dat Ngu ngan nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới