Soạn bài Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Trong khoảnh khắc gặp lá cơm nếp trên đường hành quân, người lính đã nhớ về người mẹ của mình nơi quê nhà. Nhằm đem đến những gợi ý cho quá trình đọc hiểu tác phẩm, Taimienphi.vn xin giới thiệu các em bài soạn mẫu Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo), Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống dươi đây, các em cùng tham khảo.

Soạn bài Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo), Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai gap la com nep thanh thao ngu van lop 7 ket noi tri thuc voi cuoc song

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp


I. Trước khi đọc

1. Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong một số những bài thơ sau đây: "Chuyện cổ nước mình" (Lâm Thị Mỹ Dạ), "Chuyện cổ tích về loài người" (Xuân Quỳnh), "Mây và sóng" (R. Ta-go), "Bắt nạt" (Nguyễn Thế Hoàng Linh), "Những cánh buồm" (Hoàng Trung Thông).

Các bài thơ thuộc thể thơ năm chữ: "Chuyện cổ tích về loài người" (Xuân Quỳnh), "Bắt nạt" (Nguyễn Thế Hoàng Linh).

2. Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Xôi là món ăn truyền thống và quen thuộc của người Việt. Nguyên liệu chính để nấu xôi là gạo nếp, một số nguyên liệu khác có thể kết hợp như: đậu xanh, đỗ đen, lạc,... Khi thưởng thức xôi có thể kết hợp với những món khác như: thịt kho, chả, hành muối,... hoặc thêm một chút nước cốt dừa cho hương vị xôi thêm đậm đà và hấp dẫn hơn. Xôi có mặt trong bữa ăn của người Việt, đặc biệt là trong những dịp lễ, Tết, một mâm cỗ hoàn chỉnh không thể thiếu xôi. Mùi thơm và dẻo của gạo khiến món xôi đem lại cho ta những ấn tượng không thể nào quên.

Neu cam nghi ve tinh cam cua nguoi con doi voi me trong bai tho Gap la com nep

Soạn bài Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo), Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống


II. Đọc văn bản

1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

- Mỗi dòng thơ có 5 tiếng.

- Vần thơ: Gieo vần chân (gặt - mắt, bếp - nếp, được - nước, hương - thương).

- Nhịp thơ: 2/3, 3/2, 1/4 tùy theo từng câu.

2. Hình dung: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Người mẹ trong kí ức của người con là một người tần tảo, mộc mạc, giản dị và hết lòng yêu thương con "Nhặt lá về đun bếp/ Phải mẹ thổi cơm nếp/ Mà thơm suốt đời con".

3. Theo dõi: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

Đối với mẹ và quê hương đất nước, người con luôn dành tình cảm nhớ thương, trân trọng "Con làm sao quên được/ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương."


III. Sau khi đọc

1. Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ "Gặp lá cơm nếp" có gì khác so với bài thơ "Đồng dao mùa xuân".

Soan bai Gap la com nep ngan nhat

2. Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

- Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: Người con đi hành quân và xa nhà đã mấy năm, tình cờ trên đường ra trận anh gặp lá cơm nếp. Hương vị của lá nếp khiến anh thèm bát xôi mùa gặt, nhớ làn khói bay ngang tầm mắt và hình ảnh người mẹ tần tảo bên bếp nấu xôi.

=> Đây là hoàn cảnh đặc biệt người lính trải qua trong chiến tranh. Qua đó, em cảm thấy người lính có sự tinh tế trong cảm nhận, có tình yêu thiên nhiên, đất nước và tình yêu tha thiết với gia đình.

- Hình ảnh của mẹ trong kí ức của người con: Người mẹ giản dị, mộc mạc, đảm đang, chịu thương chịu khó, ân cần chăm lo cho cuộc sống gia đình và yêu thương, chiều chuộng con hết mực "Mẹ ở đâu chiều nay/ Nhặt lá và đun bếp/ Phải mẹ thổi cơm nếp".

=> Hình ảnh của mẹ trong kí ức của người lính cho thấy anh là người rất yêu thương và thấu hiểu cho nỗi vất cả của mẹ. Anh phải sống xa nhà, không thể đỡ đần, chia sẻ nỗi nhọc nhằn, vất vả cùng mẹ.

3. Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp"?

- Trong khổ thơ thứ ba, người con đã thể hiện những tình cảm yêu thương, nhớ mong dành cho mẹ và quê hương, đất nước, thể hiện qua các câu thơ "Ôi mùi vị quê hương/ Con làm sao quên được/ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương".

- Những tình cảm, cảm xúc ấy dâng trào trong tâm hồn người con khi gặp lá cơm nếp, hương lá nếp gợi nhớ mùi vị quê hương khiến người con nhớ tới món cơm nếp mẹ nấu. Hình ảnh người mẹ và đất nước trở nên gắn bó trong mối quan hệ mật thiết. Tình yêu gia đình hòa vào tình yêu đất nước.

4. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Người con trong bài thơ là một người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có tình yêu quê hương đất nước và gia đình sâu sắc. Khi gặp lá cơm nếp đã nhớ tới mùi vị quê hương, nhớ về mẹ, về đất nước và thể hiện những tình cảm yêu thương tha thiết "Ôi mùi vị quê hương/ Làm sao con quên được/ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương".

5. Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Thể thơ năm chữ góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con với quê hương đất nước, với gia đình. Những dòng thơ ngắn gọn không diễn tả cụ thể chi tiết mà chỉ khơi gợi tâm tình của người con, tình cảm ấy được thực hiện hóa thành hành động thực tiễn người con cầm súng ra trận bảo vệ quê hương.


IV. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong "Gặp lá cơm nếp".

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện cô đọng tình cảm của người lính xa nhà đối với mẹ. Sau bao năm hành quân, người lính vô tình bắt gặp lá cơm nếp khiến nỗi nhớ mẹ, nỗi nhớ quê hương lại ùa về. Nỗi nhớ, tình yêu thương mẹ gắn với những hình ảnh mẹ giản dị, tần tảo, hết lòng yêu thương con, nhặt lá về đun bếp để nấu cơm nếp cho con ăn "Nhặt lá về đun bếp/ Phải mẹ thổi cơm nếp/ Mà thơm suốt đời con". Nỗi nhớ và tình cảm dành cho mẹ luôn song hành với tình yêu tổ quốc "Ôi mùi vị quê hương/ Con làm sao quên được/ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương". Bằng ngôn từ tinh tế và đặc sắc, tác giả đã khiến nỗi nhớ thương mẹ, tình yêu gia đình hòa vào tình yêu đất nước trở thành một điểm nhấn, một dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân, em có cảm nhận gì về tình cảm của người con dành cho mẹ nơi quê nhà? Tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn bó đã trở thành động lực thôi thúc những người lính ra trận để bảo vệ quê hương, đất nước.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-gap-la-com-nep-thanh-thao-ngu-van-lop-7-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-70984n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp
- Soạn bài Trở gió
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Gap la com nep Thanh Thao Ngu van lop 7 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Viet doan van ghi lai cam xuc ve bai tho Gap la com nep, Giao AN van 7 Ket noi tri thuc voi cuoc song,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới