Soạn bài Chí Phèo, Phần 1: Tác giả Nam Cao

Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam. Trong phần a href="https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chi-pheo-phan-1-tac-gia-38368n.aspx">soạn bài Chí Phèo, Phần 1, Tác giả: Nam Cao hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các em những thông tin hữu ích về cuộc đời, sự nghiệp cũng như phong cách, quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Soạn bài số 1: Chí Phèo 

PHẦN I: TÁC GIẢ

1. Cuộc đời
- Nam Cao (1917 - 1951) tên thật Trần Hữu Tri, sinh tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam – nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
- Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn làm thư kí cho một hiệu may, bắt đầu viết truyện ngắn, sáng tác của Nam Cao thời kì đầu chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn.
- Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê. Khi phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.
– Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở làng quê Đại Hoàng. Thời kì này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm, tiêu biểu như Truyện người hàng xóm, và hoàn thành Sống mòn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.
- Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân. Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nam Cao hi sinh trong chuyến công tác tại Ninh Bình vào năm 1951.

2. Sự nghiệp
- Nam Cao bắt đầu sự nghiệp sách tác của mình vào năm 1936. Ông có sáng tác thơ nhưng không thành công.
- Ông chỉ viết một vở kịch: Đóng góp (1951)
- Ông nổi tiếng với những sáng tác văn xuôi, bao gồm: tiểu thuyết Chuyện người hàng xóm (1944), Sống mòn (1956); truyện ngắn: khoảng 50 truyện, trong đó những truyện tiêu biểu nhất là Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc,

3. Phong cách
- Là cây bút hiện thực xuất sắc, Nam Cao thể hiện cái nhìn sâu sắc về cuộc đời con người. Với ông, bản tính nội tại của con người là quan trọng. Nó chỉ phối hết thảy suy nghĩ, hành động bên ngoài. Vì lẽ đó, thế giới nội tâm nhân vật luôn được ông chú trọng. Nhân vật của ông hiện lên thường với tư cách là nhân vật tâm trạng. Họ cố vượt thoát khỏi cảnh ngộ mà chính họ ý thức rất rõ sự khốn cùng và bế tắc.
- Yêu thương và trân trọng những giá trị cao quý trong nhân cách con người, tác phẩm của Nam Cao ánh lên những giá trị nhân đạo vô bờ. Ông là nhà văn của những trí thức, nông dân nghèo khổ, vốn là hai mảng đề tài thường trực trong tác phẩm Nam Cao.
- Nam Cao thường viết về những đề tài có quy mô nhỏ nhưng lại có sức khái quát cuộc sống sâu sắc.
- Là nhà văn hiện thực ông tôn trọng hiện thực khách quan, đứng về phía quần chúng nghèo khổ để nói lên tiếng nói chính đáng của họ.
- Truyện của Nam Cao giàu chất triết lí, ngôn ngữ vừa trữ tình vừa sắc sảo, uyên bác mà lại sống động, tinh tế, uyển chuyển phù hợp với cuộc sống đời thường của quần chúng lao động.

4. Tư tưởng
- Thế giới nhân vật của Nam Cao là một thế giới bi đát nơi con người đang dần chết mòn vì miếng cơm manh áo eo sèo thường nhật. Đấy là thế giới của nhiều nhân cách méo mó, biến dạng, của những nỗi đớn đau vô bờ...
- Nhưng đấy không phải là bản tính họ. Nam Cao luôn cho là hoàn cảnh xấu tác động, làm xấu con người. Bản tính con người thì luôn lương thiện và luôn khao khát được sống cuộc đời lương thiện.
- Về nhân cách của con người, Nam Cao hướng đến các tiêu chuẩn:
+ Sống với lí tưởng cao đẹp và dân tộc, vì nhân loại.
+ Có lòng nhân ái, trải hồn ra với mọi người, nếu cần thì biết hi sinh cho lí tưởng.
+ Trau dồi văn hóa và tri thức để phát huy tận lực khả năng của cá nhân và có thể tận hưởng được những điều tốt đẹp trên cuộc đời.

