Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

Bài soạn Mùa xuân nho nhỏ trang 90, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I được Taimienphi.vn biên soạn chi tiết sẽ giúp em cảm nhận được những ước nguyện và khát vọng giản dị, chân thành của nhà thơ, đồng thời bài thơ còn gợi ra vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và đất nước.

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

soan bai mua xuan nho nho ngu van lop 7 kntt

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7 - KNTT


I. Trước khi đọc:

* Gợi ý trả lời phần trước khi đọc:
1. Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?
Mùa xuân đem lại cho em những kỉ niệm đáng nhớ bởi mỗi khi mùa xuân về tức là Tết sắp đến, em được về quê thăm ông bà, họ hàng. Mẹ mua cho em quần áo mới và mỗi khi đi chúc Tết em nhận được những bao lì xì đỏ tươi.
2. Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân.
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
- Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau"
(Trích "Xuân" - Chế Lan Viên)
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già"
(Trích "Vội vàng" - Xuân Diệu)
 

II. Đọc văn bản:

* Gợi ý trả lời phần đọc văn bản:
1. Hình dung: Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ.
- Màu sắc: xanh (của dòng sông), tím (của hoa).
- m thanh: tiếng hót của chim chiền chiện.
2. Hình dung: Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh "lộc".
- Hình ảnh "lộc" trong "Lộc giắt đầy bên lưng" là những chồi non, lá biếc mà những chiến sĩ dùng để ngụy trang trên đường hành quân.
- Hình ảnh "lộc" trong "Lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng lúa non xanh biếc.
- "Lộc" còn có thể hiểu là sự may mắn.
=> Hình ảnh "lộc" gắn với hai nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ và xây dựng đất nước ở thời điểm bài thơ ra đời. Vẻ đẹp của mùa xuân hiện lên tươi sáng, vạn vật sinh sôi, căng tràn sức sống.
3. Liên tưởng: Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ.
- Hình ảnh "con chim", "cành hoa", "mùa xuân nho nhỏ" nhỏ bé, bình dị nhưng làm tươi đẹp cho cuộc đời.
+ Con chim: mang đến tiếng hót.
+ Cành hoa: mang đến hương thơm.
+ Một nốt trầm: là điểm nhấn cho bản nhạc làm xao xuyến lòng người.
+ Mùa xuân nho nhỏ: Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm, vạn vật tràn đầy sức sống đồng thời còn được hiểu là tuổi trẻ của con người. "Mùa xuân" kết hợp với từ láy "nho nhỏ" đã cho thấy khát vọng muốn cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời của nhà thơ.
=> Qua những hình ảnh này, ta thấy được khát vọng cống hiến đáng trân trọng của nhà thơ.
Soan bai Mua xuan nho nho ngan nhat

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

 

III. Sau khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: "dòng sông xanh", "bông hoa tím biếc", "con chim chiền chiện".
=> Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận được mùa xuân hiện lên sinh động, tràn đầy sức sống.
Câu 2 (trang 91, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Vẻ đẹp mùa xuân được gợi lên qua âm thanh tiếng chim chiền chiện "vang trời".
- Cảm xúc trân trọng, nâng niu của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên:
+ Thể hiện sự gần gũi, thân thương qua các từ ngữ gợi cảm xúc "ơi", "chi mà".
+ Sử dụng các giác quan để cảm nhận: Từ thính giác ("hót chi mà vang trời") đến thị giác ("giọt long lanh") và cuối cùng là xúc giác ("Tôi đưa tay tôi hứng").
+ Nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời: thể hiện qua hành động "hứng".
=> Cho thấy tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự giao hòa với thiên nhiên của nhà thơ.
Câu 3 (trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
 
- Hình ảnh người cầm súng là biểu tượng của những người lính ra trận bảo vệ quê hương nơi tiền tuyến.
- Hình ảnh người ra đồng gợi nhắc tới người dân lao động ở hậu phương.
- Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì: Những hình ảnh đó tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước trong thời điểm bấy giờ đó chính là: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Câu 4 (trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Gieo vần chân ("lao" - "sao").
- Ngắt nhịp: 2/3 và 3/2, cụ thể "Đất nước/ bốn ngàn năm", "Vất vả/ và gian lao", "Đất nước/ như vì sao", "Cứ đi lên/ phía trước".
Câu 5 (trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Những hình ảnh "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" đều là hình ảnh nhỏ bé, bình dị của thiên nhiên, cuộc sống. Chúng đem lại niềm yêu cuộc sống cho nhà thơ. Đồng thời, những hình ảnh này cũng thể hiện khát khao cống hiến của nhà thơ. Ông muốn cống hiến những gì tốt đẹp cho quê hương, đất nước để dân tộc có được mùa xuân.
=> Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980 khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời. Trong hoàn cảnh đó, ta càng cảm nhận được ước nguyện cháy bỏng của nhà thơ.
Câu 6 (trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Từ "tôi" thể hiện cái "tôi" cụ thể, cái "tôi" riêng của tác giả.
- Từ "ta" thể hiện cái "tôi" riêng đã hòa vào cái "ta" chung.
=> Việc thay đổi cách xưng hô biểu hiện sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, những mong muốn của nhà thơ cũng chính là mong muốn của nhiều cái "tôi" khác và tất cả đã hóa thân thành cái "ta" chung.
Câu 7 (trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Mùa xuân: Là mùa đầu tiên trong năm, vào mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi.
- Từ láy "nho nhỏ": thể hiện ước nguyện giản dị, khiêm nhường.
=> Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" gợi lên ước nguyện và khát vọng đơn sơ, giản dị, chân thành, tha thiết của nhà thơ. Qua nhan đề bài thơ, ta thấy được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa cá nhân và cộng đồng.
 

IV. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

Khổ thơ thứ tư bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã đem đến cho em những rung động sâu sắc về khát vọng được hòa nhập, đem lại niềm vui cho cuộc đời. Điệp từ "ta làm" kết hợp với nhịp thơ nhanh "Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa/ Ta nhập vào hòa ca" thể hiện khát vọng được cống hiến mãnh liệt. Được làm "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" chính là những ước vọng nhỏ bé, đơn sơ của nhà thơ để tô điểm cho mùa xuân đất nước. Việc thay đổi cách xưng hô từ "tôi" sang "ta" cho thấy cái "tôi" riêng đã hòa vào cái "ta" chung của mọi người. Qua khổ thơ thứ tư, tác giả bộc lộ tình cảm yêu thương, trân quý quê hương, đất nước.

- - - - - - - - - - - - - - -- - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mua-xuan-nho-nho-ngu-van-lop-7-kntt-72356n.aspx
Đọc bài thơ, ta cảm nhận được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa cá nhân và cộng đồng. Mong rằng, các em sẽ luôn ý thức về việc sống cống hiến để xây dựng, phát triển quê hương đất nước. Ngoài ra, em hãy xem thêm bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác như:
- Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
- Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Mua xuan nho nho Ngu van lop 7 KNTT

, Mua xuan nho nho Ngu van 7 KNTT, bai Mua xuan nho nho Ngu van 7 KNTT,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới