Soạn bài Vịnh khoa thi Hương

Để chuẩn bị tốt cho nội dung bài học sắp tới, các em hãy cùng tham khảo nội dung Soạn bài Vịnh khoa thi Hương mà Thuthuat.Taimienphi.vn đã biên soạn và giới thiệu dưới đây.

SOẠN BÀI VỊNH KHOA THỊ HƯƠNG

TRẦN TẾ XƯƠNG

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
– Bài thơ còn có nhan đề Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu (năm 1897). Thị Hương ở Hà Nội bị thực dân Pháp bãi bỏ, không cho tổ chức. Vì vậy hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung. .
- Vịnh khoa thi Hương là một trong những bài thơ về đề tài thi cử, một đề tài xuất hiện khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Với mảng đề tài này, Trần Tế Xương bộc lộ rất rõ thái độ, mỉa mai, phẫn uất đối với chế độ thi cử đương thời.

2. Tính chất bất thường trong hai câu đầu của bài thơ
- Hai câu đầu mang tính chất tự sự, kể lại khoa thi năm Đinh Dậu, bề ngoài thông điệp gởi đến có vẻ bình thường. Theo thông lệ đã có từ trước, cứ ba năm nhà nước phong kiến mở một khoa thi.
- Tuy nhiên, tính chất không bình thường đã bộc lộ rõ ngay trong cách tố chức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Trước đây, trường Nam (Nam Định) và trường Hà (Hà Nội) đều thi riêng. Đã có sự xáo trộn, mặc dù không nói rõ Nam Định để ứng thí. . những người đọc vẫn biết ngay rằng, Pháp xâm lược, các sĩ tử Hà Nội phải về
- Từ “lẫn” trong câu thơ thứ hai được dùng khá đắc địa. Nó dự báo một sự lẫn lộn tùng phèo, một sự pha trộn, ô hợp, bát nháo của khoa thi.

3. Hình ảnh sĩ tử và quan trường.
- Hình ảnh sĩ tử hiện lên không hề mang dáng dấp thư sinh. Biện pháp đảo đám đông sĩ tử đến trường thi bấy giờ. ngữ “lôi thôi sĩ tử” đã nhấn mạnh vào sự luộm thuộm, lôi thôi, nhếch nhác của đám đông sĩ tử đến trường thi bấy giờ.
- Hình ảnh ấy đã phản ánh sự sa sút nghiêm trọng về một hoạt động vốn rất ư hệ trọng đến tương lai của quốc gia dân tộc là lựa chọn nhân tài.
- Hình ảnh quan trường xuất hiện với dáng vẻ ra oai, nạt nộ. Từ “ậm oẹ” biểu đạt âm thanh của tiếng nói to, nhưng lại bị cản trong cổ họng nên trầm và nghe không rõ. Cái oai rởm của các vị quan trường đã được thể hiện qua nụ cười châm biếm sâu cay của tác giả.
- Âm thanh “ậm oẹ” thét loa của quan trường thì càng làm tăng sự huyện náo, lộn xộn của cảnh trường thi khoa Đinh Dậu.
– Sĩ tử được khắc dựng bằng hình dáng lôi thôi), quan trường được miêu tả bằng âm thanh (ậm ọe), nhưng cả hai đều đồng dạng ở góc độ nhếch nhác, không ra hồn người.

4. Hình ảnh quan sứ và bà đầm
- Quan sứ và bà đầm xuất hiện trong cảnh đón tiếp rất linh đình, náo nhiệt “Lọng cắm rợp trời”. Bà đầm thì diêm dúa trong chiếc váy le quét đất”. Sự xuất hiện của hai loại nhân vật trên giống như một màn trình diễn, phô trương về hình thức. Và chính sự xuất hiện đó càng làm tăng thêm sự nhốn nháo, ô hợp, tương phản với cảnh sĩ tử và quan trường của trường thi. . . - Nghệ thuật đối ở hai câu luận được tác giả vận dụng hết sức đắc địa. Tú Xương đã đem “cờ” che đầu quân chánh sứ đối với “váy” của bà đầm. Cách thể hiện ấy tạo nên sức mạnh đả kích dữ dội, quyết liệt, sâu cay. Tú Xương đã hạ nhục bọn thực dân xâm lược một cách thú vị, hả hê. .

5. Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi
- Hai câu cuối của bài thơ là lời nhắn gửi của tác giả đối với trí thức nước nhà, bộc lộ nỗi lo âu của ông đối với vận mệnh đất nước.
- Hai chữ “ngoảnh cổ” có giá trị tạo hình rất lớn. Nó diễn tả tư thế một người đã bỏ đi, thờ ơ với thời thế của dân tộc, nay cần quay lại để xem tình cảnh bi thảm của đất nước, dân tộc.
- Ba chữ “cảnh nước nhà” đã bao quát hết tâm sự và tấm lòng yêu nước của Tú Xương.
- Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng giọng điệu trào phúng, kết thúc bài thơ là tiếng than dài cho cảnh nước mất nhà tan và bao kẻ ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi nhục mất nước. Thơ Tú Xương vì thế có giá trị cảnh tỉnh rất lớn trước thực tại bi đát của dân tộc.
- Toàn bộ bài thơ có bốn nhân vật: sĩ tử, quan trường, quan sứ, mụ đầm. Những nhân vật này hiện diện trong tư thế kệch cỡm, đáng cười. Những tâm sự của tác giả đằng sau những con người đó thì lại là đau xót, đau xót đến tận cùng của nỗi nhục khi quốc gia bị kẻ thù nô lệ.

-----------------------HẾT-------------------------

Bên cạnh Soạn bài Vịnh khoa thi Hương các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong như Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, tiếp theo hay phần Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát nhằm củng cố kiến thức của mình.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ để học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-vinh-khoa-thi-huong-38477n.aspx
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích nhân vật Chí Phèo qua truyện ngắn Chí Phèo để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

"Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau". Hãy làm rõ ý kiến trên.
Soạn bài Tập đọc: Út Vịnh trang 136 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Taxi Cao Bằng, số điện thoại, giá cước
Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
So sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi
Từ khoá liên quan:

Soan bai Vinh khoa thi Huong trang 34 SGK Ngu Van 11

, soan bai vinh khoa thi huong ngan nhat soan van 11, soan bai vinh khoa thi huong ngan gon,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài cúng thay bát hương mới

    Bài cúng xin đổi bát hương cuối năm

    Bất cứ ban thờ thờ cúng nào cũng đều phải có bát hương dùng để cắm những cây hương khi đã thắp, nếu như gia đình bạn đang có nhu cầu thay bát hương, bốc bát hương mới, bốc bát hương thần tài thổ địa vào dịp cuối năm, bạn ...

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Sửa lỗi máy tính không tự cập nhật ngày giờ chuẩn

    Việc máy tính hiển thị thời gian sai, không tự cập nhật ngày giờ chuẩn sẽ dẫn tới việc hệ thống hoạt động sai lệch, không truy cập được Internet cũng như sử dụng được một số ứng dụng,... Lúc này, có thể thực hiện theo các bước sửa lỗi máy tính không tự cập nhật ngày giờ chuẩn để đảm bảo thiết bị của bạn hiển thị chính xác thời gian, tránh những phiền phức không đáng có.