Soạn bài Con đường mùa đông, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin được coi là Mặt Trời của thi ca Nga. Những tác phẩm của ông ngập tràn tính nhân văn, có sức lay động mãnh liệt đến tâm hồn con người. Taimienphi.vn mời em đọc Soạn bài Con đường mùa đông để tìm hiểu về một trong những tác phẩm để đời của Pu-skin nhé.

Soạn bài Con đường mùa đông


soan bai con duong mua dong ngu van 11 ket noi tri thuc


I. Chuẩn bị - Soạn bài Con đường mùa đông

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:


1. Hãy hình dung những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện. Theo bạn, để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể làm gì?

- Những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện:

+ Không biết mình có đang đi đúng đường hay không.

+ Cô đơn, không có ai đồng hành cùng cho bớt sợ hãi, bớt lạnh.

+ Sợ bóng tối, sợ ma, sợ bị cướp giật,...

- Để vượt qua những trở ngại đó, con người cần kiên cường, dũng cảm, chuẩn bị kĩ đồ vật để tự vệ cá nhân, sinh tồn trong đêm tối.


II. Đọc hiểu - Soạn bài Con đường mùa đông

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:


1. Lưu ý: Mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại.

- Hình ảnh:

+ Nhấn mạnh nỗi buồn: "Buồn rải ánh vàng", "cánh đồng buồn", "đường mùa đông vắng vẻ", "những cột dài cây số",...

+ Hoạt động không ngừng vượt qua trở ngại: "Xuyên những làn sương", "Cỗ xe tam mã băng đi",...

- Âm thanh: "Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ", "bài ca của người xà ích".


2. Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào?

- Ngoại cảnh: lạnh lẽo, buồn tẻ, cô đơn.

- Hình ảnh trong tâm tưởng: ấm áp, có cô gái trong mộng khiến nhân vật trữ tình cảm thấy hạnh phúc.


3. Lời than "Ôi buồn đau, ôi cô lẻ..." kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu?

- Lời than "Ôi buồn đau, ôi cô lẻ..." đã kết nối tâm tưởng của nhân vật trữ tình với nàng Nhi-na, cô gái mà nhân vật trữ tình yêu thương hết mực. Nhi-na đang ngồi bên lò sưởi, trái ngược với nhân vật trữ tình đang phải trải qua đêm đông lạnh giá trong cô đơn.


4. Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào?

- Những hình tượng thơ được điểm lại trong bài: "Nhi-na", "bác xà ích", "nhạc ngựa", "sương mờ", "ánh trăng".

- Những hình tượng này được nhắc lại nhưng có trạng thái khác với những câu trước. "Bác xà ích" không hát nữa mà ngủ quên, tiếng "nhạc ngựa" vẫn buồn nhưng ngân xa hơn, ánh trăng không thể chiếu rọi làn sương được nữa mà sương đã che mờ ánh trăng.

soan bai con duong mua dong ngu van 11 ket noi tri thuc 2

Soạn bài Con đường mùa đông - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức


III. Sau khi đọc - Soạn bài Con đường mùa đông

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu hỏi 1 trang 64 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Nghĩa tả thực: Con đường mà nhân vật trữ tình đang phải đi qua trong đêm tối tăm, lạnh lẽo.

- Nghĩa biểu tượng:

+ "Con đường": gợi ý niệm về sự vận động theo một chiều hướng nhất định, tượng trưng cho hành trình của con người.

+ "mùa đông": gợi sự lạnh giá, nỗi buồn trong lòng người.

- Nỗi buồn và sự vận động có hướng vừa đồng hành với nhau nhưng cũng xung đột với nhau. Vậy, làm thế nào để nỗi buồn không còn là trở ngại trên con đường mùa đông lạnh vắng? Đây chính là câu hỏi mà nhan đề muốn đặt ra.


Câu hỏi 2 trang 64 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

Những hình ảnh và âm thanh trong bài đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông:

- "Trăng": Ánh trăng bình thường thường mang niềm tin, hi vọng nhưng trăng trong bài chiếu xuống nhân gian lại tạo nên vẻ buồn lai láng. Tuy nhiên, sự vận động vẫn đang được thực hiện như "xuyên qua", "nhô ra" cho thấy ý thức muốn thoát khỏi nỗi buồn.

- "Cột sọc chỉ đường": Trong nguyên tác, "cột sọc chỉ đường đơn độc" chính là dấu hiệu của sự lẻ loi, cô đơn, buồn tẻ. Thế nhưng, những cột sọc ấy đều bị cỗ xe chạy vụt qua và bỏ lại cho thấy sự vận động không ngừng.