5. Quan niệm về nghề văn
- Nghề văn là nghề cao quý, nghề mang lại những xúc cảm thiêng liêng, cao đẹp; nhà văn phải có lương tâm, trách nhiệm và bổn phận với cuộc đời. Nếu nhà văn nào viết cẩu thả, hướng đến những nội dung tầm thường thì kẻ đó vô lương tâm và “đê tiện”.
- Lao động của nhà văn là lao động sáng tạo. Nếu cứ đi theo lối mòn, không chịu tìm tòi, khai mở những lối đi mới, thì văn chương đó sẽ không thể nào tồn tại nổi.

6. Quan niệm về chủ nghĩa hiện thực trong văn học
- Xem văn học lãng mạn là “ánh trăng lừa dối” phục vụ cho tầng lớp độc giả giàu có bên trên, Nam Cao xem văn học hiện thực là tiếng nói của quần chúng khổ đau, phản ánh đúng bản chất xã hội trên tinh thần của một nhà nhân đạo.
- Văn học không chỉ phản ánh cuộc sống hiện thực mà còn phân tích mổ xẻ và cắt nghĩa nó theo quy luật: hoàn cảnh xã hội quyết định tâm lí, tính cách, tình cảm,... của con người.
- Nhà văn phải nhìn đời bằng con mắt của tình yêu thương, nhìn những người lao động với những ước mơ cao đẹp bằng con mắt trân trọng, có thế thì mới có thể hướng họ đến những hành vi và nghĩa cử cao đẹp.
– Nam Cao tôn trọng cá tính sáng tạo, những suy tư, chiêm ngẫm,... của riêng mỗi một nhà văn và xem đó là cơ sở để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đích thực vì cuộc đời.

--------------------------HẾT---------------------------

Thực hành thành ngữ, điển cố là bài học nổi bật trong Tuần 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 11, học sinh cần Soạn bài Thực hành thành ngữ, điển cố, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

 

Soạn bài số 2: Chí Phèo

PHẦN I: TÁC GIẢ

Câu 1:
- Nam Cao (1917 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
- Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu của tên huyện và tổng.
- Trong kháng chiến ông tham gia hoạt động cách mạng tích cực với nhiều vai trò khác nhau như: làm phóng viên, công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến.
- Ông là một người trí thức “trung thực vô ngần” (lời Tô Hoài)
- Ông có tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương con người, xót thương trước số phận bất hạnh của người nông dân

Câu 2:  Những nội dung chính trong quan niệm nghệ thuật của Nam Cao

* Nam Cao là nhà văn tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác trong văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
- Khi mới viết văn ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học lãng mạn. Nưng sau đó ông nhận ra thứ văn đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân chính vì thế mà ông đã từ bỏ con đường lãng mạn để đến với con đường hiện thực
- Ông yêu cầu văn chương phải gắn với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn cả nhân dân, vì họ mà lên tiếng.
- Ông luôn đề cao tư tưởng nhân đạo trong các sáng tác của mình. Ông cho rằng nhân đạo là một yêu cầu tất yếu đối với “một tác phẩm hay”

* Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi rất cao sự sáng tạo trong văn chương
- Ông cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là “bất lương” mà còn là “đê tiện”

Câu 3: 
Viết về người trí thức nghèo ông luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm của con người. Ông đau đớn trước tình trạng xã hội thối nát, tàn bạo đã đày đọa con người trong đời sống đói nghèo, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ.

Câu 4: Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo
- Luôn quan tâm đến đời sống của con người, khám phá “ con người trong con người”
- Đi sâu vào thế giới tinh thần của con người thông qua nghệ thuật xây dựng hình tượng và phân tích tâm lí nhân vật
- Giọng văn buồn thương, lạnh lùng, đầy ưu tư trăn trở.

----------------------HẾT---------------------------

Trên đây là phần Soạn bài Chí Phèo, Phần 1, Tác giả bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Đọc thêm: Đời thừa và cùng với phần Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu để học tốt Ngữ Văn lớp 11 hơn

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chi-pheo-phan-1-tac-gia-38368n.aspx

Tác giả: Duy Tâm     (4.1★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

soan bai chi pheo phan 1 tac gia nam cao

, soan bai chi pheo phan 1 tac gia nam cao sieu ngan, soan bai chi pheo tac gia nam cao ngu van 11,

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Cách viết một đoạn văn hay

    Viết đoạn văn là một chủ đề mà các em thường gặp phải khi học văn (tiếng Việt). Vì thế, Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn cách viết một đoạn văn cho học sinh tiểu học, THCS, các em cùng tham khảo để có thể viết văn dễ dàng.