Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo

Tiếp nối phần viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, Taimienphi.com tiếp tục hướng dẫn các em viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo với dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất. Mời các em cùng đón xem ngay dưới đây nhé!

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo

viet doan van ghi lai cam xuc cua em ve bai tho gap la com nep thanh thao

Cảm nghĩ về bài thơ, Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp


I. Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
2. Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...)
3. Kết đoạn: Khái quát được cảm xúc về bài thơ.


II. Đoạn văn tham khảo: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo

1. Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp hay nhất - mẫu số 1

"Gặp lá cơm nếp" của Thanh Thảo là bài thơ viết về tình cảm, nỗi nhớ thương của người con gửi tới mẹ. Hình ảnh người con đi hành quân "xa nhà đã mấy năm", bắt gặp lá cơm nếp nên nghĩ về bát xôi mùa gặt vấn vương nơi làn khói. Từ đó khơi gợi sự nhớ thương về người mẹ già. Hình ảnh người mẹ dần xuất hiện sống động trong kí ức của con. Đó là người phụ nữ hiền từ, chịu thương chịu khó trong những buổi chiều "nhặt lá về đun bếp". Đó còn là hình ảnh mẹ đảm đang nhóm bếp nấu những bữa cơm gia đình. Tình cảm nhớ thương càng thêm xúc động khi con thèm cái "mùi vị quê hương". Mùi vị ấy đã theo con trong suốt những năm tháng bé bỏng được mẹ che chở và nuôi lớn. Người con sẽ mãi dành cho mẹ tình yêu sâu sắc, thiêng liêng như tình yêu với Tổ quốc: "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương". "Mẹ già" sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Với những hình ảnh thơ gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt và thể thơ năm chữ ngắn gọn đã mang đến cho người đọc những cảm xúc về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Bài thơ không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người con tới mẹ mà khẳng định tình cảm gia đình đáng quý và tình yêu quê hương, đất nước mà mỗi người cần trân trọng.

van mau lop 7 cam nghi ve noi nho thuong me cua nguoi con trong bai tho gap la com nep

Tập làm văn lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo

 

📌 Một số bài viết hay về bài thơ Gặp lá cơm nếp
📝Cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Ngữ Văn lớp 7 - KNTT
📝Phân tích Gặp lá cơm nếp - Ngữ Văn lớp 7 - KNTT

 

2. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo hay chọn lọc - mẫu số 2

Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về nỗi nhớ thương của người con tới mẹ hết sức cảm xúc qua bài thơ "Gặp lá cơm nếp". Trong hoàn cảnh đặc biệt, người con "xa nhà đã lâu năm" đang trên đường hành quân thì nhìn thấy chiếc lá cơm nếp. Từ đó, thao thức nhớ đến "bát xôi mùa gặt" mẹ làm. Tuy rời xa vòng tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nhưng sâu trong trái tim và tiềm thức người con, hình bóng mẹ vẫn luôn hiện hữu. Trong kí ức con, mẹ luôn là người đảm đang, chất phác, chắt chiu khi "nhặt lá về đun bếp" để nấu những bữa cơm ấm nóng, thơm ngon cho gia đình. Mỗi giây phút nhớ về mẹ, con lại thấy trào dâng cảm xúc với "dư vị quê hương" - ngọn nguồn nâng đỡ tuổi thơ con lớn lên. Con sẽ mãi chẳng quên hương vị của khói bếp đun, của xôi nếp mẹ nấu. Và chính nhờ tình yêu quê hương, yêu mẹ, con lại càng thêm yêu đất nước. "Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương". Hình ảnh người mẹ và đất nước trở nên gắn bó trong mối quan hệ mật thiết. Tình yêu gia đình đã hòa vào tình yêu đất nước. Tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ, cho cội nguồn, cho non sông vẫn sẽ theo con trong suốt hành trình của cuộc đời, là động lực tiếp bước để con vượt qua khó khăn và gian khổ. Những cảm xúc đẹp đẽ được khơi gợi trong tâm hồn bạn đọc còn được nhân lên từ nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ. Nhịp điệu thơ linh hoạt, thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc cùng ngôn ngữ mộc mạc mang đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc những thứ tình cảm thiêng liêng nhất của một con người. 

3. Đoạn văn mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo chọn lọc điểm cao - mẫu số 3

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tình cảm yêu thương, kính mến cùng nỗi nhớ thương của người con tới mẹ của mình. Mở đầu bài thơ, ta thấy được hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ hết sức đặc biệt. Người con xa mẹ, xa quê hương, xa bát cơm mùa gặt đã "mấy năm" rồi. Ngày hôm nay, khi "thèm" cái hương vị của xôi nếp, lòng con lại thêm bồi hồi nhớ về hình bóng mẹ già nơi chôn rau cắt rốn. Trong kí ức của con, mẹ vẫn dịu dàng, đảm đang với đôi bàn tay cần mẫn. Mỗi chiều đến, mẹ vẫn thường "nhặt lá về đun bếp" để bếp hồng luôn bập bùng khói lửa, luôn thơm mùi cơm nếp. Và rồi, chính những bữa cơm nếp thân quen ấy đã làm thơm những nẻo đường mà con đi. Giây phút trào dâng nỗi nhớ về mẹ, người con lại thấy tháo thức trong lòng mùi vị quê hương giản dị, lại thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương". Mẹ cũng giống như non sông Tổ quốc, là người nuôi dưỡng và che chở con từng ngày. Tình yêu của con dành cho mẹ đã hòa cùng tình yêu non sông đất nước, tạo nên sức mạnh để con vượt qua khó khăn. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình yêu mẹ, yêu cội nguồn, yêu đất nước thiêng liêng mà sâu sắc. Và nhà thơ Thanh Thảo không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người con dành cho mẹ mà thay lời bạn đọc cảm ơn tới tấm lòng bao la của người mẹ hiền.

----------------------------------------------HẾT----------------------------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ghi-lai-cam-xuc-cua-em-ve-bai-tho-gap-la-com-nep-thanh-thao-70755n.aspx
Hi vọng với các đoạn văn tham khảo trên đây, bạn sẽ rèn luyện được các kĩ năng khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Đồng thời, hiểu hơn về tình cảm, cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm qua từng hình ảnh vừa giản dị, thân quen, vừa thơ mộng, trữ tình. Ngoài ra, em có thể tham khảo thêm văn mẫu lớp 7 khác trong cùng chương trình như:
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ
Từ khoá liên quan:

ghi lai cam xuc ve bai tho Gap la com nep

, doan van ghi lai cam xuc ve bai tho Gap la com nep Thanh Thao hay nhat, doan van ghi lai cam xuc ve bai tho Gap la com nep chon loc diem cao,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 7

    Tuyển tập văn mẫu cho học sinh lớp 7

    Tổng hợp những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất là tài liệu học tốt tập làm văn mà Taimienphi.vn gửi đến các bạn học sinh lớp 7 cùng giáo viên phụ trách môn học này. Việc tham khảo, tìm hiểu những bài văn mẫu lớp 7 sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thành các bài tập làm văn của mình trong năm học lớp 7 và đạt được điểm số cao môn học này.

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Cảm nhận khi đọc Cây bút thần

    Cây bút thần là truyện cổ tích nổi tiếng của Trung Quốc, truyện gửi gắm ước mơ về công lí, niềm tin vào cái thiện của nhân dân. Bài văn cảm nhận khi đọc Cây bút thần dưới đây không chỉ khái quát được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện mà còn thể hiện cảm nhận, quan điểm của người viết. Các em hãy cùng tham khảo nhé.