- "Tiếng lục lạc": "Tiếng lục lạc" được miêu tả là "đơn điệu", "mệt mỏi" thể hiện cho sự chán nản nhưng khi vẫn còn nghe thấy tiếng nhạc ngựa vang lên là ngựa vẫn đang chạy, đang chuyển động.

- "Kim đồng hồ kêu tích tắc": Đây chính là âm thanh đơn điệu, tẻ ngắt, không có gì đổi mới nhưng cũng chính là bước đếm của dòng thời gian.


Câu hỏi 3 trang 64 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Những hình ảnh, hoạt động tương phản xuất hiện trong khổ 4:

+ Màu sắc:: "mái lều thẫm đen" - "tuyết" trắng.

+ Hình ảnh: "lửa" - "tuyết".

+ Cỗ xe chạy qua và những sự vật đang dần ngược chiều trong tầm mắt nhân vật trữ tình

- Tâm tưởng người lữ hành không còn chìm đắm trong cảnh vật u buồn nữa mà vượt lên trên phía trước, hướng tới ngày mai. Bởi người đọc không còn thấy "nỗi buồn" xuất hiện trong những câu thơ này nữa mà chỉ có sự vận động tiến lên, bỏ qua mọi sự vật trên đường.


Câu hỏi 4 trang 64 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trong hai khổ thơ 5-6:

+ "Ôi buồn đau, ôi cô lẻ": lời than trong hiện tại.

+ "Trở về với em ngày mai": tâm tưởng của tác giả hướng tới tương lai, trong không gian ấm áp của "lò sưởi" và bên cạnh cô gái Nhi-na thân yêu.

- Nhân vật trữ tình có sự vận động từ suy nghĩ của hiện tại đến tâm tưởng trong tương lai, tại một không gian ấm áp hơn là đêm mùa đông ngoài trời lạnh lẽo.

- Những gì nhân vật trữ tình được tận hưởng đó chính là niềm hạnh phúc:

+ Hơi ấm của mái ấm: "lò lửa đỏ".

+ Hơi ấm của tình yêu: Nhi-na, "ngắm em, ngắm mãi không thôi", "bên nhau trong đêm".

- Cách để đấu tranh với nỗi buồn:

+ Ngắm Nhi-na yêu dấu.

+ Chờ thời gian trôi đi "kim đồng hồ...sẽ hoàn tất vòng quay đều đặn của mình".

+ "Xua đi xa lũ người phát ngấy".

- Ý thức của nhân vật trữ tình về quy luật của cuộc sống: Cuộc sống luôn vận động không ngừng theo những bước đi của thời gian. Dần dần, nỗi buồn ("lũ người tẻ ngắt") sẽ bị thời gian xua đi, trả lại hạnh phúc ("để ta bên nhau trong đêm").


Câu hỏi 5 trang 64 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

Những hình ảnh mang nghĩa tượng trưng đối với hành trình tâm tưởng của nhân vật trữ tình trên "con đường mùa đông":

- "Xe tam mã": đây là biểu tượng của nước Nga, cũng là vật có chuyển động nhanh "như bay lên", vượt qua mọi trở ngại -> Cỗ xe như một mũi tên tìm đến với tinh thần dân tộc Nga trên con đường mùa đông.

- "Bài ca của người xà ích": là lời ca vang lên từ tiếng hát của người đánh xe. Đây như tiếng vọng thân thuộc từ cội nguồn dân tộc nhắc nhở nhân vật trữ tình về niềm vui, nỗi buồn.

- "Mái lều, ánh lửa": gợi ý niệm về ngôi nhà - chốn dừng chân có ánh sáng và hơi ấm bình yên. Trong thực tại, người lữ hành đang lao đi trong rừng tuyết, không hề có "mái lều, ánh lửa" nào cả. Hình ảnh này chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của người lữ hành.

- Con người này đang khao khát tìm kiếm mái ấm gia đình để nó trở thành điểm tựa tinh thần cho mình vượt qua nghịch cảnh.

- "Nhi-na": gợi ra tình yêu đôi lứa, khát khao tình yêu. Nhi-na chính là biểu tượng của hạnh phúc, là mục đích của cuộc hành trình nhân vật trữ tình đang thực hiện.


Câu hỏi 6 trang 64 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối đã có sự thay đổi về trạng thái:

+ Nhi-na không còn gắn với "ngày mai" thể hiện rằng cô gái này không chỉ còn ở trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình nữa mà đã trở thành điểm tựa vững chắc, đồng hành cùng anh trên con đường mùa đông.

