Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa

Bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) đã khắc họa rõ nét tình cảm bà cháu thiêng liêng. Taimienphi.vn mời em tham khảo một vài đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa để cảm nhận rõ hơn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ nhé!

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa

viet doan van ghi lai cam xuc cua em sau khi doc bai tho tieng ga trua

Đoạn văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa ngắn gọn nhất


I. Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
2. Thân đoạn:
- Nêu cảm xúc về nội dung: kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và tình cảm bà cháu
- Nêu nhận xét về nghệ thuật của bài thơ: thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...
3. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

 


📌 Một số bài viết hay về bài thơ Tiếng gà trưa
📝Cảm xúc của em sau khi đọc bài Tiếng gà trưa - Ngữ Văn lớp 7


II. Đoạn văn tham khảo: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa

1. Đoạn văn mẫu số 1

Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại trong em nhiều cảm nhận sâu sắc về tình bà cháu. Từ tiếng gà trưa nghe được được trên bước đường hành quân "Dừng chân bên xóm nhỏ/ Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta" đã khơi dậy dòng cảm xúc trong lòng người cháu. Nghe tiếng kêu thân thuộc ấy, lòng cháu lại thổn thức, bồi hồi, nhớ về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp bên bà. Cháu nhớ tới những hình ảnh thân thuộc, bình dị ở làng quê Việt Nam "Ổ rơm hồng những trứng/ Này con gà mái mơ...". Cháu nhớ tới người bà tần tảo, chắt chiu từng quả trứng "Cho con gà mái ấp". Cháu còn nhớ những tháng ngày sống trong tình yêu thương của bà. Bà cần mẫn chăm sóc đàn gà nhỏ để cháu được mặc bộ quần áo mới "Khi gió mùa đông tới/ Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối/ Để cuối năm bán gà". Cảm nhận được tình thương bao la, thắm thiết mà bà dành cho cháu, cháu vẫn luôn vững lòng chiến đấu nơi chiến trường khói lửa. Tình yêu cháu dành cho bà như hòa cùng tình yêu quê hương đất nước, là động lực để cháu tiến bước về phía trước "Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi, cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác". Bằng biện pháp điệp ngữ "tiếng gà trưa", so sánh "Lông óng như màu nắng" cùng thể thơ năm chữ ngắn gọn đã mang đến những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ và tình bà cháu. Bài thơ mãi để lại đấu ấn trong lòng bạn đọc bởi những hình ảnh giản dị, thân thuộc cùng tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước thiêng liêng, cao cả.

viet doan van neu cam nghi cua em ve bai tho tieng ga trua

Tập làm văn 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài Tiếng gà trưa

2. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa số 2

"Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng về tình bà cháu. Trong hoàn cảnh đặc biệt, người cháu đang "trên đường hành quân xa", nghe thấy tiếng gà trưa "Cục... cục tác cục ta" mà nhớ về tuổi thơ sống bên bà. Tiếng gà nhảy ổ như phá vỡ sự yên bình của nắng trưa và tâm hồn cháu, làm lòng cháu thêm xao động, bồi hồi "Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ". Xuôi dòng kí ức, tiếng gà trưa gợi nên hình ảnh ổ rơm hồng của con gà mái mơ "Khắp mình hoa đốm trắng". Hình ảnh đẹp đẽ, quen thuộc ấy là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ cháu được bên bà. Cháu nhớ tới bóng dáng người bà hiền từ, chắt chiu, dành dụm từ quả trứng để con gà mái ấp. Đó còn là những giây phút bà chăm sóc đàn gà trong thời tiết khắc nghiệt "Khi gió mùa đông tới/ Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối/ Để cuối năm bán gà" để có thể mua cho cháu bộ đồ mới. Bà như người mẹ dạy bảo, nuôi dưỡng cháu trong suốt quãng thời gian ấu thơ. Bà dành tất cả tình yêu thương, chăm sóc cho người cháu bé bỏng của mình. Để rồi, hình bóng bà luôn song hành cùng non sông, đất nước trên con đường cháu đi, trở thành điểm tựa tinh thần để cháu chiến đấu. Những lời thơ giàu cảm xúc, hình ảnh thơ gần gũi cùng các biện pháp điệp ngữ "tiếng gà trưa", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa..." góp phần khắc họa tình cảm bà cháu thắm thiết, sâu nặng. Qua đó, bài thơ đã khơi gợi trong ta những tình cảm thiêng liêng trong cuộc đời mỗi người - tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

3. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa số 3

Đọc bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, em lại càng thêm trân trọng tình cảm bà cháu thắm thiết, sâu đậm. Trên bước đường hành quân, cháu nghe được tiếng gà trưa từ xóm nhỏ "Dừng chân bên xóm nhỏ/ Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta". Và lòng cháu lại dâng lên niềm xúc động, thao thức khi nhớ về tuổi thơ bên những ổ trứng hồng, nhớ về những tháng ngày sống cùng bà. Tiếng gà "Cục... cục tác cục ta" đã xua tan những bước chân mệt nhọc, gian khổ khi làm nhiệm vụ và đưa cháu trở về kỉ niệm tuổi thơ. Miên man hồi tưởng theo tiếng gà trưa, cháu nhớ hình ảnh con gà mái mơ "Khắp mình hoa đốm trắng", con gà mái vàng "Lông óng như màu nắng" mang đến một ổ trứng hồng. Nổi bật trên những hình ảnh đẹp đẽ, bình dị ấy, cháu thấy đôi tay bà cần mẫn, tần tảo chăm chút từng quả trứng. Đó còn là ngày đông giá rét, bà chăm sóc, nuôi nấng đàn gà cẩn thận để "Cháu được quần áo mới/ Ôi cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất..." Tất cả sự dịu dàng, yêu thương, bà dành hết cho cháu. Và tình yêu ấy mãi in sâu trong kí ức của cháu, theo cháu trên mọi nẻo đường xa xôi. Tình yêu của cháu dành cho bà như hòa vào tình yêu lớn lao trước non sông đất nước, là động lực để cháu vững tay súng chiến đấu. Những câu thơ năm chữ ngắn gọn kết hợp với hình ảnh gần gũi, các biện pháp tu từ so sánh "lông óng như màu nắng", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa..." mang đến hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam cùng tình cảm bà cháu sâu nặng. Bài thơ "Tiếng gà trưa" đã khắc họa nên những kí ức đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước tha thiết.

---------------------------------------HẾT-------------------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ghi-lai-cam-xuc-cua-em-sau-khi-doc-bai-tho-tieng-ga-trua-70758n.aspx
Qua các bài viết tham khảo trên, hi vọng em có những hiểu biết về nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa. Bên cạnh đó, em cũng có thể tham khảo thêm văn mẫu lớp 7 tại Taimienphi.vn nhé!
- Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản ấy
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Từ khoá liên quan:

ghi lai cam xuc cua em sau khi doc bai tho Tieng ga trua

, ghi lai cam xuc cua em sau khi doc bai tho tieng ga trua ngan gon nhat, doan van ghi lai cam xuc cua em sau khi doc bai tho tieng ga trua hay chon loc,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 7

    Tuyển tập văn mẫu cho học sinh lớp 7

    Tổng hợp những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất là tài liệu học tốt tập làm văn mà Taimienphi.vn gửi đến các bạn học sinh lớp 7 cùng giáo viên phụ trách môn học này. Việc tham khảo, tìm hiểu những bài văn mẫu lớp 7 sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thành các bài tập làm văn của mình trong năm học lớp 7 và đạt được điểm số cao môn học này.

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Mẫu trang trí cửa lớp, rèm cửa mầm non đẹp nhất

    Còn gì tuyệt vời hơn nếu tự tay bạn trang trí cửa lớp hay trang trí rèm cửa mầm non cho các bé, các con yêu của bạn để tạo không gian học tập vui vẻ, thoải mái nhất cho các bạn nhỏ, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn những mẫu trang trí cửa lớp, rèm cửa mầm non đẹp nhất, mời bạn cùng tham khảo.