Thông qua việc soạn bài Thực hành: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách sửa, Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, học kì I, các em sẽ trau dồi được khả năng tìm, phát hiện và chữa lỗi. Dưới đây là bài soạn mẫu mà Taimienphi.vn cung cấp cho các em
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa, Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn 10 KNTT bài 3: Thực hành Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn ngắn gọn
1. Nêu nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
Trả lời:
- Nhận xét về mạch lạc:
+ Mạch lạc trong văn bản được thể hiện rất rõ thông qua sự chi phối của luận đề đối với nội dung của tất cả các đoạn, câu trong bài viết.
- Nhận xét về liên kết:
+ Liên kết dễ nhận biết thông qua phép nối, phép thế, phép lặp được sử dụng có hiệu quả.
+ Trong mỗi đoạn, có sự xuất hiện của các từ ngữ "vì vậy", "cho nên:, "như thế" khiến cho các câu văn kết nối chặt chẽ với nhau.
+ Trong mối quan hệ giữa các đoạn với nhau, đoạn 2 chứa nội dung đã được giới thiệu trước đó qua cụm từ "mà rằng"; còn trong mối quan hệ với đoạn 3, đoạn 2 nếu các vấn đề mà sau đó sẽ được tiếp nối qua từ "lại". Như vậy, cả ba đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
2. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1
"Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ."
(Phong Tử Khải, "Yêu và đồng cảm")
a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?
b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.
c. Dấu hiệu nào cho thấy liên kết giữa đoạn văn này và đoạn văn kề trước đó của văn bản "Yêu và đồng cảm"?
d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
Soạn bài Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa ngắn nhất
Đoạn 2
Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có. Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.
a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?
b. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc như thế nào?
Đoạn 3
Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.
a. Dấu hiệu nổi bật giúp ta nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?
b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.
c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc và liên kết.
Trả lời:
* Đoạn 1
a. Nó được coi là một đoạn văn vì các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:
- Về hình thức:
+ Chữ cái đầu được viết hoa, lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
+ Đoạn văn được tạo thành bởi bốn câu văn liên kết với nhau bằng phép lặp.
- Về nội dung:
+ Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh chủ đề của đoạn là cách người nghệ sĩ bảo toàn lòng đồng cảm của mình và được trình bày theo một trình tự hợp lý
b. Mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một tiểu chủ đề: nghệ sĩ là người kiên định, giữ được tấm lòng đồng cảm đáng quý.
c. Dấu hiệu cho thấy liên kết giữa đoạn văn này và đoạn văn về trước đó của văn bản "Yêu và đồng cảm" là cụm từ "nói cách khác". Với cụm từ này, người đọc lập tức biết được rằng đoạn văn trước đó chắc chắn đã nêu một cách diễn giải khác về vấn đề đang bàn.
d. - Trong đoạn văn, những từ ngữ được lặp lại nhiều lần là "người", "lòng đồng cảm".
- Tác dụng: khiến các câu trong đoạn văn có sự kết nối và cùng tập trung vào vấn đề cần bàn luận.
* Đoạn 2
a. Đoạn văn vẫn rời rạc mặc dù phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau vì các câu không tập trung vào cùng một chủ đề, nói cách khác, mỗi câu tự dựng lên một chủ đề riêng.
b. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc nhầm lặp từ với liên kết. Việc dùng phép lặp không đồng nghĩa với việc cố ý lặp từ. Vì thế, dù lặp từ nhưng đoạn văn không có sự kết nối, tạo ra sự rời rạc, các câu không hướng về cùng một chủ đề.
* Đoạn 3
a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là giữa các câu trong đoạn văn lạc khỏi chủ đề bao trùm đã xác định.
b. Các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn: dùng từ liên kết sai ở câu ba: "nhưng".
c. Sửa lỗi:
Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Đọc sách có nhiều lợi ích, tuy nhiên, không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Còn về điện thoại thông minh, nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn như khi đọc sách.
Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản là lỗi thường gặp trong quá trình viết bài của học sinh. Hi vọng qua bài soạn trên, các em có thể tránh được tối đa lỗi sai và biết cách khắc phục hạn chế. Chúc các em đạt kết quả cao và học tập tốt!
Các bài soạn văn mẫu lớp 10 hay khác:
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, Nói và nghe
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-loi-ve-mach-lac-va-lien-ket-trong-doan-van-van-ban-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-chinh-sua-71038n.aspx