+ "Con đường" vẫn mang vẻ "tẻ ngắt" nhưng giờ được thêm vào hai từ "của tôi" như ngầm xác định rằng đó chính là con đường mà người lữ hành bắt buộc phải chinh phục nếu muốn tìm đến hạnh phúc.

+ "Bác xà ích" không hát nữa mà "ngủ quên" gợi sự yên bình, an toàn.

+ "Tiếng nhạc ngựa" vẫn vàng lên đơn điệu nhưng những bước chân của chú ngựa vẫn không ngừng chuyển động, tạo ra âm thanh vang vọng trong đêm khiến màn đêm không còn đáng sợ nữa.

+ "Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng": tuy ánh trăng đã bị che lấp nhưng câu thơ không hề buồn mà như đang nói quy luật của sự vận động khi đặt trong kết cấu đối xứng với câu thơ đầu: sương mờ có thể phủ lấp ánh trăng nhưng rồi ánh trăng cũng sẽ lại "xuyên qua" lớp sương mù để rọi sáng nhân gian.

- Cách lấy lại cảm giác bình yên trên những "con đường mùa đông" trong cuộc đời đó chính là tìm cho mình những điểm tựa tinh thần, tìm về những điều ấm áp mà mình luôn khao khát giống như nhân vật trữ tình tìm đến Nhi-na trong tâm tưởng. Tiếp theo đó là giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tin vào sự vận động, luân chuyển tuần hoàn của thời gian, cuộc sống.


Câu hỏi 7 trang 64 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Cấu tứ trong bài thơ: hành trình nương theo dòng tâm tưởng của nhân vật trữ tình, xoay quanh một hình tượng hạt nhân được nêu ra ngay từ nhan đề bài thơ.

- Bài thơ có cùng kiểu cấu tứ: "Bếp lửa" - Bằng Việt:

+ Hình tượng "bếp lửa" xuất hiện trong nhan đề và được lặp đi lặp lại xuyên suốt bài thơ.

+ Từ hình tượng "bếp lửa", tác giả đã hồi tưởng lại những ngày tháng bên bà, thể hiện tình cảm dành cho người bà sâu nặng, đầy yêu thương.

- Bài thơ có cùng kiểu cấu tứ: "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải:

+ Mùa xuân nho nhỏ là những điều nhỏ bé nhưng tốt đẹp, tinh túy nhất của đời người.

+ Hình tượng này gắn liền với bài thơ, thể hiện ước mong được dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của đời người vào mùa xuân chung của đất nước.

- Những bài thơ có cùng kiểu cấu tứ khác như: "Tiếng gà trưa" - Xuân Quỳnh, "Sóng" - Xuân Quỳnh, "Khi con tu hú" - Tố Hữu,...


* Kết nối đọc - viết: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ "Con đường mùa đông".

"Con đường mùa đông" là một bài thơ có nhiều hình ảnh mang nghĩa biểu trưng, đại diện cho ẩn ý sâu xa về cuộc đời và sự vận động mà Pu-skin đã thể nghiệm. Trong đó, em thích nhất là hình ảnh "mái lều, ánh lửa". "Mái lều" trong rừng chính là đại diện cho ngôi nhà, cho sự bình yên, an toàn. Còn "ánh lửa" thường gợi lên sự ấm áp trong những cơn gió tuyết mùa đông. Trong bài thơ, hai hình ảnh này lại gắn liền với sự phủ định "không". Từ đó cho thấy sự cô đơn, lẻ loi của người lữ hành trên con đường mùa đông. Ông khao khát tìm kiếm "mái lều, ánh lửa" như là tìm kiếm hơi ấm bình yên, chốn nghỉ ngơi sau một hành trình dài mệt mỏi. Và đó cũng sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người lữ hành trong các chặng hành trình tiếp theo.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-con-duong-mua-dong-ngu-van-11-ket-noi-tri-thuc-76789n.aspx
Tinh thần lạc quan, khát vọng dân tộc đã được gửi gắm qua một vài hình ảnh mang nghĩa tượng trưng. Qua đó, có thể khẳng định bài thơ là một trong những tác phẩm hay nhất của Pu-skin. Mời em xem thêm các bài soạn khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Tràng Giang, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức; Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Con đường không chọn ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT
Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến ngắn gọn
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn lớp 7 - KNTT
Soạn bài Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Con hổ có nghĩa ngắn gọn, Ngữ văn 7 - KNTT
Từ khoá liên quan:

Soan bai con duong mua dong

, Soan bai con duong mua dong ngu van 11 ket noi tri thuc, Soan bai con duong mua dong ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới